Tin tức

Deepwater Horizon: Sự thật và hư cấu về thảm họa giàn khoan

28/09/2016

Như hầu hết phim chính kịch-tài liệu kinh phí lớn, Deepwater Horizon tùy tiện với sự việc có thật lấy danh nghĩa phim ly kỳ kinh phí lớn.

Nhưng sự khắc họa những sự kiện dẫn tới vụ nổ giàn khoan khổng lồ làm thiệt mạng 11 người ngoài khơi bang Louisiana hồi tháng 4/2010 và thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất lịch sử Mỹ có thể tạo ra những ấn tượng sai đáng kể về những hành động đời thực của những con người có thật.

Mike Williams (Mark Wahlberg, phải) cùng với Caleb Holloway (ngôi sao đang lên Dylan O’Brien) kiểm tra xem vận hành có thông suốt không. nhằm chân thực hết mức có thể, các nhà sản xuất cũng đưa một số công nhân giàn khoan dầu thật lên phim, và dành tám tháng xây dựng mô hình giả lập giàn khoan Deepwater Horizon ở quy mô 85% giàn khoan thật [Ảnh David Lee/Lionsgate]

Scott Bickford, luật sư New Orleans đại diện cho gia đình một nạn nhân và một người sống sót tên Mike Williams, chính là người hùng trong phim, do Mark Wahlberg hóa thân, nói: “Câu chuyện được miêu tả trong phim chắc chắn là khác xa với hiện thực đã xảy ra."

Bộ phim mở đầu và kết thúc với cảnh quay Williams thật tuyên thệ “nói sự thật, toàn bộ sự thật và không gì ngoài sự thật” tại buổi điều trần của chính phủ. Giữa hai cảnh này, phim ngụ ý là “chuyện chưa kể về những con người quả cảm trên giàn khoan,” theo hãng phim Lionsgate.

Nhiều khán giả tại buổi chiếu ra mắt ở New Orleans hôm 19/9 có liên quan đến sự việc đau lòng này và đã khóc vì xúc động.

Bộ phim đầy ắp hành động này tưởng nhớ những nạn nhân, nỗ lực nhọc nhằn để thể hiện những hiểm họa thực sự của việc khoan dầu ngoài khơi và lên án động cơ lợi nhuận của chủ sở hữu giàn khoan, BP.

John Malkovich trong vai Donald Vidrine, người của công ty BP, mâu thuẫn với những thành viên chủ chốt của đội giàn khoan về kiểm tra an toàn. Năm nay Vidrine thật đã bị tuyên tám tháng tù treo cho trách nhiệm của mình
trong thảm họa
[Ảnh: David Lee/Lionsgate]

Nhưng tất cả sự trung thành với tính xác thực của đạo diễn Peter Berg và các nhà sản xuất chỉ càng dấy lên những câu hỏi về việc bộ phim thoát ly khỏi những gì công chúng đã biết theo những cách như thế nào.

“Tôi luôn nghĩ rằng bất kỳ phim nào xử lý đề tài có thật và kịch tích hóa nó cũng đều tự động phơi mình ra trước sự săm soi việc phim đối xử thế nào với các dữ kiện có thật,” Matt Brennan, một nhà phê bình phim ở New Orleans đã ca ngợi bộ phim này giúp ông hiểu cơ bản đã xảy ra chuyện hư hại gì trên giàn khoan đó.

Nhìn chung, bỏ sót hiển nhiên nhất của bộ phim là việc BP bị kết án ngộ sát và hủy hoại nghiêm trọng môi trường và phải bồi thường thiệt hại một con số kỷ lục là 4 tỉ đôla. Ngay cả trong những bản tóm tắt về chuyện gì xảy ra ở cuối phim, tội trạng của BP không được đề cập tới.

Thay vào đó, trưởng giàn khoan của BP, Don Vidrine, đại diện BP làm kẻ phản diện trong phim, do John Malkovich thể hiện, theo phong cách đê tiện thường có của ông. Nhân vật Vidrine dành phần lớn thời lượng phim phàn nàn kinh phí vận hành giàn khoan đã lố hàng chục triệu đôla và thúc giục êkíp giàn khoan, hầu hết do đơn vị làm chủ giàn khoan là Transocean cung ứng, bít lỗ để có thể chuyển sang khoan chỗ kế tiếp.

Gina Rodriguez đóng vai công nhân giàn khoan 23 tuổi Andrea Fleytas, sững người trước thảm họa bất ngờ khiến cho bảng điều khiển của cô chớp nháy đèn báo động đỏ. Mọi chuyện xảy ra nhanh đến nỗi không ai có thể nhận thức đầy đủ mức độ khẩn cấp hay cách nào ngăn chận được. Để đảm bảo tính chân thực, Rodriguez nói, “Tôi đã tự nghiên cứu rất nhiều, thậm chí đi huấn luyện định vị động ở Houston. Cả một trải nghiệm.” [Ảnh: David Lee/Lionsgate]

“Chúng tôi đều làm hết sức mình để đảm bảo những linh kiện có chức năng làm công cụ tạo kết quả có lợi nhuận cho tất cả chúng ta,” nhân vật Vidrine của Malkovichnói.

Ở thời điểm quyết định của bộ phim, Vidrine đe dọa các thành viên giàn khoan của Transocean tháo thiết bị bảo vệ ra khỏi lỗ khoan, bước cuối cùng tai hại trong một chuỗi những sai lầm khiến cho dầu và khí trào ra bên dưới gây nên vụ nổ chết người.

Tuy nhiên, buổi điều trần trước chính phủ và tòa án của một quan chức BP khác cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác về việc này. Mặc dù đúng là Vidrine thật đã hiểu sai kiểm tra cuối cùng về sự ổn định của giếng khoan, hồ sơ cho biết ông ta đã thấy khó hiểu các chỉ số và gọi về cho cấp trên ở Houston.

Một kỹ sư tên Mark Hafle, từ chối cho lời khai trong việc điều tra của chính phủ, đã nói với các điều tra viên riêng của BP rằng việc kiểm tra đó có thể cho ra chỉ số áp lực sai và chấp nhận quyết định của Vidrine là công nhận việc kiểm tra đó thành công.

Thảm họa ập đến: sau khi chốt chặn bật tung, dầu và khí bùng nổ trong đường ống dẫn nối từ giàn khoan Deepwater Horizon xuống đáy biển sâu 5.000 bộ bên dưới. Bị phủ dầu khắp người chưa là gì cả với các thành viên giàn khoan: những quả cầu lửa khí mêtan chính là nguyên nhân lấy đi 11 mạng người
[Ảnh: David Lee/Lionsgate]

Không kỹ sư trên bờ nào — những quan chức của BP, không như Vidrine, công khai bàn tính tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng đồ rẻ tiền trong rất nhiều email đã bị các cuộc điều tra lật lên — được đề cập trong phim.

Trong việc phim tái hiện lại mâu thuẫn thực sự giữa BP và Transocean về cách tiến hành với các chỉ số áp lực có vấn đề, Malkovich trong vai Vidrine đứng bên tấm bảng trắng, giải thích với đội khoan của Transocean rằng có một thứ gọi là “hiệu ứng bàng quang” / “bladder effect” đang tạo ra chỉ số sức ép giả trong giếng khoan — một chỉ số mà, nếu chính xác, thì đã không an toàn mà bít lỗ khoan rồi.

Lời khai có ràng buộc lời thề đã cho thấy ngược lại: cái ý niệm “hiệu ứng bàng quang” đó, đã bị vạch trần bằng khoa học, do đội giàn khoan Transocean gợi ý với Vidrine là giải thích hợp lý cho kết quả kiểm nghiệm mâu thuẫn.

Thành viên của đội giàn khoan, 10 trong số 11 người thiệt mạng do vụ nổ, đều được khắc họa thành nạn nhân của sự vội vã hoàn thành dự án của BP. Tuy nhiên, các điều tra của Cơ quan hàng hải liên bang phát hiện ra đội giàn khoan đã phạm một số sai lầm chí mạng.

Các thành viên đội giàn khoan bị mắc kẹt trên giàn khoan khổng lồ nhiều tầng đang cháy bùng, mà biển bên dưới họ là một đám cháy khủng khiếp từ dầu tràn. Cảnh họ vật lộn tời cáp trong nỗ lực hạ thủy các thuyền cứu sinh
[Ảnh: David Lee/Lionsgate]

Một công nhân của Transocean tên là Andrea Fleytas, do Gina Rodriguez đóng trên phim, được thể hiện đã đánh cấp trên để có thể phát báo động khi gas bắt đầu tràn vào khu vực đội giàn khoan đang làm việc. Thực tế, Andrea Fleytas thật đã cho lời khai rằng cô bị chìm ngập trong ánh sáng đỏ tía của 10 đèn cảnh báo đồng loạt bật sáng và không phát lệnh cảnh báo toàn diện khi cô có quyền làm điều đó.

“Và hậu quả của việc không phát cảnh báo toàn diện nên những người đang ở các khu vực khí mêtan tập trung dày đặc vẫn cứ ở đó từ 60 đến 90 giây đến,” Bickford nói. “Rồi những nơi đó nổ tung và họ đã chết.”

Còn có những sai phạm nhỏ khác so với thực tế trong phim, như tình bạn và các cuộc gọi điện thoại thực tế đã không xảy ra hay sự tái hiện gas và dầu bục ra dưới đáy biển xung quanh giếng khoan trước và trong vụ nổ.

Hoảng loạn và chạy cuống cuồng: Mark Wahlberg trong vai Mike Williams nhiều lần liều mạng sống để cứu những đồng nghiệp bị thương khi thảm họa nổ ra. Trong sự kiện thật, anh là người cuối cùng rời khỏi giàn khoan cháy bùng [Ảnh: David Lee/Lionsgate]

Hình ảnh những bong bóng tràn ra dưới đáy như điềm báo, nhắc khán giả nhớ rằng hiểm họa đang tích tụ bên dưới, nhưng giám định pháp y phát hiện không có chuyện như thế xảy ra.

Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: USA Today