Tin tức

3D hay không 3D: Hãy chọn vé đúng để xem Wreck-It Ralph

07/11/2012

Đây là một cách chắc chắn phá tan trải nghiệm xem phim Wreck-It Ralph của bạn: Tiết kiệm chút tiền và tránh không xem bộ phim sinh động này ở định dạng 3D.

Như đã nhiều lần đề cập trong chuyên mục 3D hay không 3D, phim hoạt hình kỹ thuật số thích hợp với việc chuyển đổi hơn hẳn phim người thật đóng. Có lẽ vì hiệu ứng thị giác được chuyển thẳng từ máy tính tạo ra chúng, hoạt hình kỹ thuật số thực sự vận dụng rất tốt công nghệ 3D, và Ralph không là ngoại lệ. Đạo diễn Rich Moore và ê-kíp của anh đã có một loạt quyết định trực tiếp góp phần vào việc giới hạn phô diễn 3D, khiến Ralph trở thành một trong những phim 3D đẹp nhất mà tác giả bài viết này xem được bao năm qua. Hãy cùng phân tích nhé.

Tính phù hợp

Tốt hơn bạn tưởng. Về cốt lõi Wreck-It Ralph chứa sẵn cách kể chuyện 3D bằng việc đưa chúng ta xuyên qua vòm kính của trò chơi điện tử truyền thống vào một thế giới ảo của một nhân vật kinh điển (mà hư cấu). Rất nhiều điều xảy ra trong phim liên quan đến những nhân vật trong nhiều trò chơi phải để ý trông chừng trong cõi game – và cả bọn trẻ đang chơi – để quyết định xem chúng có sắp “Hết xài” và có thể tắt đi. Khi Ralph (John C. Reilly) và các bạn diễn của anh suy ngẫm về số phận của mình, Moore sử dụng một số cảnh 3D ngoạn mục để thiết lập thế giới ảo của anh chàng, cho chúng ta thấy thế giới của chúng ta kết thúc thế nào và thế giới video-game bắt đầu. Công nghệ 3D sắc nét tạo ra một chiếc cầu nối giữa hai thế giới đó trong nhiều cảnh. Tác giả cho rằng Ralph thực sự sẽ mất đi một nhịp điệu quan trọng nếu chỉ được xem ở định dạng 2D.

Điểm: 5/5

Kế hoạch & Công sức

Cũng như đã phân tích ở hạng mục trên, vâng, Ralph được hình dung và lên kế để thể hiện hình ảnh 3D ở nhiều cảnh phức tạp. Không chỉ là cú nhảy ban đầu vào buồng game Fix-It Felix Jr., quả là một xảo thuật thị giác mãn nhãn. Mỗi lần Moore thám hiểm một trò chơi mới với nhân vật chính đi lang thang của anh, Ralph, các nhà hoạt hình thử nghiệm bằng hình ảnh 3D để đưa trải nghiệm bay bổng trên màn ảnh. Một game bắn súng góc nhìn thứ nhất như Hero’s Duty đặt khán giả xem Ralph trước lằn đạn bắn cyber-bug. Thế giới kẹo que rực rỡ sắc màu của Sugar Rush làm nổ tung màn hình, với những nhánh cây kẹo đung đưa sát vào mặt khán giả. Rất nhiều tâm ý đưa vào thiết kế phim Ralph để tối ưu hóa công nghệ 3D. Có thể không phải mọi cảnh đều được làm 3D, nhưng công nghệ này đã giúp làm mới 90% hiệu ứng thị giác trong phim.

Điểm: 4/5

Trước màn ảnh

Hạng mục này thì kém hơn kỳ vọng của tác giả, thật lòng mà nói, nhưng tiêu điểm của bộ phim ở sâu trong màn ảnh, mà chúng ta sẽ bàn ở hạng mục kế tiếp. Wreck-It Ralph không học đòi làm 3D kiểu “Nhìn nè!” để "xồ" vào mặt khán giả và tuyên bố, “Cái này xỉa vào mặt bạn đấy nhé, vậy thì phụ thu 3 đôla là đáng tiền rồi nha!” Thỉnh thoảng chiến binh Calhoun (Jane Lynch) vung văng khẩu súng to đùng của cô ra ngoài màn ảnh. Đôi lúc tưởng như vươn tay ra là chạm được vào món tóc màu tím của Laffy Taffy. Nhưng khi Moore xử lý hiệu ứng thị giác cho những viễn cảnh, anh thường bắt đầu từ màn ảnh và làm sâu vào trong cảnh đó, khiến cho mục phân tích kế tiếp ấn tượng hơn nhiều.

Điểm: 2/5

Sâu trong màn ảnh

Đây là chỗ để Wreck-It Ralph không ngừng tỏa sáng. Thế giới trò chơi của Moore là những sáng tạo trau chuốt một cách lộng lẫy đầy màu sắc, xử lý bằng con mắt sáng tạo có thể xem đi xem lại. Một lần nũa, yếu tố 3D đưa hiệu ứng thị giác của Moore vào những viễn cảnh phi thường – với Ralph và hình ảnh to tướng của anh được cân bằng lại bằng một hình ảnh nhỏ hơn nhưng rất sinh động – và luôn hiệu quả cho bộ phim hoàn chỉnh này. Phần lớn thời lượng phim được dùng vào việc chuẩn bị cho cuộc đua xe trong trò chơi Sugar Rush, và khi giờ phút trọng đại đã đến, Ralph hóa thân thành một bản làm lại của Speed Racer, trong hồi tưởng của Willy Wonka. Nhưng bạn sẽ thấy mình không ngừng lướt qua hậu cảnh thăm thẳm và phong phú của Moore, lúc nào cũng sắc nét, trọng tâm rõ ràng… và luôn cho chúng ta vô khối thứ để quan sát.

Điểm: 5/5

Độ sáng

Một lần nữa, Moore dẫn đầu. Biết rằng Ralph sẽ phải thỏa được cái kính râm 3D, đạo diễn này thường xuyên cân bằng hình ảnh với ánh sáng giả. Thậm chí những cảnh trong vòm, phải mờ ảo hơn bình thường, Moore chiếu sáng vào Ralph hoặc những nhân vật khác để giúp lôi họ vào tiêu điểm. Phần lớn thời lượng phim được chiếu sáng, thế giới kẹo que đầy màu sắc tràn ngập màn hình và giúp cho yếu tố 3D nổi bật.

Điểm: 4/5

Thử bỏ kính

Ở những lần tác giả gỡ kính khi đang xem phim Ralph, hình ảnh rớt khỏi tiêu điểm một cách nghiêm trọng và chuyển động của nhân vật trở nên nhòe đi. Có một đường viền nhòe nhẹ ở từng hình ảnh, nhấn mạnh rằng yếu tố 3D sắc sảo như thế nào, và mọi thứ đều có hai lớp đảm bảo một cơn đau đầu đến ngay tức khắc nếu bạn nhìn chằm chằm quá lâu. Nhưng, đeo kính lên lại thì chiều sâu và sự rõ ràng của hình ảnh 3D lập tức trở về. Vô số bản vẽ 3D liên quan đến từng cảnh một trên phim, và điều đó trở nên rõ ràng trong thử nghiệm này. Một yếu tố khác đáng lưu ý: độ sáng trên màn ảnh đã được tăng cường nhiều đến mức hiệu ứng hình ảnh có thể bị xóa trắng khi bạn gỡ cái kính râm 3D ra. Bạn có thể nói là Moore đã tăng độ sáng để hỗ trợ 3D (và át đi cặp kính), vì thế gỡ kính ra, thì hỏng hết toàn bộ việc xem phim.

Điểm: 2/5

Sức khỏe khán giả

Yếu tố cảm xúc của kịch bản (do ba nhà biên kịch tài năng viết) thường bị vùi lấp dưới ánh sáng và tiếng động đi kèm với hành động của nhân vật. Điều đó là nhắm vào trẻ em, không có gì nghi ngờ nữa. Nhưng đôi khi Ralph nhảy nhót và lắc lư chỉ để chuyển động, và nhịp độ hối hả cuồng nhiệt của câu chuyện có thể khiến một số khán giả lớn tuổi hơn phải tránh nhìn màn hình. Đây không phải là một kỹ thuật xử lý hình ảnh kỹ thuật số chi cả, và cũng không là vấn đề lớn của bộ phim. Nhưng thật lòng mà nói không thể cho hơn điểm 3.

Điểm: 3/5

Kết luận: Như đã nói từ đầu, Wreck-It Ralph có thể tự hào là phim 3D đẹp nhất mà tác giả xem được trong bao năm qua. Rich Moore nỗ lực hết mình đem lại màu sắc và chi tiết hào nhoáng trong những cảnh phim sâu thẳm. Thế giới video-game của Ralph hoàn hảo cho một sự sáng tạo 3D trau chuốt, và bộ phim lợi dụng được rất nhiều công nghệ này (chủ yếu vì, với hoạt hình, bạn có thể làm điều đó). Đừng "trùm Sò". hãy tận hưởng Wreck-It Ralph định dạng 3D, vì những nhà sáng tạo bộ phim này đã chủ tâm làm vậy.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi