Từ Đông Nam Á đến Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, các rạp chiếu phim đang chảy máu trong khi phát trực tuyến bùng nổ.
Dữ liệu từ S&P Global Market Intelligence và OPUSData cho thấy doanh
thu phòng vé giảm ở châu Á trong quý đầu tiên của năm 2020, giữa bối
cảnh đại dịch COVID-19 toàn cầu.
Một người đàn ông đeo khẩu trang đi ngang qua các áp phích phim tháng 1 bên ngoài một rạp chiếu ở Bắc Kinh ngày 6/4/2020
|
Trung Quốc, một trong những thị trường trọng điểm của châu Á và là thị
trường phòng vé lớn thứ hai thế giới sau Bắc Mỹ, có tốc độ tăng trưởng
phòng vé khoảng 250% kể từ năm 2012, ghi nhận mức doanh thu phòng vé sụt
giảm mạnh nhất so năm trước, giảm đến 97,4%. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc,
nơi tổng doanh thu phòng vé năm 2019 lần lượt là 2,4 tỉ và 1,6 tỉ đôla,
doanh thu phòng vé trong quý đầu tiên của năm 2020 ở hai nước này giảm
chỉ còn 190,3 triệu và 139,5 triệu đôla theo thứ tự — tức tương ứng giảm
46,2% và 65,3%.
Ấn Độ, một thị trường lớn khác ở châu Á, cũng
bị mất khoảng 130 triệu đôla doanh thu phòng vé khi cổ phiếu của PVR
Cinemas (PVR) và INOX Leisure Limited (INOXLEISUR), điều hành hai cụm
rạp chiếu lớn nhất của quốc gia này đã giảm hơn 40% trong cùng kỳ — giảm
từ mức cao nhất mọi thời đại vào cuối tháng 2.
Doanh thu phòng
vé sụt giảm là do sự lan rộng của đại dịch COVID-19, bắt đầu ở Vũ Hán,
thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, vào cuối năm 2019. Đại dịch lan ra
khắp thế giới vào tháng 3, buộc các chính phủ trong khu vực ban hành
lệnh đóng cửa — bao gồm buộc các rạp chiếu phim phải ngừng hoạt động —
trong nỗ lực hạn chế sự gia tăng các ca nhiễm virus corona mới. Hành
động này có tác động to lớn đến lịch phát hành của các rạp chiếu, khi
nhiều công ty sản xuất phim ở châu Á phải vật lộn với những thách thức
thanh khoản phần lớn là do doanh thu phòng vé sụt giảm. Ví dụ ở Trung
Quốc, hơn 13.000 công ty điện ảnh và truyền hình đã hủy đăng ký kinh
doanh trong năm nay — con số này vượt quá tổng số cả năm 2019. Nhiều bộ
phim dự kiến sản xuất trong năm nay đã bị dừng lại khi hơn 70.000 màn
hình trong 10.000 rạp chiếu phim ở Trung Quốc cũng đã ngừng hoạt động.
Một rạp Toho Cinema, chuỗi rạp chiếu lớn nhất Nhật Bản, ở Tokyo đóng cửa
|
Ở Đông Nam Á, Singapore, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia là
năm quốc gia lớn thúc đẩy sự mở rộng thị trường phòng vé khu vực. Ngành
công nghiệp điện ảnh ở các quốc gia này cũng bị mất những khoản thu
khổng lồ do đóng cửa các rạp chiếu. Ngành công nghiệp điện ảnh Malaysia
bắt đầu giảm doanh thu phòng vé vào tháng 2, khi các tựa phim lớn từ
Trung Quốc như
Vanguard,
Khương Tử Nha,
Detective Chinatown 3, và
The Rescue
đã bị rút khỏi lịch chiếu phim Tết Nguyên đán vì sự bùng phát của virus
corona. Lệnh kiểm soát di chuyển (MCO) đã được thực thi để giảm thiểu
sự lây lan COVID-19 trong nước. Điều này làm giảm dòng doanh thu của
ngành công nghiệp điện ảnh Malaysia khi các rạp chiếu phim được lệnh
đóng cửa. Tương tự, các quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Việt
Nam, Thái Lan, Philippines và Indonesia đã chứng kiến ngành công nghiệp
điện ảnh của mình tiếp tục ghi nhận doanh thu giảm từ lượng khách thấp
của các rạp chiếu phim.
Việc đóng cửa các rạp chiếu phim và các
biện pháp phòng ngừa bắt buộc đối với các cuộc tụ họp công cộng đã làm
thay đổi mô hình tiêu dùng ở khán giả ở Đông Nam Á — theo báo cáo từ
Media Partners Asia (MPA), từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 11 tháng 4 năm
2020, tổng số phút hàng tuần dành cho phát trực tuyến phim trên thiết bị
di động đã tăng 60% trên khắp Malaysia, Philippines, Indonesia và
Singapore. Báo cáo tiết lộ thêm rằng bốn quốc gia này tính chung có 8
triệu khách hàng trả tiền video trực tuyến tính đến cuối tháng 3 năm
2020, chiếm 400 triệu đôla chi tiêu của khách hàng mỗi năm. Dữ liệu tổng
hợp được thu thập từ Thái Lan, Singapore, Philippines và Indonesia cho
thấy đã có sự gia tăng phát trực tuyến phim trong các giai đoạn “tàn phá
lớn” (nghĩa là đóng cửa một phần hoặc toàn bộ) ở bốn quốc gia này với
Netflix, Viu, iflix và iQiyi là bốn nhà cung cấp dịch vụ phát trực tuyến
chính có số lượng thuê bao lớn nhất.
Biểu đồ này thể hiện phân tích dữ liệu từ Thái Lan, Philippines,
Singapore và Indonesia. Giai đoạn “Tàn phá lớn” thể hiện các giai đoạn
đóng cửa một phần hoặc toàn bộ ở bốn thị trường này. Dữ liệu từ AMPD
Research.
Các nhà cung cấp dịch vụ phát trực tuyến khác như
YouTube và Amazon Prime Video cũng đã có được hàng triệu thuê bao đang
hoạt động từ nhà ở Đông Nam Á trong thời gian đóng cửa một phần hoặc
toàn bộ. Tuy thị trường phát trực tuyến đang bùng nổ trong khu vực,
không phải tất cả các nhà cung cấp dịch vụ đều được hưởng lợi từ điều
kiện thị trường hiện tại, vì sự cạnh tranh trong ngành đã quá khốc liệt
cho sự tồn tại của một số công ty. Nhà cung cấp dịch vụ video Singapore,
HOOQ, đã nộp đơn phá sản vào tuần cuối tháng 3 năm 2020. Công ty này
viện dẫn sự cạnh tranh khốc liệt trong khu vực và không tạo ra doanh thu
trong thời hạn mục tiêu là lý do nộp đơn. Ngoài ra, iflix, nhà cung cấp
dịch vụ video có trụ sở tại Malaysia, đã sa thải một số nhân viên. Hành
động này được quy cho các vấn đề nợ nần và rủi ro lây nhiễm cao vì đại
dịch COVID-19.
Hơn nữa, ở Ấn Độ, đại dịch COVID-19 đã thay đổi mô
hình tiêu dùng cho ngành công nghiệp điện ảnh theo chiều dài và chiều
rộng của đất nước. Điểm nổi bật từ một báo cáo chung do Hội đồng Nghiên
cứu Khán giả Phát thanh truyền hình Ấn Độ và Nielsen công bố cho thấy
trong thời gian 21 ngày đóng cửa của Ấn Độ, vào ngày 25 tháng 3, lượng
người xem truyền hình tăng 6%, từ 3 giờ 46 phút lên 3 giờ và 51 phút mỗi
ngày. Sự phức tạp của báo cáo tiết lộ các bộ phim và tin tức là động
lực chính của xu hướng, với lượng người xem truyền hình ở các thành phố
lớn chiếm 22% tốc độ tăng trưởng - lượng người xem truyền hình tăng lần
lượt 28% và 22% ở Mumbai và Delhi. Lượng người xem các kênh trẻ em thậm
chí còn tăng hơn 33%. Các phim bộ thần thoại đã góp phần ồ ạt vào việc
cải thiện lượng người xem truyền hình, đặc biệt là với sự phát hành lại
của hai phim bộ lớn chuyển thể kinh điển tiếng Phạn của Ấn Độ cổ đại:
Mahābhārata và
Rāmāyaṇa.
Các phim bộ thần thoại đã góp phần ồ ạt vào việc cải thiện lượng người xem truyền hình ở Ấn Độ
|
Mặc dù Ấn Độ có một trong những thị trường phát trực tuyến lớn nhất và
tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, với thị trường video được dự đoán
trị giá 2,4 tỉ đôla vào năm 2030, thâm nhập thị trường này là một nhiệm
vụ khó khăn đối với các thương hiệu toàn cầu. Tuy nhiên, Amazon Prime và
Netflix đang giành được chỗ đứng với sự tham gia của Netflix trong năm
qua tăng 14 điểm phần trăm đạt 58%.
Ngược lại, thị trường phát
trực tuyến của Trung Quốc là nguồn không thể thiếu để tạo doanh thu
trong ngành công nghiệp điện ảnh, đặc biệt khi COVID-19 ảnh hưởng đến
việc hoãn hoặc hủy phát hành 44 phim trước ngày 15 tháng 3. Bước ngoặt
đáng tiếc trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay khiến các rạp chiếu phim
khắp quốc gia này thiệt hại những khoản doanh thu ‘khủng’. Trên lịch làm
việc của ngành điện ảnh, kỳ nghỉ năm mới của Trung Quốc được coi là mùa
cao điểm để tích lũy doanh thu lớn. Chẳng hạn, năm 2019, phòng vé mùa
tết ở Trung Quốc chiếm 14% tổng doanh thu phòng vé hàng năm, nhưng doanh
thu phòng vé đã bị sụt giảm trong năm nay vì COVID-19.
Trong khi
các rạp chiếu phim đã bị đóng cửa trong hầu hết thời gian, phát trực
tuyến phim đang phát triển với một tỷ lệ lớn dân số bị giới hạn trong
nhà họ. Một số công ty sản xuất phim đã sử dụng phát trực tuyến làm cách
tiếp cận với người tiêu dùng. Vào ngày 24 tháng 1,
Lost in Russia,
bộ phim hài Trung Quốc rất được mong đợi, đã trở thành phim đầu tiên
được phát hành trực tuyến miễn phí trên các hạ tầng của ByteDance —
Toutiao, TikTok và Xigua — vượt quá 600 triệu lượt xem trong vòng 72 giờ.
Phim hài Trung Quốc Lost in Russia đã trở thành phim đầu
tiên được phát hành trực tuyến miễn phí trên các hạ tầng của ByteDance —
Toutiao, TikTok và Xigua — vượt quá 600 triệu lượt xem trong vòng 72
giờ
|
Xét lượng người xem đáng kể của
Lost in Russia trên các hạ tầng trực tuyến trong một thời gian ngắn, một phim hài khác của Trung Quốc,
Enter the Fat Dragon,
cũng đã được phát hành trên Tencent Video và iQiyi vào ngày 1 tháng 2,
trong vòng ba ngày, bộ phim hài này đã có 63 triệu lượt xem trả tiền
trên trang Tencent Video. Tổng cộng, có 26 phim đã được phát hành trên
nhiều hạ tầng trực tuyến khác nhau trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm
2020, với lượng người xem phim trực tuyến hàng ngày tăng 100% trong kỳ
nghỉ.
Lượng người xem truyền hình và phim phát trực tuyến tại
Trung Quốc từ ngày 24 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 năm nay rất đáng chú ý —
trong khi lượng người xem truyền hình tăng 33% trong năm nay, tổng lưu
lượng truy cập trực tuyến cũng tăng với 310 triệu người dùng, tốc độ
tăng trưởng 17,4% so với năm trước. Trên các hạ tầng như iQiyi, Tencent
Video, Mango TV và Bilibili, các thể loại phim được xem nhiều nhất là
hài, lãng mạn, gia đình, phim kinh điển hoặc phim bộ tâm lý và phim bộ
đề tài y khoa.
Tương tự, ở Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi các dịch vụ phát trực tuyến phim đã
được sử dụng rộng rãi và được cung cấp đầy đủ phim trong thời gian gần
đây, các nhà cung cấp dịch vụ phát trực tuyến như Hulu, Netflix và
Amazon Prime Video đã là sự thay thế khả thi cho bộ sưu tập doanh thu
chịu ảnh hưởng đại dịch COVID-19, việc người dân đến những địa điểm công
cộng, bao gồm cả rạp chiếu phim, đã bị hạn chế ở hai nước này.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Diplomat