Tin tức

Những bộ phim bom tấn lớn nhất mọi thời đại không như bạn nghĩ

08/11/2012

Bộ phim nào thu về nhiều nhất mọi thời đại? Chắc chắn là phim nào đó của Spielberg hay Cameron rồi, đúng không? À, khi nhìn những con số kỹ hơn, phát hiện vài kết quả bất ngờ.

Điện ảnh có thể là chuyện làm ăn lớn. Tài năng hàng đầu có thể kiếm được hàng chục triệu đôla trong thời gian tối đa là vài tháng làm việc (cộng thêm vài phút trông đẹp đẽ và nói chuyện đùa vui trên trường kỷ của Jay Leno trong khung giờ chính).

Một cảnh trong phim Titanic

Đó là một thỏa thuận khá “thơm”. Nhưng đó chẳng là gì so với điều mà các hãng phim lớn sản xuất, phát hành, và mua bán các bộ phim thu được. Mặc kệ những chỉ trích Hollywood từ đủ các loại chính trị gia và các nhà hoạt động xã hội, rốt cuộc thì kinh doanh là vậy đó. Và cũng như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác, họ rất giỏi biết cách khiến người tiêu dùng chia tay tiền của mình, và họ làm chuyện đó theo cách bạn thậm chí không ngờ đến.

Nếu chỉ xem xét phòng vé toàn cầu, doanh thu phim cao ngất mọi thời đại sẽ thuộc về nhà biên kịch/đạo diễn James Cameron và hai phim bom tấn siêu phẩm hảo hạng AvatarTitanic lần lượt kiếm được khoảng 2,8 tỉ đôla và 2,2 tỉ đôla. Để những con số này dễ mường tượg hơn, thì mỗi con số đều cao hơn tổng sản phẩm nội địa (GDP) của cả nước Liberia.

Đúng là rất nhiều tiền. Nhưng ta phải hiểu những con số này chỉ tính doanh thu vé của rạp chiếu phim. Có cả đống cách mà các bộ phim có thể thu hồi phần chi tiêu cực lớn – mọi thứ từ bản quyền truyền hình, doanh số từ phương tiện truyền thông tại gia (băng video, đĩa DVD, đĩa Blue-ray, v.v...), bản quyền phát sóng, và thậm chí từ việc trưng bày sản phẩm nữa. Chẳng hạn như phim Avatar – trong cái thời của tải phim kỹ thuật số và nạn sao chép bất hợp pháp này – vậy mà vẫn xoay sở kiếm được gần 200 triệu đôla từ doanh số đĩa DVD. Trong khi đó, bộ phim Titanic (1997) cũng cho ra 1,2 tỉ đôla từ doanh số băng video và đĩa DVD, cộng với phần thêm 55 triệu đôla chỉ riêng từ bản quyền phát sóng ở Mỹ (từ hai kên HBO và NBC).

Đĩa Blu-ray phim Avatar

Tóm lại sau khi tính hết, cả AvatarTitanic, mỗi phim đã thu gần 3,5 tỉ đôla (đó còn chưa tính quyền phát hành hạn chế gần đây của Titanic định dạng 3D, phim tiêu tốn 18 triệu đôla để thực hiện và tiếp tục kiếm thêm một mớ tiền toàn cầu là 343,3 triệu đôla, chỉ riêng thị trường Trung Quốc đã là 100 triệu đôla). Nhìn ở góc độ toàn cầu một chút: số tiền 3,5 tỉ đôla còn nhiều hơn GDP cả năm 2011 của Belize hay Greenland.

Dĩ nhiên, những con số ở trên kia không lý giải cho thành công thực sự của một bộ phim. Lấy ví dụ, dù Avatar[ có thể đang là phim dẫn đầu doanh thu phòng vé, nhưng phim hoàn toàn không thể so sánh với các “phim bom tấn” của những thời đại khác nhau. Trước tiên, bạn phải tính đến chuyện lạm phát – sức mua tương đối của một đôla – thêm vào đó là việc tăng tự do của giá vé (có thể thấy qua việc tăng nhẹ gần đây trong chi phí xem phim 3D). Để phức tạp hóa vấn đề, chúng tôi phải bỏ thêm nhiều biến số vào chung lúc đánh giá sức hấp dẫn doanh thu phòng vé.

Đó không phải là khoa học chính xác. Tuy nhiên, sau khi tính đến chuyện lạm phát toàn cầu, hãng Turner Entertainment ước tính rằng bộ phim năm 1939 Gone With The Wind (Cuốn theo chiều gió) (là tài sản của công ty) thực ra đã thu về 3.3 tỉ đôla ở rạp chiếu trong 73 năm phát hành trên toàn cầu. (Số tiền này bằng GDP của vùng lãnh thổ Andorra.) Con số ước tính có thể thay đổi vì bộ phim có thể tự hào về số tiền vé 284 triệu đôla tính riêng ở Mỹ, khi so với doanh thu dưới 131 triệu đôla với lần phát hành ban đầu của Titanic. Hơn nữa - dù không đưa ra phương pháp chính xác – nhưng kỷ lục thế giới Guinness ước tính phim Gone With The Wind thật ra đã kiếm được hơn 5,3 tỉ đôla. Con số gần với giá trị GDP năm 2010 của xứ Monaco.

Cảnh kinh điển trong bộ phim kinh điển Cuốn theo chiều gió

Nhưng khi mọi thứ đều được tính đến, đó vẫn không phải là phim bom tấn lớn nhất mọi thời đại thực thụ. Về chuyện này, chúng tôi cũng phải xem xét các đơn vị khác của ngành điện ảnh nhưng không liên quan gì đến điện ảnh. Chúng tôi chủ yếu là nói đến những món ăn theo – tất tần tật như hộp cơm trưa, phần ăn khuyến mãi, chương trình truyền hình, và số lượng ngũ cốc phiên bản giới hạn. Và nhà vô địch không thể bàn cãi của những món ăn theo này có thể khiến bạn ngạc nhiên.

Bộ phim Cars phần đầu của hãng Pixar kiếm được số tiền kha khá 461 triệu đôla nhưng không bùng nổ trong năm 2006. Tuy nhiên, phim tiếp tục làm ra khoảng 10 tỉ đôla từ doanh thu bán lẻ toàn cầu. Cho đến giờ thì đây là phim cừ nhất (và là lý do duy nhất có phần tiếp theo đến cuộc chạy đua ở rạp không đáng chú ý). Nếu đánh giá đúng con số đó, thì 10 tỉ đôla từ đồ chơi và các loại kẹo ăn theo còn cao hơn cả GDP năm 2011 của Montenegro hay Barbados.

Vật phẩm ăn theo phim Cars của Disney

Đúng vậy, đúng là ở Hollywood kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng đó là một ngành kinh doanh phức tạp hơn một tí. Nếu bạn chọn sai phim bom tấn kế tiếp, bạn không chỉ gây nguy hiểm đến sự nghiệp của những người liên quan, mà còn có thể đánh sập nguyên một công ty quanh đống lộn xộn từ bộ phim kinh khủng của bạn.

Khóc cho ông hoàng Hollywood sẵn sàng chiến đấu.

Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Business Insider


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi