Với việc Trung Quốc tiếp quản Hồng Kông, trong bản thân thành phố này đã
có nhiều biến chuyển: Trung Quốc Đại lục mang đến nhân công giá rẻ thúc
đẩy nền kinh tế đang bùng nổ, và những người mẹ sắp lâm bồn đã đến đầy
các bệnh viên tại Hồng Kông, vì sinh con ở đây là một cách để có quyền
công dân ở đặc khu này, nơi có bệnh viện và trường học tốt.
Sự căng thẳng này là nội dung chủ đạo của
Bends, phim đã chiếu
tại Hồng Kông và Đài Loan. Trong phim, một phụ nữ Hồng Kông giàu có
vướng vào cuộc đời phức tạp của một cặp đôi nghèo người Đại lục. Tài xế
của cô – lo lắng về việc bị phạt do vi phạm luật chỉ một con của Trung
Quốc và mong con mình có cuộc đời tốt hơn – tìm cách vượt biên để vợ
sinh đứa con thứ hai ở Hồng Kông..
Poster phim
Trong căn hộ xa hoa Victoria Peak, người phụ nữ này cũng dần thấy cuộc
đời giàu sang của mình bắt đầu sụp đổ khi người chồng đại gia biến mất,
thẻ tín dụng bị đóng băng và tiền học cho con gái ở trường nội trú thì
chưa đóng.
Bộ phim có nét kiểu
Blue Jasmine của Woody Allen này là phim điện ảnh đầu tay của nhà làm phim Hồng Kông Lưu Vận Văn. Cô viết kịch bản và đạo diễn phim
Bends
sau khi nhận được những bài bình luận về phim ngắn, nói về cuộc đời
nghiệt ngã của mười nghìn người giúp việc nước ngoài tại Hồng Kông. Phim
đã được chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Cannes vào tháng 5/2013, là
tác phẩm duy nhất của Hồng Kông có vinh dự này trong năm nay.
Lưu
Vận Văn, 34 tuổi, người gốc Hồng Kông, học ở Đại học Columbia, chuyên
ngành kinh tế học, và đã làm việc ở Morgan Stanley trước khi học trường
điện ảnh ở London. Khi về Hồng Kông, cô thấy thành phố thay đổi liên
tục, theo hướng ngày càng tăng bất bình đẳng về kinh tế do sự phồn thịnh
tại đây tạo nên. “Lúc đầu, vụ việc của những người giúp việc
Philippines làm tôi chú ý,” cô viết trong một email nói về những cử nhân
ra trường phải đến Hồng Kông làm việc nhà.
Nhà làm phim Lưu Vận Văn
“Khi biết nhiều thêm,” cô nói tiếp, “thì chính câu chuyện của họ đã làm
tôi cảm động và tôi thấy cần học điện ảnh để làm một thứ ngôn ngữ thể
hiện những gì tôi đang thấy. Khi xong chương trình học đó, tôi lại trở
về Hồng Kông và thấy khoảng cách giai cấp – cũng như giữa Hồng Kông và
Đại lục – thật dữ dội.”
Phim của cô miêu tả lối sống của những
“thái thái”, từ dùng để chỉ phụ nữ có chồng đại gia nên không cần làm
việc, loại hình tượng luôn bị chế nhạo và ganh tị ở Hồng Kông. Trong
Bends,
nhân vật Anna Lý, do Lưu Gia Linh (không có bà con với đạo diễn, dù
trùng họ), cả ngày thưởng thức ở các nhà hàng đắt đỏ cùng bạn bè, thưởng
rượu giữa trưa và được tài xế riêng tên Phí, do Trần Khôn thủ diễn, đưa
đi khắp nơi. Phí có giấy phép làm việc tại Hồng Kông còn người vợ đang
mang thai của anh thì nuôi con gái ở Thâm Quyến.
Khi cuộc sống
của Anna dần tan vỡ, cô vẫn ráng giữ thể diện, móc hầu bao cho những bữa
trưa đắt đỏ cùng bạn bè dù tiền ngày càng khó kiếm. Cô bắt đầu bán đi
các vật quý trong nhà. Người giúp việc gốc Philippines một ngày nọ tuyên
bố sẽ về quê, còn Anna thậm chí chẳng ngước đầu lên, cho thấy sự xa
cách trong tình cảm giữa những người sống trong cùng một mái nhà.
Trần Khôn (trái) và Lưu Gia Linh trong Bends
Nhưng Anna vô tình vướng vào cuộc đời Phí khi anh cố gắng bằng mọi cách
để có tiền đưa vợ sang Hồng Kông sinh con. Anh bắt đầu bán các bộ phận
trong chiếc Mercedes của Anna cho một người thợ máy, người này thay các
linh kiện “dỏm” vào. Khi điều hòa không khí của xe không chạy nữa, Anna
phàn nàn.
Dù nhà làm phim Lưu Vận Văn quen thuộc với lối sống của
Anna ở Hồng Kông, việc nắm bắt được đời sống ở Thẩm Quyến mới là thử
thách hơn.
“Tôi bắt đầu tìm hiểu những gia đình bị chia cắt và
người ta phải qua biên giới kiếm việc hàng ngày,” cô nói. “Tôi đi với
bạn đến trung tâm trẻ em, giả rằng mình có thai và muốn qua Hồng Kông
sinh nở.”
Phim cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhanh chóng ở
Trung Quốc. Bắc Kinh vừa thông báo sẽ giảm siết chặt luật một con của
mình, nhưng các nhà chức trách sau đó cho biết luật sẽ được địa phương
thi hành, làm dấy lên nghi ngờ về việc điều luật này sẽ thay đổi nhanh
thế nào.
Lưu Gia Linh trong Bends
Bộ phim mang đến một cái nhìn vào nỗi sợ của những gia đình sợ sanh thêm
con sẽ phá luật – khi đó sẽ bị phạt tài chính rất nặng. Người vợ trong
phim cho là nên phá thai, còn Phí tìm đủ mọi cách làm đủ giấy tờ cho vợ
sang Hồng Kông sanh nở khi cô bước vào những tháng cuối thai kỳ.
Nhưng
chính sự khắc họa mối quan hệ giữa Hồng Kông và Đại lục mới là điều tạo
nên âm hưởng đặc biệt. Phim của Lưu Vận Văn, mất nhiều năm để sản xuất,
ra rạp vào lúc căng thẳng lên cao giữa người dân Hồng Kông và người
giàu bên Đại lục tràn vào các khu mua sắm của thành phố này, gây khó
chịu vì hành vi không cân nhắc của họ. Cô cũng cho thấy mặt còn lại của
bức tranh biếm họa đó: người dân lao động nghèo khó của Trung Quốc đã
làm giàu cho nền kinh tế thiếu nhân công của Hồng Kông đồng thời cũng
mang những vấn đề ở Đại lục đến cho nơi này.
Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi