Một nhà làm phim thừa nhận nội dung nguồn cho tác phẩm của mình như thế
nào? Nhiều người mắc lỗi cẩu thả và một số mắc lỗi cẩn trọng. Nhưng với
nội dung có tác quyền, điều này có thể dẫn đến rắc rối pháp lý
Ngày 28/6, một tòa án quận ở Bắc Kinh đã có phán quyết về vi phạm tác
quyền liên quan đến một tiểu thuyết bán chạy và phim dựa trên tiểu
thuyết này. Năm ngoái, Trương Mục, bút danh là Thiên Hạ Bá Xướng, đã cáo
buộc những nhà sản xuất
Chronicles of the Ghostly Tribe vì một số vi phạm, trong số đó có việc những nhà làm phim này đã không nêu nguồn từ anh và đã làm hỏng tiểu thuyết gốc của anh.
Phim này mở màn với một lời giới thiệu rằng phim dựa trên phần đầu của
The Adventures of Three Tomb Raiders,
nhưng không nêu tên Trương Mục. Tòa án tuyên rằng lời giới thiệu này là
chưa đầy đủ và đã yêu cầu các nhà sản xuất phải xin lỗi Trương Mục và
thêm tên anh vào phim với vai trò là tác giả gốc. Với cáo buộc còn lại,
mà Trương Mục yêu cầu bồi thường 1 triệu nhân dân tệ (151.500 đôla Mỹ),
tòa án đã tuyên có lợi cho bên bị, phán rằng các nhà làm phim có quyền
thay đổi tiểu thuyết gốc ở một số điểm.
Năm ngoái màn ảnh Trung Quốc đã có hai bản chuyển thể
The Adventures of Three Tomb Raiders - bản thứ nhất của Lục Xuyên và không lâu sau đó là
Mojin: The Lost Legend
của Ô Nhĩ Thiện. Điều rắc rối là tác phẩm của Trương Mục, người đã bán
quyền làm phim cho nhiều người mua khác nhau, bốn phần đầu cho một người
mua đã thuê Lục Xuyên viết kịch bản và đạo diễn phần đầu, và bốn phần
khác cho một người mua khác đã thuê Ô Nhĩ Thiện, và đạo diễn Ô lại thuê
Trương Mục làm một trong số biên kịch.
Cả hai bản chuyển thể này đã thay đổi nhiều tiểu thuyết gốc và cả hai nhà làm phim đều có lý do sáng tạo ra câu chuyện mới.
Các
nhà làm luật Trung Quốc không cho phép hiện tượng siêu nhiên trên màn
ảnh hoặc những hoạt động phi pháp như đào mộ, và cách kể chuyện của tiểu
thuyết này không phù hợp với phim điện ảnh. Vậy thì,
Mojin có yếu tố đào mộ, nhưng những nhân vật chính chỉ vô tình sụt xuống đó.
Chronicles of the Ghostly Tribe của Lục Xuyên, chuyển thể The Adventures of Three Tomb Raiders
|
Bản của Lục Xuyên giữ lại ba nhân vật chính nhưng có cốt truyện mới, điều này đã khiến người hâm mộ Trương Mục thất vọng.
Ngoài lỗi nêu nguồn không đầy đủ, cả hai phim đều được cấp phép đầy đủ. Năm 1981, một tiểu thuyết thành công lớn,
Xu Mao and His Daughters,
đã cho ra đời hai bản điện ảnh, do hai xưởng phim nhà nước có trụ sở
tại Bắc Kinh thực hiện. Chỉ một trong hai được tác giả chấp thuận. Mỉa
mai là, phim không có tác quyền lại được cho rằng có giá trị nghệ thuật
cao hơn.
Đây là bằng chứng cho quá trình Trung Quốc đã thực hiện
trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuê. Thậm chí có nhiều dấu hiệu cho
thấy con lắc đang thiên về phía bên kia.
Khi Trương Nghệ Mưu thực hiện
A Simple Noodle Story năm 2009, ông nói rằng phim là bản làm lại
Blood Simple
của anh em Coen. Hồi năm 2011 tác giả bài viết này đã hỏi Joel Coen về
chuyện đó, khi ông xuất hiện tại một sự kiện ở Bắc Kinh, và ông nói ông
không thấy bất kỳ điểm tương đồng nào giữa phim của mình và bản làm lại
của Trương Nghệ Mưu khi ông bắt đầu xem phim. Nhưng khi câu chuyện được
mở ra, cuối cùng ông đã nhận ra tuyến truyện. "Đó là trải nghiệm kỳ lạ
nhất duy nhất của tôi," ông nói.
Mojin: The Lost Legend của Ô Nhĩ Thiện
|
Tác giả luôn ngờ rằng Trương Nghệ Mưu hoặc công ty sản xuất của ông ít
nhiều đã trả tiền tác quyền nhiều như một loại chi phí marketing. Ông
chắc hẳn đã thấy trước được các bình luận tiêu cực, và ông chắc đã hy
vọng rằng tư liệu gốc sẽ là một trong những vũ khí ông có thể sử dụng để
tự vệ. Ông biết hầu hết các nhà phê bình điện ảnh yêu thích các tác
phẩm của Coen.
Tác giả tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Lục Xuyên
không sử dụng tên của các nhân vật từ tiểu thuyết gốc và không quan tâm
đến thỏa thuận tác quyền với tác giả. Liệu anh có nhiều không gian để
sáng tạo và cho ra đời một câu chuyện hay hơn? Liệu phim này có kết thúc
với một doanh thu phòng vé thấp hơn bởi người hâm mộ không đi xem?
Hãy
nhìn lại và lấy câu chuyện Hầu Vương làm ví dụ, đã thành tài sản đại
chúng và không cần có chấp thuận trước của bất kỳ ai để thực hiện bản
chuyển thể. Nếu tác giả bài viết này sáng tác ra một câu chuyện mới với
một chú khỉ nghịch ngợm, liệu có nên nói tác phẩm dựa trên huyền thoại
lâu đời đó không?
Rất khó để sáng tác ra một câu chuyện khác về
mọi khía cạnh so với những tác phẩm đã tồn tại. Tất cả các thể loại phim
đều theo một công thức, như "nam chính gặp nữ chính; nam chính đánh mất
nữ chính; nam chính tìm lại nữ chính" đối với thể loại lãng mạn.
Trương Nghệ Mưu, giữa, chỉ đạo trên trường quay A Simple Noodle Story, bộ phim mà ông tự nhận là dựa theo Blood Simple của anh em nhà Coen
|
Trong khi công thức thì có thể giống nhau, nhưng cách xử lý phải mang dấu ấn riêng.
Lấy phim về đề tài tình bạn làm ví dụ.
Khi Từ Tranh và Vương Bảo Cường lần đầu bắt cặp trong
Lost on Way năm 2010, một tác phẩm không mấy dễ chịu gợi nhớ đến
Planes, Train and Automobiles,
phim hài Hollywood năm 1987 mà hầu hết người Trung Quốc không biết đến.
Sau đó, các nhà làm phim mới biết đến phim gốc. May mắn là, tất cả
những trò đùa và mánh hài hước đều mang tính địa phương, được thiết kế
riêng cho khán giả Trung Quốc.
Tác giả đã nghĩ phim này sẽ vướng
vào rắc rối pháp luật nếu bên Hollywood biết được hoặc nếu bản làm lại
là một thành công thương mại.
Tác giả nghe nói có những cáo buộc rằng
Lost in Thailand, phần tiếp theo của
Lost on Way, mượn từ
The Hangover Part II
của Hollywood. Nhưng cáo buộc này không được ủng hộ rộng rãi ở Trung
Quốc. Sự tương đồng duy nhất, có vẻ như, là cả hai đều là phim hài lấy
bối cảnh Thái Lan và liên quan đến các anh chàng bạn thân.
Tại Trung Quốc, rắc rối pháp lý đối với
Lost in Thailand là do quyết định của các nhà sản xuất muốn quảng bá phim với vai trò là phần tiếp theo mặc dù
Lost on Way do một công ty khác sản xuất.
Gán
cho phim này mác phần sau cũng giống như thuê Daniel Craig đóng một
phim ly kỳ về đề tài điệp viên riêng rẽ và gọi nó là phim
007 mặc cho sự thật rằng tên của nhân vật không phải là James Bond.
Tranh cãi lớn nhất gần đây là thành công bất ngờ của mùa phim thu năm ngoái
Goodbye Mr. Loser. Sau khi thu về 1,4 tỉ nhân dân tệ từ phòng vé, một nhà phê bình phim đã kết luận phim đạo từ
Peggy Sue Got Married,
một phim tối tăm của Coppola. Nhà làm phim phát biểu rằng họ chưa bao
giờ xem bộ phim năm 1986 này của Mỹ và quyết định kiện nhà phê bình đó
tội bôi nhọ.
Trong khi vụ việc vẫn đang được xem xét, tác giả có
xu hướng tin vào các nhà làm phim. Hai câu chuyện có chung một tiền đề
về việc đưa vai chính về quá khứ, nhưng không phải
Back to the Future là một tiền lệ nổi tiếng hơn sao?
À,
về chi tiết có một sự tương đồng: Một nhân vật viết một ca khúc cuối
cùng trở thành tác phẩm cho một ngôi sao lớn. Nhưng một tác phẩm hài
hước xuất sắc cần hàng trăm chi tiết như vậy. Có thể coi đó là một sự
trùng hợp ngẫu nhiên nếu phim có một hoặc một vài chi tiết như vậy.
Cảnh trong phim Goodbye Mr. Loser, bị một nhà phê bình cáo buộc đạo phim Peggy Sue Got Married - nhà làm phim phủ nhận và kiện lại tội bôi nhọ. Vụ việc còn chưa phân xử!
|
Thừa nhận nguồn cảm hứng cho một tác phẩm là một hành động biểu thị sự
trung thực và cũng là nỗ lực để phân biệt một tác phẩm chuyển thể có tâm
so với hàng trăm sắc thái khác.
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China.org.cn