Tin tức

Thực tế và hư cấu trong phim truyền hình cổ trang Hàn Quốc

19/12/2013

Có khá nhiều tranh cãi về phim truyền hình mới của đài MBC Empress Ki trước khi phim bắt đầu lên sóng vào ngày 28/10, và hầu hết đều liên quan đến việc phim phản ánh không đúng lịch sử.

Màn tái xuất được kỳ vọng mạnh mẽ của nữ diễn viên Ha Ji Won với vai nữ chính Hoàng hậu Ki trong bộ phim cùng tên không đủ để che lấp những chỉ trích về các yếu tố hư cấu liên quan đến các nhân nhân vật lẫn cốt truyện. Là một trong những nữ diễn viên được săn đón nhiều nhất, Ha Ji Won đã giành được những thành công nhất định trong nhiều phim truyền hình cổ trang như phim Da Mo / Huyền thoại lữ khách (2003) và Hwang Jini (2006).

Empress Ki

Cốt lõi của sự tranh cãi về Empress Ki là một câu hỏi khá nan giải – những bộ phim truyền hình cổ trang nên hư cấu bao nhiêu là đủ để không làm biến dạng giá trị của phim?

Đây không phải là lần đầu tiên mà một phim truyền hình cổ trang (còn gọi là “sageuk”) làm lệch lạc sự thật lịch sử. Một cuộc tranh luận tương tự đã diễn ra sau khi đài SBS phát sóng một phim hồi tháng 6 kể về một trong những quý phi khét tiếng nhất của triều đại Joseon (1392 – 1910).

Vào đầu năm nay, khi đài MBC thông báo về kế hoạch làm phim về cuộc đời của hoàng hậu Ki, đã gặp phải sự phản đối của nhiều nhà phê bình và người hâm mộ ngay trước khi phim được khởi quay. Các phim truyền hình cổ trang Hàn Quốc đều có một mô-típ đó là tập trung vào những con người thành công và công trạng của những nhân vật chính. Việc tôn vinh một hoàng hậu người gốc Hoa sinh ra ở Cao Ly, người đã phát động cuộc tấn công chính quê hương của mình, được xem là không phù hợp với truyền hình Hàn Quốc. Và việc miêu tả triều đại Cao Ly hoàn toàn bất lực dưới sự thao túng của nhà Nguyên cũng là sự sỉ nhục đối với người Hàn Quốc.

Diễn xuất của Ha Ji Won trong phim

Một cuộc họp báo gần đây đã gây thêm tranh cãi, đặc biệt khi nam diễn viên Joo Jin Mo gạt phắt “Chúng tôi không làm phim tài liệu. Đây là phim truyền hình.” Để tránh gây nhầm lẫn và tranh cãi hơn nữa, mỗi tập phim sẽ có thêm dòng chú thích “một số nhân vật và địa điểm trong phim là hư cấu.”

Các biên kịch và nhà sản xuất phim không có biểu hiện nào về việc thay đổi lại bản gốc của họ trong việc mô tả “Cuộc đời khác thường và tham vọng chính trị của hoàng hậu Ki và chuyện tình của bà chưa từng được chiếu trong các phim truyền hình Hàn Quốc trước đây," theo một thông cáo báo chí viết.

Mặc dù cuộc tranh cãi vẫn đang tiếp diễn, hoặc có lẽ nhờ thế mà Empress Ki đã làm khá tốt về mặt tỷ suất người xem. Chỉ sau hai tập, bộ phim này hiện đang dẫn đầu các phim khác có cùng khung giờ chiếu lúc 22 giờ mỗi tối thứ hai và thứ ba hàng tuần.

Là một trong những bộ phim cổ trang được mong chờ nhất của năm, phim này đã nhận được những phản hồi tích cực vì kỹ năng diễn xuất rất tốt từ hầu hết các nhân vật chính và bối cảnh của phim cũng rất hấp dẫn khi được quay ở Trung Quốc. Nhiều tập đầu được quay tại Hoành Điếm, Trung Quốc.

Bối cảnh được dàn dựng lộng lẫy

Nhưng cũng có những lời đàm tiếu liên quan đến các nhân vật chính trong phim, về hoàng hậu Ki và vua Goryeo do Joo Jin Mo thủ vai. “Trong hai tập đầu, hoàng hậu Ki được miêu tả như một nữ chiến binh đầy dũng cảm. Nếu cứ tiếp tục như thế này thì có lẽ phim sẽ xây dựng một hình ảnh tuyệt vời về vị hoàng hậu này. Khi làm một bộ phim truyền hình về lịch sử, các nhà biên kịch nên lưu tâm đến việc giữ nguyên sự thật của câu chuyện,” Yoon Seok Jin, giáo viên tại trường Đại học quốc gia Chungnam nói.

Một trong những vấn đề của Empress Ki là có ít trường hợp trong lịch sử truyền hình Hàn Quốc mà hoàng hậu triều Nguyên được sinh ra trong triều đại Goryeo (918 – 1392) này lại là đề tài của một phim truyền hình. Do đó, khán giả, đặc biệt là thế hệ trẻ, không thể hình dung rõ ràng hoàng hậu Ki là ai và tại sao bà lại là lựa chọn không phù hợp cho vai chính trong một phim truyền hình cổ trang Hàn Quốc.

Sứ mệnh làm phim cổ trang đúng lịch sử

Cuộc tranh luận xung quanh Empress Ki chủ yếu là do các nhà phê bình không còn hứng thú và những người yêu thích lịch sử than phiền rằng, thời kỳ mà các bộ phim truyền hình lịch sử hư cấu được phản ánh một cách đúng đắn đã kết thúc kể từ khi bắt đầu một thời kỳ hoàng kim mới.

Empress Ki là phim về một người phụ nữ có quyền lực

Thời hoàng kim của những phim truyền hình lịch sử hư cấu vào khoảng thập niên 80 và 90 đã sản xuất ra nhiều kiệt tác, như Tears of the Dragon của đài KBS năm 1996 vẫn tiếp tục lôi cuốn nhiều khán giả khi phản ánh chân thật lịch sử.

Kịch bản phim Empress Ki do biên kịch nổi tiếng Jang Young Chul viết, với nhiều tác phẩm truyền hình trước đây, bao gồm cả Dae Jo Yeong (2006), một trong những phim lịch sử hư cấu được đánh giá xuất sắc nhất.

Không như hầu hết các phim lịch sử hư cấu khác, Empress Ki là phim về một người phụ nữ có quyền lực. Phim cũng tự tách mình thành một siêu phim cổ trang dài 50 tập, dài hơn nhiều so với các phim cổ trang khác, thường không quá 25 đến 30 tập. Vì những yếu tố đặc biệt này, mà phim được kỳ vọng rất nhiều, từ những người hâm mộ mong muốn được xem Empress Ki như một phim truyền hình lịch sử đúng đắn. Liệu rằng bộ phim này có đáp ứng hết những kỳ vọng đó, hãy chờ xem.

Thành công của phim này rất quan trọng với MBC, vì nhà đài này bị cho là lép vế so với đài KBS về mảng phim truyền hình lịch sử hư cấu. MBC đã cố gắng vượt mặt KBS trong một thời gian dài, với những thành công nhỏ lẻ.

Một cảnh trong phim Jeong Do Jeon có bối cảnh những năm đầu
thành lập triều đại Joseon sẽ được KBS phát sóng vào tháng 1/2014

Để đáp lại những yêu cầu về việc khôi phục lại những bộ phim cổ trang phản ánh đúng sự thật của giới phê bình, đài KBS đang chuẩn bị phát sóng Jeong Do Jeon có bối cảnh những năm đầu thành lập triều đại Joseon vào tháng 1/2014. Jeong Do Jeon (1342 – 1398) là một trong số những quý tộc và chính trị gia có thế lực nhất thời đó, và là cánh tay đắc lực của vua Taejo, người sáng lập ra triều đại Joseon.

Phim sẽ có sự góp mặt của một số diễn viên cổ trang tài năng nhất như Lim Dong Jin, ngôi sao của bộ phim King and Queen (1998) trên đài KBS.

“Chúng tôi sẽ cố hết sức để làm một bộ phim có thể chống lại sự chỉ trích của mọi người với phim truyền hình lịch sử”, Kang Byeong Taek, nhà sản xuất của Jeong Do Jeon, nói trong một buổi gặp mặt các diễn viên mới đây. Điều đáng chú ý cho buổi gặp mặt êkíp phim này đó là buổi họp bắt đầu với bài giảng của một sử gia về những năm đầu thành lập triều đại Joseon để họ hiểu rõ hơn những thời điểm quan trọng và các nhân vật chủ chốt.

Dịch: © Gia Khang @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Times


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi