Tin tức

Matt Damon da trắng hóa lịch sử Trung Quốc trong The Great Wall

13/10/2016

Hãy nói về phim điện ảnh hoành tráng nhất từng được làm tại Trung Quốc, do đạo diễn xuất sắc nhất của Trung Quốc thực hiện về một trong những thành tựu lịch sử nổi tiếng nhất của Trung Quốc.

Vạn lý trường thành / The Great Wall lấy bối cảnh hơn một thiên niên kỷ trước tại Trung Quốc, khi nhiều chiến binh và nô lệ đã bỏ mạng để kiến tạo nên 5.500 dặm tường thành đá và gạch để cô lập kẻ thù và giặc ngoại xâm. Mất 1.700 năm xây dựng, trailer và poster phim bom tấn 2017 của Universal tuyên bố, và thêm vài trăm năm nữa để Hollywood dạy cho chúng ta rằng ai mới là người thực sự cứu một trong những nền văn minh lâu đời nhất trong lịch sử loài người: Matt Damon.

Đúng vậy: Matt Damon đã cứu Trung Quốc cổ đại. Trước con rồng khổng lồ. Tất nhiên rồi! Matt Damon đã thu về 94 triệu đôla Mỹ từ khán giả Trung Quốc năm ngoái với việc mắc kẹt trong không gian. Nếu anh có thể là Người về từ sao Hỏa, tại sao không thể là người bảo vệ châu Á với một bao cung tên và chủ nghĩa anh hùng da trắng của mình?

Công bằng thì Matt Damon không phải là người da trắng đầu tiên cứu một nền văn hóa /con người ngoại lai thoát khỏi quái vật / sự hủy diệt triệt để / người da trắng khác. Và anh, một cách đáng buồn, có lẽ cũng sẽ không phải là người cuối cùng làm The Last of the Mohicans / Người cuối cùng của bộ lạc Mohican với những con người không nơi nương tựa. Nhưng 13 năm sau khi Tom Cruise cứu Nhật Bản một cách cao thượng và quá yêu bản thân bằng việc trở thành võ sĩ đạo cuối cùng trên toàn Nhật Bản theo nghĩa đen, thật khó chịu khi Hollywood quay lại với châu Á để kiếm tiền từ chứng cuồng Trung Quốc.

Legendary Entertainment và nhà phân phối Universal phát hành trailer đầu tiên cho The Great Wall để khởi động chiến dịch tiếp thị đối với thị trường trong nước vào ngày 23/7, chỉ vài ngày sau khi người yêu mến điện ảnh được trải nghiệm một sự kiện Comic-Con đa dạng nhất từ trước đến giờ. Một sự tuyên chiến về tiến bộ văn hóa, hay một sai lầm tiếp thị? Phụ thuộc vào đánh giá của bạn. Tác giả bài này thì không thích, không có nhu cầu, trông chả tuyệt gì cả, và thẳng thắn thì còn thấy khó chịu. Nhưng bạn là bạn.

Nhưng có lẽ tác giả là người duy nhất cảm thấy càng ngày càng bực mình khi xem câu chuyện khác về một vị cứu tinh da trắng trắng trợn. Người viết đã hỏi Sarah Kuhn - tác giả của Heroine Complex, tác phẩm đầu tiên trong một loạt các tác phẩm về những người siêu anh hùng Mỹ-Á - cô nghĩ thế nào.

"Tôi từ lâu đã nghĩ rằng đó là chuẩn mực và với tư cách một người xem, tôi chấp nhận phim là một xuất phẩm hãng phim lớn của Mỹ có diễn viên da trắng góp mặt, bởi bạn khó có thể kiếm tiền từ một phim mà không có ngôi sao da trắng,và cứ thế…" Kuhn cho viết trong email. "Nhưng giờ ý tưởng này thật cũ kỹ. Chúng ta đã thấy những tác phẩm hoành tráng toàn da trắng chìm nghỉm ở phòng vé. Chúng ta đã thấy sự phấn khích áp đảo bùng lên mỗi khi một tác phẩm lớn mang đến cho chúng ta một người hùng da màu - như Black Panther trong Civil War. Và chúng tôi đã thấy nhiều cuộc gọi thử vai từ các khán giả da màu đang rất muốn thấy mình trên màn ảnh, những người sẽ trả tiền để được thấy mình trên màn ảnh.

"Tôi sẽ bỏ ra một nửa tài khoản ngân hàng của mình nếu họ làm phim siêu anh hùng với sự tham gia của Constance Wu, tôi nói vậy đấy," cô tiếp tục. (Người viết cũng vậy.) "Thế nên, khi tôi thấy Matt Damon nhìn chằm chằm vào mình trên poster của The Great Wall... thực lòng, tôi rất chán. Tôi không nghĩ những lý do người ta cố sử dụng để biện minh cho ‘chuẩn mực’ này còn có ý nghĩa."

Matt Damon và Pedro Pascal trong phim The Great Wall

Phil Yu, tác giả AngryAsianMan.com, cho thấy sự thất vọng tương tự lúc người viết gặp anh vài giờ sau khi trailer của The Great Wall ra mắt. Anh đã bỏ chủ đề này trên trang web riêng.

"Lúc này vị cứu tinh da trắng là quá tầm thường, với hầu hết mọi người một phim như The Great Wall trở nên bình thường và thậm chí dễ đoán", anh viết cho tác giả. "Không có gì ngạc nhiên. Hầu hết mọi người sẽ xem phim và thấy không có gì nổi bật về một người hùng da trắng làm trung tâm của một câu chuyện diễn ra tại Trung Quốc vào thế kỷ 10. Kiểu, DĨ NHIÊN RỒI đó phải là một chàng da trắng. Điều này có thể động chạm đến những người thực sự có liên quan với việc làm những phim kiểu này. Thậm chí tôi còn cho rằng phần lớn khán giả Á-Mỹ không biết hoặc không quan tâm đây là một kiểu ngụ ý xúc phạm và đáng chán. Tại sao không thể là một ngôi sao điện ảnh da trắng? Suy cho cùng thì đó là tất cả những điều chúng ta từng biết."

Theo cốt truyện, ngôi sao của The Great Wall Matt Damon sẽ vào vai một lính đánh thuê bị mắc kẹt ở Trung Quốc theo phe sai trái và trở thành anh hùng bằng cách giúp đỡ những "chiến binh ưu tú" khác đánh bại những con quái vật khổng lồ tại ngưỡng cửa Trung Hoa. Phim do một vài người Hollywood không có xuất thân châu Á biên kịch và đạo diễn bởi một trong những bảo vật điện ảnh quốc gia của Trung Quốc. Có ngân sách hơn 135 triệu đôla, tác phẩm Trung Quốc đắt nhất từng được thực hiện với sự góp mặt của dàn sao Willem Dafoe, Pedro Pascal (Oberyn từ Game of Thrones), nam diễn viên Thổ Nhĩ Kỳ Numan Acar, siêu sao Hồng Kông Lưu Đức Hoa, và Cảnh Điềm, nữ diễn viên Trung Quốc mà Legendary mời để đa dạng hóa dàn diễn viên của Kong: Skull Island với những diễn viên chính da trắng, Tom Hiddleston và Brie Larson.

...

Tất nhiên, những đoạn chiếu trước cho thấy Matt Damon một mình một ngựa cứu thế giới. Bộ tóc đầy bụi to lớn của anh chiếm nhiều diện tích trên tấm poster hơn bất cứ đầu ai từng chiếm trên những tấm poster tác giả đã từng thấy, mặc dù @JuanIsidro lưu ý rằng đầu Matt Damon lớn lên theo cấp số nhân so với những phim gần đây nhất của anh. Trong góc, trái ngược với những thông tin biểu trưng được cho là thực trong lịch sử Trung Quốc, một vụ nổ pháo hoa với hình dạng… một con rồng? Hay con ngựa nhỉ? Cũng chẳng quan trọng. Bạn có biết người Trung Quốc phát minh ra pháo hoa không? Văn hóa đấy!

Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Daily Beast