Tin tức

Bốn nữ đạo diễn Trung Quốc đáng chú ý

04/09/2013

Kim Y Manh không phải là nữ đạo diễn duy nhất đang tạo tiếng vang ở Trung Quốc. Chỉ trong năm nay, So Young của Triệu Vy đã thu về gần 115 triệu USD và Finding Mr. Right của Tiết Hiểu Lộ cũng có doanh thu ấn tượng: 85 triệu USD.

Sun Shaoyi, giáo sư ngành điện ảnh truyền hình tại Đại học Thượng Hải cho biết phần lớn làm nên thành công của các bộ phim này là chính bản thân khán giả Trung Quốc. “Ngày nay, khán giả ở các rạp phim là những nhân viên văn phòng và các đôi nam nữ, vì thế những phim tình cảm hài, hay những phim về chính trị tình cảm văn phòng đang rất được ưa chuộng,” ông cho biết.

Nhưng Tan Ye, một chuyên gia điện ảnh Trung Quốc tại Đại học Nam Carolina, cho biết, khả năng kể truyện của các đạo diễn này cũng là một yếu tố lớn. “Họ hiểu thị hiếu khán giả và làm phim mà họ thực sự muốn làm.”

Triệu Vy

Triệu Vy (trái) cùng Dương Tử San (diễn viên chính trong phim So Young)

Sau một sự nghiệp điện ảnh đầy thăng trầm, Triệu Vy đã làm ngừng những dòng chỉ trích với phim đầu tay trong vai trò đạo diễn của mình. So Young kể về một mối tình tay ba giữa ba sinh viên đại học, diễn ra vào những năm 1990, thời điểm Trung Quốc bị cuốn vào một cuộc cải cách kinh tế. (Bộ phim là phim tốt nghiệp khóa Thạc sĩ ngành đạo diễn của cô tại Học viên Điện ảnh Bắc Kinh.)

Li Xun, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Điện ảnh Trung Quốc, cho biết Triệu Vy có khả năng tạo một cảm giác hoài niệm cho khán giả.

“Khán giả Trung Quốc ngày càng trở nên hoài cổ, dù tuổi đời của họ khá trẻ. Điều này phản ánh cách xã hội đang thay đổi với tốc độc chóng măt. Triệu Vy hiểu được khá niệm này và là một bộ phim về cuộc đời sinh viên với đủ không khí của những năm 1990 nhưng cũng không thiếu yếu tố hiện đại, vì thế có được sự chú ý của một nhóm khán giả đa dạng.”

Từ Tịnh Lôi

Cứ tưởng tượng một James Franco nữ và là người Trung Quốc, chắc bạn sẽ hình dung ra được địa vị của diễn viên kiêm đạo diễn Từ Tịnh Lôi. Cô viết trang blog được đọc nhiều nhất của Trung Quốc (trang blog của cô có 100 triệu lượt truy cập trong 600 ngày, theo China Daily), và cô còn là chủ biên lập một tạp chí trực tuyến. Trong 15 năm trong nghề diễn, cô đã đoạt nhiều giải thưởng khác nhau.

Hai phim đầu tiên trong vai trò đạo diễn của cô, My Father and ILetter From an Unknown Woman đều được giới phê bình khen ngợi (và đoạt giải Đạo diễn xuất sắc tại Liên hoan phim San Sebastian năm 2004). Phim thứ ba của cô, Dreams May Come, một tác phẩm thử nghiệp chỉ có duy nhất một bối cảnh, không được đón nhận bằng, nhưng từ sau đó, cô đã chuyển sang làm phim tình cảm hài. Một ví dụ là Go Lala Go! (2010), phim có nhà tạo mẫu Sex and the City Patricia Field trong vai trò cố vấn trang phục.

Lý Ngọc

Lý Ngọc xuất hiện trong ngành đạo diễn lần đầu vào năm 2001, khi cô bán nhà để có tiền làm phim đầy tay Fish and Elephant, được cho là phim Trung Quốc đầu tiên về đề tài đồng tính nữ. Bộ phim đoạt các giải thưởng ở các liên hoan phim Venice và Berlin. Sau đó, các phim của cô như Dam StreetLost in Beijing, cho cô cái tiếng là đạo diễn táo bạo, với đề tài chính trị tình dục và các cảnh khỏa thân.

Nhưng sau khi Lost chỉ sau năm ngày công chiếu đã bị cấm chiếu ở Trung Quốc, Lý Ngọc phải tạo cho bản thân một hướng đi thận trọng giữa việc làm phim về các đề tài hiện thực nhưng không được đối đầu với giới kiểm duyệt phim Trung Quốc. Phim Buddha Mountain (2010) của cô, về chính sách sinh một con tại Trung Quốc, thu về doanh thu khá đáng khen: 11,7 triệu USD.

Tiết Hiểu Lộ

Một câu chuyện kinh điển về một người phụ nữ vốn thực dụng vứt bỏ tất cả để đuổi theo tình yêu: nhưng ở Trung Quốc, khi câu nói nổi tiếng nhất về chủ đề này là câu nói của một người tham gia chương trình truyền hình thực tế rằng “tôi thà khóc trong một chiếc BMW thay vì cười ở yên sau xe đạp”, thì phim Finding Mr. Right là một làn gió mới. Tiết Hiểu Lộ, một giảng viên tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh và một biên kịch nổi tiếng, cũng đã viết kịch bản và đạo diễn phim từng thu được nhiều thành công phòng vé này. (Phim đầu tay trong vai trò đạo diễn của cô, Ocean Heaven, một câu chuyện cảm động về một người cha và đứa con bị tự kỷ của mình, với Lý Liên Kiệt trong vai chính, thất bại tại phòng vé dù được giới phê bình khen ngợi.)

Mr. Right có vẻ là một phim hài đơn thuần nhưng trong đó đan xen một cách khéo léo là những vấn đề về thói thực dụng, tôn thờ đồng tiền, việc thuê người tình và ra nước ngoài sinh con. Sun cho biết ông thích bộ phim “không phải vì cốt truyện mà cách Tiết Hiểu Lộ đưa tất cả các yếu tố vào với nhau trong một câu chuyện liên mạch và đáng xem.”

Dịch: © Xuân Hiền @ Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi