Dứt khoát chú rồng đó phải có tên Elliot, nhưng đạo diễn David Lowery còn có một yêu cầu lớn khác cho quái vật chính trong phim Pete’s Dragon của anh: sinh vật này phải có lông.
Cậu bé Pete (Oakes Fegley) và người bạn rồng
|
Vẩy có thể cũng dễ thương — đã được chứng minh qua chú rồng kiểu có đuôi
Toothless trong
How to Train Your Dragon — nhưng ở bản làm lại bộ
phim thân thiện với gia đình này của Lovery, anh muốn rồng tạo hình vi tính
Elliot toát ra sự ấm áp, cũng như sức hút của động vật, đối với khán giả
và nhân vật cậu chủ 10 tuổi Pete (Oakes Fegley) của anh.
“Chúng
tôi viết kịch bản và nghĩ, ‘Làm sao đứa trẻ này sống sót được một mình
trong rừng mùa đông?’” nhà làm phim nói. “À, câu trả lời là chú bé cuộn
mình trong một chú rồng lông lá xù xì có lẽ là đang ngủ đông.”
Pete’s
Dragon lấy bối cảnh rừng tây bắc Thái Bình Dương nơi Pete và Elliot đã
sống sáu năm, kể từ khi cậu bé thoát ra khỏi một tai nạn xe hơi đã làm
cha mẹ cậu thiệt mạng ở một chốn nào không rõ. Người giữ rừng Grace
Meachum (Bryce Dallas Howard) đã nghe cha cô (Robert Redford) kể những
chuyện có một con rồng trong rừng từ khi cô còn nhỏ, nhưng biết ra
Elliot là có thật khi cô bắt gặp Pete và cố gắng tìm ra danh tính thực
sự của cậu bé.
Một số đặc điểm của nhân vật hoạt hình từ bản phim
Pete’s Dragon hoạt
hình kết hợp người đóng năm 1977 vẫn còn trong AND của phim mới: Elliot
có thể biến thành vô hình, giao tiếp bằng những tiếng lầm bầm và gầm
rống, và “và thể chất không nhanh nhẹn hay đẹp đẽ như rồng theo bạn
tưởng tượng,” Lowery nói.
Tuy nhiên, đạo diễn muốn có sự khác
biệt. Có bộ lông, mà với Lowery là “hết sức thành công trong việc bán
mối quan hệ cốt lõi của bộ phim,” nhưng con thú cũng có tai hai bên đầu,
để “bạn có thêm cảm xúc kiểu chó cưng-mèo cưng về chú rồng này,” cố vấn
hiệu ứng hình ảnh Eric Saindon của Weta Digital, nhà thầu làm hiệu ứng
của Peter Jackson, nói.
Thêm nữa, Elliot — đứng cao đến 21 bộ
(khoảng 6,4 mét) — cần có vẻ oai vệ. “Trước khi bạn biết chú ta là rồng
tốt, bạn cảm thấy cảm giác kính sợ bóng dáng của chú ta,” Lowery nói,
anh nghĩ Elliot là rồng ăn chay là rất quan trọng. “Nó ăn cây ăn gỗ chớ
không bao giờ làm hại thú vật khác.”
Một sở thú động vật và đặc điểm thể chất của chúng đã được chọn lựa để
chuyển tải những khía cạnh khác nhau của Elliot. Lowery mượn thói quen
buổi sáng của mèo cho việc thức dậy của Elliot, và Saindon cho hành động
của Elliot rải rác những hành xử của chó, kể cả cách nó phản ứng với
vòi nước.
Các họa sĩ hoạt hình nương theo hải âu để vẽ Elliot cất
cánh bay (“Không đẹp đâu,” Saindon nói) và cho chú rồng đáp xuống đất
theo kiểu mòng biển, “vì chúng quả không phải là những loài hạ cánh
tuyệt nhất,” Lowery nói thêm.
Thách thức lớn nhất là tìm ra lằn
ranh đúng giữa hiện thực và kỳ ảo cho Elliot, để chú rồng “hơi phi thực
tế mà vẫn rất thật,” Lowery nói.
Elliot và Pete (Sean Marshall) trong bản gốc Pete's Dragon năm 1977
|
Thế nên khi Pete hỏi Elliot liệu chú rồng có ăn thịt cậu không, đạo diễn
phim nhằm mục đích phối hợp hài hước, cảm xúc và sự tò mò. “Đó là lần
đầu tiên bạn thấy chú rồng thực sự phản ứng chuyện gì và nhận ra mình
không phải là ác thú chực ăn tươi nuốt sống cậu bé 4 tuổi này.”
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: USA Today