Ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc, lớn thứ ba thế giới về mặt sản
xuất, bị chí trích vì tính thương mại hóa quá mức và thiếu chiều sâu văn
hóa trong khi có những kỳ vọng rằng lĩnh vực phát triển nhanh chóng này
sẽ giúp tăng cường quyền lực mềm của quốc gia.
Với sản lượng hàng năm hơn 500 phim, Trung Quốc tự hào có ngành công
nghiệp điện ảnh lớn thứ ba thế giới sau Ấn Độ và Mỹ, nhưng các nhà phê
bình, như giáo sư Huang Shixian ở Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, than phiền
rằng ngành công nghiệp điện ảnh tự hạ thấp mình chỉ như một công cụ
kiếm tiền, gần như quên mất vai trò truyền bá văn hóa.
Năm bộ phim thành công nhất về doanh thu phòng vé ở Trung Quốc trong hai năm qua, bao gồm Nhượng tử đạn phi
của Khương Văn, đều tầm thường về mặt văn hóa, thậm chí còn là những
tác phẩm hời hợt, ông Huang phát biểu tại Liên hoan phim Bách Hoa Kim Kê
lần thứ 20, khai mạc ngày 19/10 ở Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy phía
đông Trung Quốc.
Ông Huang nói bộ phim chuyển thể Nhượng tử đạn phi
của Khương Văn hoàn toàn không liên quan gì tới bối cảnh lịch sử được
miêu tả trong tiểu thuyết, và chuyển tấn bi kịch thành câu chuyện phiêu
lưu nói về cuộc đối đầu giữa kẻ cướp và tên đầu gấu.
“Ngành công nghiệp điện ảnh vứt bỏ sự tôn trọng văn hóa do mưu cầu lợi nhuận tối đa,” ông Huang nói.
Doanh thu phòng vé Trung Quốc tăng mạnh nhưng nhiều phim bị phê bình là thiếu chiều sâu văn hóa
Dù các bộ phim võ thuật nhận những lời khen ngợi cho điện ảnh Trung Quốc
từ hải ngoại, nhưng đạo diễn Hoàng Khải cho rằng như một nhân tố điện
ảnh được dựng sẵn, chỉ riêng võ thuật thôi thì không nói được trọn vẹn
văn hóa Trung Hoa.
Khi khán giả nước ngoài nghĩ đến điện ảnh hay
văn hóa Trung Quốc, họ gần như nhớ ngay đến các ngôi sao phim võ thuật
như Lý Tiểu Long, Thành Long, Lý Liên Kiệt và Chương Tử Di, vị đạo diễn
này nói.
“Điện ảnh Trung Quốc cần tiến ra thị trường hải ngoại,
điều đó có thể giúp khán giả nước ngoài hiểu hơn về cốt lõi của văn hóa
Trung Hoa,” ông nói.
Thành công của các phim thương mại bom tấn
của Trung Quốc khiến các phim hiện thực khó sống sót, Fan Zhizhong, nhà
nghiên cứu điện ảnh tại trường Đại học Triết Giang, nói
Cùng ý
kiến với ông Fan, ông Khang Kiện Dân, phó chủ tịch Hiệp hội Điện ảnh
Trung Quốc, nói rằng thế hệ các nhà làm phim trẻ nên kế thừa truyền
thống chủ nghĩa hiện thực của các bậc tiền bối.
“Họ nên tìm tòi
sâu về đời thực của những người dân bình thường và hiểu cách họ sống và
làm việc. Chỉ có những tác phẩm dựa trên những nghiên cứu như thế mới có
thể gây ấn tượng với khán giả trong và ngoài nước,” ông Khang nói.
Các chuyên gia cũng đồng ý rằng sự thiếu hụt tính độc đáo đã cản trở sự phát triển bền vững của ngành điện ảnh nước nhà.
Nếu
điện ảnh Trung Quốc muốn tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới thì
các nhà làm phim và những người điều chỉnh cần phải khai thác tài
nguyện văn hóa trong nước, đưa ra những cải cách trong ngành và cải
thiện chiến lược tiếp thị, ông Fan nói. “Chỉ có bằng cách đó ngành công
nghiệp điện ảnh mới có thể góp phần vào quyền lực mềm của quốc gia.”
Trung
Quốc sản xuất hơn 520 bộ phim trong năm 2010, tăng lên so với con số
dưới 100 phim hàng năm trước năm 2003. Các phim được trình chiếu ở Trung
Quốc năm ngoái thu vào 10 tỉ nhân dân tệ (1,57 tỉ đôla) ở phòng vé, cao
gấp 10 lần doanh thu phòng vé năm 2002.
Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Tân Hoa xã
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi