Tin tức

Điểm lại các bộ phim có đề tài võ thuật Thiếu Lâm

27/02/2011

Bạn có thể tưởng tượng có bao nhiêu bộ phim về Thiếu Lâm ở Trung Quốc không? Không thể nói được con số chính xác, nhưng nếu bạn tìm cụm từ “Thiếu Lâm” trên Internet Movie Database thì sẽ thấy gần 300 bộ phim có chữ “Thiếu Lâm” trong tựa đề.

Phần lớn các phim này là về võ thuật. Có thể liên hoan phim võ thuật sắp tới sẽ được tổ chức ở chùa Thiếu Lâm trên núi Trung Sơn. Dĩ nhiên là nếu có khả năng, nhưng từ những năm 1950, khi bộ phim về Thiếu Lâm đầu tiên của Hồng Kông How Shaolin Monastery Was Reduced to Ashes được thực hiện, Thiếu Lâm đã trở thành đề tài lâu đời của phim hành động Trung Quốc.

Vào những năm 1970, nhiệt tình dành cho các phim hành động đã khiến các bộ phim về Thiếu Lâm nở rộ ở Hồng Kông và Đài Loan. Nhiều tác phẩm hay được làm ra như Five Shaolin masters, Men from the MonasteryDeath Chamber của đạo diễn Hồng Kông Trương Triệt. Năm 1982, bộ phim đầu tiên của Lý Liên Kiệt Thiếu Lâm tự được phát hành ở Trung Quốc đại lục. Bộ phim là một thành công lớn, tạo nên một cơn sốt kungfu khác. Vì đây là phim hành động đầu tiên phát hành ở đại lục nên giới trẻ đã noi theo các nhà sư trong phim, một số thậm chí còn lên chùa Thiếu Lâm ở Trung Sơn để học võ.

Đến những năm 1990, khi phim hành động Thiếu Lâm trở nên kém thu hút hơn, các đạo diễn bắt đầu tìm kiếm những cái mới. Đạo diễn Đài Loan Chu Diên Bình thực hiện các phim hài Shaolin PopeyShaolin Popey 2 – Messy Temple do hai ngôi sao nhí Hác Thiệu Văn và Thích Tiểu Long đóng vai chính. Năm 2001, Châu Tinh Trì đạo diễn và giữ vai chính trong bộ phim hài Đội bóng Thiếu Lâm (Shaolin Soccer). Anh kết hợp giữa võ thuật Thiếu Lâm và bóng đá, lật đổ ý nghĩ cố định của khán giả về võ thuật bằng một phương thức hài hước.

Trong hầu hết các phim điện ảnh và tiểu thuyết về kungfu Trung Quốc, Thiếu Lâm đại diện cho công lý. Võ thuật Thiếu Lâm mạnh mẽ và táo bạo. Nhiều người thích phim hành động cũng yêu thích phim Thiếu Lâm. Thiếu Lâm trở thành chiêu bài cho điện ảnh Trung Quốc. Bất chấp nội dung và thể loại phim, miễn là có các nhà sư và cảnh hành động, bộ phim sẽ được gắn nhãn “phim Thiếu Lâm”.

Bộ phim Thiếu Lâm của đạo diễn Trần Mộc Thắng khởi chiếu trong năm nay. Trong phim, chùa Thiếu Lâm bị nổ tan tành. Như một vòng tròn, chúng ta lại quay lại với bộ phim Thiếu Lâm đầu tiên How Shaolin Monastery Was Reduced to Ashes. Chủ đề này đã được các nhà làm phim khác nhau phóng tác trong gần nửa thế kỷ qua. Thiếu Lâm có còn gì để chúng ta đào xới nữa không? Khán giả đang trông đợi các bộ phim mới mẻ và độc đáo thay vì cứ lặp lại mãi một chủ đề.

Từ trên xuống: Bàn tay Tử thần, Thiếu Lâm tự, Ô Long viện

Hand of Death (Bàn tay Tử thần)

Phát hành vào năm 1976, Bàn tay Tử thần của đạo diễn Ngô Vũ Sâm do Thành Long và Hồng Kim Bảo đóng vai chính. Nam diễn viên thế thân chuyển làm diễn viên Thành Long không hề nổi tiếng vào thập niên 1970 và bộ phim này sao chép phong cách phim của người thầy của Ngô Vũ Sâm là Trương Triệt. Nhưng sau đó cả hai đều tìm ra phong cách làm phim của riêng mình.

Lấy bối cảnh thời nhà Thanh, bộ phim kể về các nhà sư Thiếu Lâm đánh bại kẻ phản bội Thiếu Lâm tự, một kẻ khát máu.

The Shaolin Temple (Thiếu Lâm tự)

Năm 1982, cơn sốt Thiếu Lâm càn quét Trung Quốc đại lục do bởi bộ phim đầu tay của Lý Liên Kiệt, Thiếu Lâm tự. Phim do đạo diễn kỳ cựu Hồng Kông Zhang Xinyan chỉ đạo.

Khác với trước, bộ phim được làm ở đại lục.

Tờ báo mạng Dim Light viết, “Thật khó tin là Thiếu Lâm tự được thực hiện vào năm 1982. Dù kỹ thuật và ngôn ngữ điện ảnh đã thay đổi nhanh chóng trong những năm sau đó nhưng cũng khó có bộ phim Trung Quốc nào tốt hơn phim này.”

Bộ phim là một câu chuyện báo thù. Lý Liên Kiệt vào vai một cậu bé được các nhà sư Thiếu Lâm nhận nuôi và dạy dỗ, cậu cố trả thù cho cái chết của cha mình.

Sau Thiếu Lâm tự, Lý Liên Kiệt cũng góp mặt trong Thiếu Lâm tiểu tửNam Bắc Thiếu Lâm.

Shaolin Popey 2: Messy Temple (Tân Ô Long viện)

Do đạo diễn Đài Loan Chu Diên Bình chỉ đạo, bộ phim Ô Long viện và phần tiếp theo của nó là một thành công lớn ở Đài Loan. Bộ phim hài này do hai ngôi sao nhí Hác Thiệu Văn và Thích Tiểu Long đóng vai chính. So với diễn xuất của hai cậu bé, phần hành động trong phim khá mờ nhạt.

Tân Ô Long viện được sản xuất năm 1994, kể câu chuyện vui nhộn về sư phụ Mianbi và ba đồ đệ ở Ô Long viện.

Đội bóng Thiếu Lâm Thiếu Lâm

Shaolin Soccer (Đội bóng Thiếu Lâm)

Đạo diễn/diễn viên Hồng Kông Châu Tinh Trì quay Đội bóng Thiếu Lâm vào năm 2001. Bộ phim càn quét giải Kim Tượng Hồng Kông lần thứ 21 khi đoạt về giải Phim xuất sắc nhất. Châu Tinh Trì cũng nhận được giải Đạo diễn xuất sắc nhất và Nam diễn viên xuất sắc nhất.

Bộ phim thuật lại câu chuyện cựu nhà sư Thiếu Lâm tụ họp năm người anh em của mình lại để áp dụng kỹ năng võ thuật của họ vào bóng đá và đem võ thuật Thiếu Lâm đến với quần chúng.

Trang tin Lightwing nói rằng thành công của bộ phim là nhờ kịch bản hay và khả năng xoay sở của đạo diễn. “Ngoài ra, sự lựa chọn diễn viên của Châu Tinh Trì cũng rất đặc trưng.”

Dù sao thì Châu Tinh Trì cũng đã thành công kết hợp kungfu Thiếu Lâm và bóng đá, lật đổ ý nghĩ cố định của khán giả về kungfu bằng một phương pháp hài hước.

Shaolin (Thiếu Lâm)

Thiếu Lâm của Trần Mộc Thắng có sự tham gia của Lưu Đức Hoa, Tạ Đình Phong, Thành Long và Phạm Băng Băng. Bộ phim được phát hành vào ngày 19/1/2011.

Chuyện phim lấy bối cảnh thời kỳ thống lĩnh ở Trung Quốc vào những năm 1920. Phim kể chuyện các nhà sư Thiếu Lâm phải bảo vệ ngôi chùa của mình và bảo vệ những con người khổ sở vì chiến tranh.

Để làm cho ngôi chùa trong phim trông cũ kỹ hơn chùa thật, đạo diễn đã xây một Thiếu Lâm tự mới.


Dịch: © Trúc Phương @Quaivatdienanh.com
Nguồn: CRIENGLISH