Chương trình chiếu rạp các phim hoạt hình ngắn năm nay phá lệ với việc
giữa chừng thay đổi: Tuy có năm phim được đề cử nhưng một phim thô tục
đến nỗi người ta phải dời xuống cuối, xếp ba phim ngắn được đề cử chiếu
trước để các bậc phụ huynh sẽ thấy đáng đồng tiền nếu họ đưa bọn nhỏ về
nhà trước khi tới những thứ dành cho người trưởng thành.
Để qua một bên việc điều đó nói gì về sự khan hiếm những thứ khiêu khích
trên radar của Viện Hàn lâm, những nhà thông thái phim hoạt hình (cũng
chính là cái nhóm đã không trao giải cho Don Hertzfeldt [nhà làm phim
hoạt hình ngắn
The Meaning of Life, gây tiếng vang tại Liên
hoan phim Sundance 2006 và được giới phê bình khen ngợi - ND]), dàn phim
năm nay đủ dễ thương, trong đó những đấu thủ được kỳ vọng (xin chào đằng
ấy, Pixar) đứng cùng những đấu thủ không tên tuổi có phong cách biến
hóa thoát khỏi sự đều đều tẻ nhạt.
Về những phim không lấy được đề cử, nổi bật là bộ phim giả tưởng ngớ ngẩn nhưng đẹp mã
Asteria,
trong đó cuộc chiến tranh liên hành tinh đầu tiên trong vũ trụ bị xen
ngang vì những thú vui của một giống loài ngoài hành tinh; và
Once Upon a Line,
phim không thoại sử dụng phong cách vẽ bút-và-mực đặc sắc để quan sát
cuộc đời của một kẻ ngoan đạo đảo lộn vì yêu. Do Alicja Jasina đạo diễn,
Once Upon a Line được lọt vào danh sách tinh tuyển cho việc đề cử và lẽ ra phải ghi được điểm.
Không thể không hài lòng việc đưa một phim như
Piper của Pixar,
do Alan Barillaro đạo diễn, kết hợp bối cảnh ảnh hiện thực
(photorealistic) với thiết kế nhân vật đáng ngưỡng mộ miêu tả nỗ lực của
một chú chim non tự xoay xở khi những chim lớn tìm thức ăn trên bãi
biển sóng cuốn. Trình chiếu mùa hè trước khi vào phim
Finding Dory,
Piper xứng đáng được xem lại hơn bộ phim phần tiếp theo tuy cảm động nhưng quá quen thuộc đó rất nhiều.
Trong số những phim hoạt hình ngắn vừa miếng khác có
Borrowed Time, một phim bối cảnh Viễn Tây xưa tâm trạng với một cốt truyện không đem lại thỏa mãn;
Pearl,
quan sát nhạy bén của biên kịch Patrick Osborne về mối quan hệ cha và
con gái qua góc nhìn từ một chiếc xe nhà (và âm nhạc trong đó); và
Blind Vaysha,
câu chuyện dân gian kỳ lạ về cuộc đời của một cô gái có thị lực kỳ ảo —
một mắt nhìn thấy quá khứ, mắt kia nhìn thấy tương lai — được tạo hình
trong phong cách khắc gỗ theo chủ nghĩa biểu hiện Đức.
Rồi đến
Pear Cider and Cigarettes, bộ phim thô tục đã nói ở
trên, có thời lượng 35 phút, dài gấp bốn lần bất cứ phim hoạt hình ngắn
được đề cử khác. Dường như được rút ra từ chính cuộc đời của biên
kịch/đạo diễn Robert Valley, phim kể về quan hệ của anh với một nhân vật
kiếm sống chật vật tên Techno, rơi vào cảnh nằm trong bệnh viện ở Trung
Quốc chờ được ghép gan. Chuyển tải nhiều thập niên tình bạn đầy những
thăng trầm trong một phong cách sắt đá nhưng thuyết phục, phim kết hợp
giọng kể chuyện chai sạn với những khung hình màu sắc khủng khiếp gợi
nhớ những cuốn truyện tranh độc lập. Tuy gắn chặt với những chi tiết đặc
trưng trong cuộc đời thật của Valley, bộ phim ngọt ngào mà cay đắng này
khắc họa một kiểu nhân vật mà nhiều khán giả lớn tuổi sẽ nhận ra: một
đứa trẻ vừa có trách nhiệm vừa mất kiểm soát, làm những gì người khác sợ
cho đến khi số phận ập tới.
Pear Cider and Cigarettes
|
Nếu Viện Hàn lâm từng có bao giờ đề cử phim nào như thế, thì cũng lâu
lắm rồi. Một ‘fan’ nhạc metal nặng nghiện rượu có lẽ không có cơ may nào
trước một chú chim nhỏ lông tơ, vui nhộn, nhưng dù sao một đề cử chắc
chắn cũng đã là quá sửng sốt cho Techno và các bạn anh ta rồi.
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter