Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn giả tưởng nổi
tiếng Lưu Từ Hân – tác giả đầu tiên từ châu Á giành giải tiểu thuyết hay
nhất tại giải thưởng văn học giả tưởng và kỳ ảo Hugo, cho
The Three-Body Problem năm 2015 – bộ phim đã tạo ra một tiếng vang lớn ở Trung Quốc, với một loạt các buổi chiếu tạo ra những bài phê bình khen ngợi.
Cộng đồng khoa học Trung Quốc đang ca ngợi
The Wandering Earth, nói bộ phim này báo hiệu một bình minh mới cho điện ảnh khoa học giả tưởng Trung Quốc.
Trong
khi ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc đã tận hưởng sự tăng trưởng
ngoạn mục kể từ khi đất nước mở cửa cách đây 40 năm, khoa học giả tưởng
là thể loại hầu như chưa được phát triển do chi phí kỹ thuật lớn và
chiều sâu triết học sâu sắc thường liên quan đến cốt truyện.
Năm
ngoái, Cơ Thiếu Đình, đồng sáng lập Cục Sự vụ Tương lai, nơi quảng bá
các tác giả khoa học giả tưởng Trung Quốc và là nhà quảng bá chính thức
cho bộ phim, nói với ifeng.com rằng các công ty truyền hình và điện ảnh
Trung Quốc muốn làm phim khoa học giả tưởng thiếu hiểu biết cơ bản về
thể loại này.
The Wandering Earth là một phim khoa học giả tưởng Trung Quốc có quy mô hoành tráng cạnh tranh với các phim bom tấn đề tài vũ trụ của Hollywood
|
“Ví dụ,
Resident Evil và
Interstellar là những tác
phẩm hoàn toàn khác nhau,” cô nói. “Những câu chuyện của [các tác giả
khoa học giả tưởng] Hàn Tùng và Lưu Từ Hân cũng khác nhau.”
Lịch sử phim khoa học giả tưởng Trung Quốc là một mớ bòng bong đáng hổ thẹn các xuất phẩm dưới chuẩn và kết quả phòng vé ảm đạm.
Theo
báo cáo năm 2018 về lĩnh vực khoa học giả tưởng của Trung Quốc do Đại
học Khoa học và Công nghệ miền Nam ở Thâm Quyến phát hành, tổng doanh
thu phòng vé của thể loại khoa học giả tưởng ở Trung Quốc năm 2017 là 13
tỉ nhân dân tệ (1,9 tỉ USD), nhưng xuất phẩm của Trung Quốc chỉ chiếm
1,3 tỉ nhân dân tệ, tương đương 10%. Trong nửa đầu năm 2018, tổng doanh
thu phòng vé Trung Quốc cho phim khoa học giả tưởng là 9,5 tỉ nhân dân
tệ, trong đó chỉ 890 triệu nhân dân tệ, tương đương 9%, đến từ các xuất
phẩm Trung Quốc.
Trong phim, các phi hành gia Trung Quốc là những nhà thám hiểm duy
nhất trong cộng đồng vũ trụ toàn cầu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ gian
khổ chống lại tận thế
|
Các xuất phẩm khoa học giả tưởng nước ngoài như
Interstellar,
Gravity và
Lucy là những phim bom tấn ở Trung Quốc và chiếm một phần ba trong tổng số phim nhập khẩu nước ngoài kể từ năm 2012.
Để so sánh, phim khoa học giả tưởng của Trung Quốc như
Future X-Cops (2010) và
Metallic Attraction: Kungfu Cyborg (2009) là những xuất phẩm đáng hổ thẹn khi các yếu tố khoa học giả tưởng thậm chí không tạo thành cốt truyện chính.
Trong khi đó, một bộ phim được quảng cáo rầm rộ chuyển thể từ tiểu thuyết
The Three-Body Problem
được giới phê bình khen ngợi của Lưu Từ Hân đã bị gác lại, các nhà bình
luận hàng đầu cho rằng tiêu chuẩn làm phim của Trung Quốc không đạt tầm
mức quy mô sử thi được miêu tả trong cuốn sách.
Một đại cảnh trạm không gian trong phim
|
Hồi năm 2016, Alex Li, đồng sáng lập Cục Sự vụ Tương lai, nói với
chinawriter.com rằng có thể phải mất một thập kỷ để các tác phẩm khoa
học giả tưởng nước này được yêu thích tại phòng vé Trung Quốc như các
xuất phẩm của Hollywood.
“Khoa học giả tưởng chiếm một tỷ phần
rất cao ở phòng vé,” ông nói. “Thật là bất khả thi để những đấu thủ và
vốn đầu tư nội địa trong lĩnh vực này lấy lại thị phần từ Hollywood.
Nhưng quá trình có thể kéo dài đến một thập kỷ. Chúng tôi tin tưởng các
xuất phẩm khoa học giả tưởng nội địa và chúng tôi sẵn sàng chờ đợi.”
Sự chờ đợi lâu đó có thể sẽ kết thúc sớm với việc phát hành
The Wandering Earth.
Bộ
phim miêu tả một nhóm các phi hành gia Trung Quốc gan dạ cứu thế giới
thoát khỏi bờ vực hủy diệt do sự tàn lụi của mặt trời sắp sửa xảy ra.
Giống như những bộ phim không gian Hollywood miêu tả người Mỹ là những
người duy nhất có khả năng cứu nhân loại, ở đây các phi hành gia Trung
Quốc là những nhà thám hiểm duy nhất trong cộng đồng vũ trụ toàn cầu
quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ gian khổ chống lại tận thế.
Ngô Kinh (phải) đóng vai người cha trong gia đình
|
Bất chấp chủ nghĩa yêu nước quá lộ liễu, bộ phim vẫn hết sức ngoạn mục
với những cuộc chạm trán sởn tóc gáy và cảnh quan hậu tận thế hoang tàn
và tuyệt vọng. Còn có một tuyến truyện phụ cảm động liên quan đến thâm
tình gia đình ở trung tâm của nhiệm vụ giải cứu trái đất.
Ngô Kinh – đã đạo diễn và đóng chính trong loạt phim bom tấn yêu nước
Chiến lang – đóng vai người cha trong gia đình, một phi hành gia người Trung Quốc trên trạm không gian xa gia đình đã nhiều năm.
Ngô Kinh nói với huanqiu.com rằng năm 2019 là năm “khai trương” phim khoa học giả tưởng Trung Quốc do sự ra mắt của
The Wandering Earth.
Lưu Bồi Cường của Ngô Kinh là một phi hành gia người Trung Quốc ở trên trạm không gian xa gia đình đã nhiều năm
|
“Khi lần đầu tiên đạo diễn Quách Phàm đến gặp tôi để giải thích tất cả
các dữ liệu vật lý, tôi không hiểu gì cả,” anh nói. “Tuy nhiên, trong
anh, tôi đã nhìn thấy chính mình khi làm bộ phim
Chiến lang đầu
tiên, đi khắp nơi nói với mọi người máy bay trực thăng, xe tăng và các
vụ nổ hoạt động ra sao. Cũng như anh ấy, lúc đó suýt nữa tôi đã bỏ cuộc
rồi.
“Tôi đã nói với anh Quách, tôi có thể giúp anh miễn là anh
sẽ giúp những người trẻ tham gia vào các thể loại phim mới sau khi anh
thành công. Sau đó, vốn làm phim trở nên thắt ngặt, nên tôi nói với anh
Quách rằng tôi không cần thù lao. Tôi đã quay bộ phim trong 31 ngày. Rồi
tiền hết. Tôi nói với Quách Phàm rằng chúng tôi đang ở trên cùng một
con thuyền và tôi không muốn hối hận vì đã bỏ công sức vào bộ phim, thế
nên tôi trở thành một nhà đầu tư.”
Tuy Ngô Kinh không phải là ‘fan’ lớn của phim khoa học giả tưởng, nhưng anh cho biết làm phim
The Wandering Earth giúp anh hiểu được thể loại này.
Khuất Sở Tiêu trong vai phi hành gia trẻ Lưu Khải
|
“Người hâm mộ khoa học giả tưởng Trung Quốc đã xem tất cả các phim khoa
học giả tưởng đẳng cấp thế giới rồi và họ đã kiên nhẫn chờ đợi phim khoa
học giả tưởng Trung Quốc [hay],” Ngô Kinh nói.
“Người Trung Quốc
đã hạ cánh lên vùng tối của mặt trăng (tức nửa bên không bao giờ nhìn
thấy của mặt trăng – ND). Trước giờ chưa có con người nào làm được điều
này. Thành tựu và phát triển khoa học như vậy đã thiết lập một nền tảng
vững chắc. Không nhà làm phim Trung Quốc nào làm được phim gì như
The Wandering Earth. Bảy ngàn người đã làm việc cho bộ phim. Nó có kiến thức cơ bản về phim khoa học giả tưởng của ít nhất 7.000 người nuôi dưỡng.”
Trong
một buổi thảo luận sau buổi chiếu được tổ chức tại Bảo tàng Khoa học và
Công nghệ Trung Quốc ở Bắc Kinh, Quách Phàm cho biết anh là ‘fan’ khoa
học giả tưởng từ nhỏ và giờ đã thực hiện ước mơ làm phim khoa học giả
tưởng.
“Khi làm phim, chúng tôi đã học hỏi từ các phương pháp và quy trình sản
xuất của Hollywood. Chúng tôi đã vượt qua nhiều khó khăn không thể tưởng
tượng nổi để làm nó. Tôi hy vọng bộ phim sẽ thúc đẩy nhiều đạo diễn thử
sức với thể loại này và thúc đẩy các nhà đầu tư tin tưởng vào nó.”
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post