Tin tức

Hoạt hình khoa học giả tưởng Trung Quốc phá bỏ rào cản

23/11/2022

Năm 2088, con người đặt chân lên sao Hỏa, mở rộng tầm nhìn của nhân loại và mở ra một vùng sinh sống mới. Trong khi đó, cách hàng trăm triệu kilômét, phần còn lại của nhân loại vẫn tiếp tục sinh sống trên Trái đất, tạo nên bức tranh đầy hoài niệm cho những người sống trên hành tinh đỏ.

Đây là bối cảnh của bộ phim hoạt hình khoa học giả tưởng nguyên tác Trung Quốc Yinghuo Guitu (dịch nghĩa: đường từ sao Hỏa về nhà) của đạo diễn Khổng Hựu Dương, một nhà làm phim hoạt hình trẻ tuổi từ hãng Hyper Pace.

Nhân vật chính Ying Ying từ tập phim Yinghuo Guitu trong hợp tuyển hoạt hình Capsules

Cho phép Khổng Hựu Dương thả trí tưởng tượng về xã hội loài người sau những phát triển nhanh chóng hơn 60 năm sau trong tương lai, đồng thời kiểm tra mối quan hệ tình cảm sâu sắc mà con người có với ngôi nhà của họ — một chủ đề quan trọng đối với người Trung Quốc đã khiến bộ phim nhận được nhiều tán thưởng.

Đây là một tập trong loạt phim hoạt hình nguyên tác của Trung Quốc Capsules. Do Bilibili sản xuất, bộ phim đã được so sánh với hợp tuyển hoạt hình dài tập Love, Death & Robots của Netflix trong các bài đánh giá trên Douban, bộ phim nhận được 8,8/10 điểm.

Một phim bộ hoạt hình khoa học giả tưởng khác được chuyển thể từ tiểu thuyết The Three-Body Problem của nhà văn Trung Quốc Lưu Từ Hân, dự kiến ra mắt trên Bilibili tháng 12, cũng đang khiến khán giả vô cùng háo hức.

Trong thế giới tương lai của Khổng Hựu Dương, khi nhìn lên bầu trời đêm trên Trái đất, có thể thấy các ga tàu cao tốc lơ lửng bên trên hành tinh

Khi trò chuyện với Global Times, Khổng Hựu Dương đã ca ngợi công nghệ sản xuất và hình ảnh trong phim hoạt hình khoa học giả tưởng của Trung Quốc, đồng thời đề cập đến chất lượng cao trong các tác phẩm giả tưởng của Lưu Từ Hân.

Tưởng tượng tương lai

Sau hơn 60 năm phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, cuối cùng loài người cũng đã đặt chân lên những hành tinh ngoài Trái đất. Trong khi thiết lập những vùng đất mới để khám phá, Khổng Hựu Dương cho biết anh nghĩ những người trong bối cảnh như vậy sẽ vẫn quan tâm đến người thân của họ và những nơi chốn quan trọng đối với họ ở Trái đất.

Khổng Hựu Dương lưu ý rằng cốt lõi của câu chuyện này là nỗi nhớ nhà và hành trình trở về nhà.

Trong thế giới tương lai của Khổng Hựu Dương, khi nhìn lên bầu trời đêm trên Trái đất, có thể thấy các ga tàu cao tốc lơ lửng bên trên hành tinh. Các nhà ga này là nơi có tàu con thoi đường sắt cao tốc liên hành tinh, là cách duy nhất để di chuyển giữa Trái đất và sao Hỏa.

Các nhà ga này là nơi có tàu con thoi đường sắt cao tốc liên hành tinh, là cách duy nhất để di chuyển giữa Trái đất và sao Hỏa

Ying Ying, nhân vật chính của tập phim, lúc còn nhỏ thường quan sát việc xây dựng ga tàu cao tốc. Cô nhớ mẹ vô cùng, mẹ cô đã tham gia dự án và vì vậy không bao giờ ở nhà.

Bà của Ying Ying luôn kề cận và chăm sóc cô bé cho đến khi cô trưởng thành.

Giờ đã trưởng thành, Ying Ying quyết định theo đuổi ước mơ của mình bằng cách đi tàu cao tốc liên hành tinh đến sao Hỏa, đồng nghĩa với việc tạm biệt gia đình. Tuy nhiên, một vài năm sau, cô nhận được tin nhắn của mẹ nói bà đang nằm trên giường bệnh. Nghe tin, Ying Ying gạt tất cả mọi chuyện sang một bên và đi thẳng về nhà, nhưng đến đó khó hơn cô tưởng tượng.

Hành trình trở về của Ying Ying đã khiến nhiều người xem choáng váng bởi những cảnh du hành vũ trụ đầy trí tưởng tượng và hình ảnh ngoạn mục.

Khổng Hựu Dương thả trí tưởng tượng về xã hội loài người sau những phát triển nhanh chóng hơn 60 năm sau trong tương lai, đồng thời kiểm tra mối quan hệ tình cảm sâu sắc mà con người có với ngôi nhà của họ — một chủ đề quan trọng đối với người Trung Quốc đã khiến bộ phim nhận được nhiều tán thưởng

Khổng Hựu Dương nói rằng câu chuyện gắn liền với tuổi thơ của chính anh. “Làm ăn xa quê bao nhiêu năm, cũng nghĩ nhiều đến chuyện về quê nên muốn viết một truyện liên quan. Mình cũng là người hâm mộ khoa học giả tưởng từ nhỏ nên tự nhiên kết hợp hai việc này lại để hoàn thành bộ phim,” Khổng Hựu Dương nói với Global Times.

Ngành công nghiệp tàu bay vũ trụ đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc cũng là nguồn cảm hứng cho Khổng Hựu Dương, giúp anh xây dựng thế giới tưởng tượng của mình và trau chuốt tình tiết cho có ý nghĩa logic.

Trong suốt một năm sản xuất bộ phim ngắn, Khổng Hựu Dương và nhóm của anh đã gian khổ để làm đúng từng chi tiết, bao gồm điều chỉnh cử động nhỏ của người cầm điện thoại. Anh lưu ý nhóm của anh có thể hoàn thành công việc nhờ sự giúp đỡ từ một số bạn bè.

Hành trình trở về của Ying Ying đã khiến nhiều người xem choáng váng bởi những cảnh du hành vũ trụ đầy trí tưởng tượng và hình ảnh ngoạn mục

Ngày càng nổi tiếng

Ngay sau khi Capsules ra mắt trên Bilibili, ngày phát hành phiên bản hoạt hình của The Three-Body Problem cũng đã được xác nhận, một dấu hiệu khác cho thấy khoa học giả tưởng đang tăng trưởng thế nào trong lĩnh vực sản xuất phim điện ảnh và truyền hình của Trung Quốc.

Là một người hâm mộ trung thành khoa học giả tưởng, Khổng Hựu Dương đã nhận thấy sự phổ biến của thể loại này ở Trung Quốc trong vài năm qua. Anh lưu ý rằng hoạt hình rất phù hợp với những câu chuyện khoa học giả tưởng vì nó là một phương tiện phi hạn chế khi miêu tả các tác phẩm giàu trí tưởng tượng hoặc kỳ ảo.

Khổng Hựu Dương cũng lưu ý rằng công nghệ sản xuất phim hoạt hình ở Trung Quốc đã phát triển đáng kể và do đó, những câu chuyện như Lưu lạc địa cầuTam thế của Lưu Từ Hân có thể được chuyển thể nhanh hơn.

Ngày phát hành phiên bản hoạt hình của The Three-Body Problem cũng đã được xác nhận, một dấu hiệu khác cho thấy khoa học giả tưởng đang tăng trưởng thế nào trong lĩnh vực sản xuất phim điện ảnh và truyền hình của Trung Quốc

Khổng Hựu Dương lưu ý rằng truyền thống Trung Quốc và các phong tục độc đáo của các dân tộc khác nhau cũng có thể cung cấp nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng các nhà làm phim hoạt hình Trung Quốc.

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times