Nếu bạn có xem truyền hình, có lẽ bạn từng thấy đoạn phim quảng cáo so sánh hai phim Life of Pi và Avatar.
Ý tưởng này dường như do Richard Corliss của tờ
Time Magazine
khởi xướng, đề cập đến bộ phim của James Cameron trong bài bình luận của
mình không dưới ba lần. Nhưng sự so sánh này có đúng không? Khi nghĩ
đến bộ phim mới nhất của Lý An, không phải chúng ta cũng nên hướng đến
câu chuyện về Pandora của James Cameron sao? Hãy cùng giải thích cụ thể
nào, hổ đấu với phong cách người Na'Vi!
Bốn cách Life of Pi gợi nhớ đến Avatar1. Những hình ảnh tuyệt vời tối ưu hóa công nghệ 3D
Hãy
đối mặt đi, 3D thường là cái máy vồ tiền. Nhìn chung thì không có thứ
gì đột ngột nhảy ra khỏi màn hình, và không có vùng đất mới nào được
khám phá, với các trường hợp ghê nhất là những bộ phim quái dị "hậu
chuyển đổi" 3D thật đáng sợ. Ngay cả James Cameron cũng ghét những thứ
đó cũng là điều hợp lý vì
Avatar là sự mãn nhãn về phần hình ảnh. May mắn là
Life of Pi cũng thế.
Lý
An quay toàn bộ ở định dạng 3D, và bộ phim tự hào về chiều sâu điện ảnh
to lớn. Phần giới thiệu thành viên đoàn làm phim lúc mở màn là một kỳ
công đáng mơ ước, và
Life of Pi vượt trội trong việc sử dụng cả phần cận cảnh và cảnh nền của từng bối cảnh, tạo ra hiệu ứng 3D ấn tượng và nổi bật hơn nhiều.
Avatar cũng làm việc này cực kỳ tốt, nên những so sánh giữa
Avatar và
Life of Pi làm điều đó trở nên dễ hiểu.
2. Cả hai phim đều rất yêu thiên nhiên
Phim
Avatar chiếu cảnh một nhóm lính đánh thuê nỗ lực tìm kiếm Unobtanium, những cái cây bị tàn phá đang kêu khóc.
Life of Pi
là câu chuyện về một con hổ bị mắc kẹt cùng cậu bé trên chiếc thuyền
cứu sinh. Trong cả hai trường hợp, bạn rốt cuộc cũng là ủng hộ thiên
nhiên “chiến thắng”, và vẻ đẹp của con hổ tương tự như hình ảnh người
Na’Vi. Cả Lý An và James Cameron đều đang tuyên bố, mặc dù có những mức
khác biệt khó thấy trong điểm cốt lõi về tri thức, thì mục đích cuối
cùng là như nhau: khiến bạn ngồi lại và cảm thấy ngưỡng mộ cái thế giới
mà họ tạo ra thật to lớn và ấn tượng.
3. Làm quá tay...
Khuyết điểm chính của
Avatar
là về cơ bản, bộ phim gào lên trong giờ phút cuối rằng “việc kinh doanh
của loài người là thứ tồi tệ nhất!" Dù người ta thấy ấn tượng với những
hình ảnh kỳ diệu, nhưng thông điệp của
Avatar thì vô cùng rõ. Đừng xem thường thiên nhiên, nếu không thiên nhiên sẽ trỗi dậy và ăn thịt bạn đấy. Điều này cũng đúng với
Life of Pi,
bộ phim áp dụng lối kể chuyện tường thuật để nhồi nhét quan điểm của
phim, phòng trường hợp bạn không nhận ra các gợi ý. Thật đáng buồn,
trong cả hai trường hợp, các phim hơi yếu đi vì nói toạc ra mọi chuyện
theo cách đơn giản quá.
4. Giao phó cho những người mới
Avatar là dự án đưa Sam Worthington (vai Jake Sully) lên đều làm trung tâm, trong khi
Life of Pi
đặt lòng tin vào Suraj Sharma (vai Pi). Trong cả hai phim, diễn viên đã
mang đến phần diễn xuất tốt nhất của mình, hoàn toàn minh chứng cho sự
tin tưởng của đạo diễn đặt nơi họ. Nếu không có Sam hay Suraj, không có
phim nào sẽ cất cánh, vậy nên lời khen ngợi phải được trao cho James
Cameron và Lý An vì đã dùng những nhân tài không có điềm báo trước.
Trên, trái: Sam Worthington vai Jake Sully trong Avatar; dưới: Suraj Sharma trong vai Pi
Nhưng đó đã là kết thúc câu chuyện hay chưa? Chúng ta có thể cho
Life of Pi là phim
Avatar mới và kết thúc công việc không? À, không hẳn thế.
Ba điểm Life of Pi khác với Avatar1.
Life of Pi không đặt ra sự đánh đổi
Phim
Avatar
giống như một người ở quán rượu, tuyệt vọng muốn nói cho bạn nghe về
giả thuyết âm mưu mới nhất. Cấu trúc truyện cơ bản được sắp xếp để khiến
chúng ta đặt câu hỏi về sự thỏa hiệp đang có với thiên nhiên, với thứ
lấy đi mà mọi thứ đều mất cân bằng.
Life of Pi thì không như
vậy, phim lấy nỗi đau để cho chúng ta thấy rằng mọi việc xảy ra đều có
lý do của nó, và tất cả chúng ta là tạo vật của Thượng đế.
Life of Pi tôn trọng thiên nhiên, nhưng cũng tràn đầy tính nhân bản. Quan trọng là, bạn ủng hộ hành tinh Pandora trong phim
Avatar, còn trong
Life of Pi thì bạn ủng hộ mọi người. Đây là sự khác biệt lớn trong chủ đề.
Một cảnh đại dương sâu thẳm huyền ảo trong Life of Pi
2.
Life of Pi dữ dội hơn trong đoạn cao trào
Trong khi
Avatar là thành tựu kỹ thuật lớn, thì giờ phút cuối cùng lại hơi đau khổ. Phim
Life of Pi thì không như thế, phim kết thúc dữ dội hơn giờ mở màn. Thật ra, đoạn giữa của
Life of Pi hơi lặp đi lặp lại, nên
Avatar làm tốt hơn ở phần này. Nhìn chung, lời giải thích cho việc
Life of Pi là câu chuyện được nhận biết đầy đủ hơn, có lẽ do phim dựa trên một tác phẩm văn học xuất sắc.
3.
Life of Pi thiếu sức hấp dẫn rộng rãi
Đúng thế, dù
Life of Pi có thể hay hơn về tổng thể câu chuyện, nhưng lại không có cơ hội đạt đến một nửa mức độ thành công mà
Avatar có được.
Avatar là bộ phim mà bạn có thể dắt cậu con trai học lớp sáu đi cùng, và đó là phim mà các bà nội/ngoại sẽ không quá sợ hãi. Còn
Life of Pi thì sao? Phim khó xem hơn, một phần vì sự bạo hành động vật, một phần vì sự giao thoa giữa hai phim
Castaway và
Flight.
Avatar là phim mà bạn thấy mình bị cuốn hút vào chiều thứ bảy, chỉ vì phim đang chiếu. Còn
Life of Pi là bộ phim mà bạn tôn trọng, vì hình ảnh tuyệt đẹp, nhưng sẽ bỏ qua nếu có người mời bạn vào ngày bạn định đi xem.
Tóm lại,
Life of Pi và
Avatar cho thấy một vài điểm tương đồng nhưng cũng có vài điều khác biệt. Thật lạ nhưng đúng thế, phong cách Wes Anderson (các phim
Rushmore,
Life Aquatic) nhiều hơn James Cameron trong đoạn mở đầu phim
Life of Pi – điều này chứng minh tại sao toàn bộ quan điểm tiếp thị của
Avatar /
Life of Pi
có ngay từ đầu. Về cơ bản, nếu bạn nhìn ngó đủ nghiêm khắc, và bị thúc
ép bởi nhu cầu làm một đoạn phim quảng cáo, bạn có thể thấy sự so sánh ở
mọi thứ, ở bất kỳ nơi nào, trên toàn thế giới.
Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi