Thật là một mùa hè chật vật cho kinh doanh doanh phim ảnh của Trung
Quốc. Trong một mùa phim bom tấn như thường lệ, đã năm năm rồi lần đầu
tiên doanh thu phòng vé lại giảm
Chỉ riêng tháng 7, lượt xem rạp giảm 15%. Tình hình xem ra đặc biệt ảm
đạm với phim Trung Quốc: kém sức cạnh tranh so với phim ngoại đến nỗi
nhà nước phải kéo dài thêm việc không chiếu phim Hollywood để hỗ trợ các
hãng phim nội địa.
Đây là một sự đảo chiều bất ngờ đối với một lĩnh vực năm ngoái có mức
tăng trưởng đến 50%. Tuy có thể chỉ là tạm thời, dù sao chuyện này
cũng cho thấy những thách thức đang lù lù hiện ra với các nhà làm phim
Trung Quốc – và rộng hơn là với văn hóa kinh doanh của thị trường này.
Một
nguyên nhân tức thời của sự vỡ tung là các nhà quản lý điện ảnh
đang nỗ lực triệt phá nạn làm giả số liệu phòng vé. Vấn nạn này tồn tại
đã lâu: nhà phát hành mua hàng triệu đôla tiền vé cho phim của họ, tạo
cú hích ảo cho doanh số và tạo lời đồn. Chuyện này ảnh hưởng lãi thực
của các phim Trung Quốc đến mức nào thì rất khó nói, nhưng đủ để thu hút
sự quan tâm của cơ quan quản lý, và cho thấy có lẽ nhà làm phim Trung
Quốc lâu nay đã quen với doanh số lờ đờ.
Tuy nhiên, nếu số liệu
giả mạo là trở ngại duy nhất thì phòng vé Trung Quốc có thể còn tiếp tục
bùng nổ. Một vấn nạn lan tràn rộng khắp hơn là lòng tin của khách hàng
đã lung lay. Quí đầu năm 2016, giá vé bình quân tăng 3,35 đôla, so với
2,54 đôla cùng kỳ năm ngoái. Người xem phim đã quen với việc các nhà bán
vé trực tuyến giảm giá nhờ được bù lỗ và vì cạnh tranh gay gắt, nhưng
việc giảm giá bắt đầu biến mất. Với nhiều người tiêu dùng Trung Quốc,
điều đó khiến họ thêm ngần ngại chi tiêu cho giải trí, nhất là trong tình
hình tăng trưởng kinh tế chậm lại và cắt giảm việc làm đe dọa nhiều
lĩnh vực.
Xếp hàng mua vé trong một rạp chiếu phim ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc,
Trung Quốc ngày 13/8/2013 — ảnh của Reuters — Doanh thu phòng vé Trung
Quốc tăng 51% trong quí 1/2016, tuy nhiên gian lận số liệu đã phủ nghi
ngờ lên quy mô bùng nổ thực sự của thị trường điện ảnh nước này
|
Một số tác động văn hóa căn cơ hơn có lẽ cũng đang có tác dụng.
Một
là nạn sao chép lậu đang thắng thế trải nghiệm xem phim rạp vốn không
thể có được tại nhà. Tuy các đơn vị phát hành lâu nay đã dựa vào 3D,
IMAX và những phim Hollywood nặng kỹ xảo để lôi kéo những khách hàng mệt
mỏi chán chường đến rạp, cái mới mẻ của những trải nghiệm kiểu đó đã
bắt đầu phai nhạt đối với những khán giả tinh tế hơn. Khi
Jason Bourne
được phát hành hầu như chỉ có định dạng 3D ở Trung Quốc, ngay lập tức
vấp phải phản ứng từ những người tiêu dùng không muốn phải trả thêm tiền
để xem một bộ phim vẫn hay (hoặc vẫn dở) ở định dạng hai chiều như
thường.
Điều đó cũng giúp lý giải tại sao phim Trung Quốc làm ăn
kém đến thế. Bao năm dài dễ dàng tiếp cận phim nước ngoài lậu đã nâng kỳ
vọng về cách kể chuyện, diễn xuất và giá trị xuất phẩm. Tuy Trung Quốc
hiện nay dùng hết phần dễ dãi của họ rồi, người Trung Quốc giờ đây sáng
suốt hơn những thế hệ xem phim trước. Vấn đề là Trung Quốc thiếu những
biên kịch đẳng cấp chuyên nghiệp cần có để tạo ra phim điện ảnh và
truyền hình có chất lượng một cách nhất quán. Năm ngoái một nhà điều
hành sản xuất có tiếng còn nói rằng hãng phim của ông sẽ dựa vào phóng
tác của ‘fan’ và diễn đàn trực tuyến để tìm cốt truyện.
Matt Damon và Alicia Vikander tham dự họp báo quảng bá cho Jason Bourne tại Phoenix Center, Bắc Kinh, Trung Quốc
|
Cuối cùng, lịch sử cho các nhà làm phim Trung Quốc lý do không muốn mạo
hiểm. Kết quả là một kiểu tiệt trùng về văn hóa thiên về làm theo những
gì đã được chứng minh là đúng, hơn là mạo hiểm về nghệ thuật. Các sử thi
(từ các triều dại phong kiến quá khứ) và ngôn tình được ưa chuộng.
Tuy
chính quyền Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục đóng vai trò trong việc
định hình văn hóa, họ có thể khuyến khích cạnh tranh cho những nhà làm
phim ù lì bằng cách nới lỏng hạn ngạch về số lượng phim nước ngoài ra
rạp ở Trung Quốc (hiện là 34) hàng năm. Không có bằng chứng nào cho thấy
áp đặt hạn ngạch là có tác dụng: ở Hàn Quốc, nới lỏng hạn ngạch thực tế
đã dẫn đến tăng trưởng bền vững cho điện ảnh nước này và giúp đẩy mạnh
ảnh hưởng của phim điện ảnh và truyền hình Hàn ở nước ngoài (đặc biệt là
Trung Quốc). Chẳng phải ngẫu nhiên, doanh thu phòng vé cũng tăng lên.
Có lẽ không phải nhà làm phim và lãnh đạo hãng phim nào của Trung Quốc
cũng muốn gia tăng cạnh tranh. Nhưng đó là cách tốt nhất để thoát khỏi
tình trạng xoàng xoàng đã hoành hành đầu ra của phim Trung Quốc hiện
nay. Và điều đó sẽ cho người Trung Quốc lý do chính đáng hơn để xếp hàng
mua vé.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Bloomberg