Những bà mẹ hổ trong giáo dục con cái và căng thẳng do thi cử? Chúng ta hoàn toàn có thể thấy liên hệ.
Không phải chuyện tình lãng mạn và sinh vật siêu nhiên chiếm lĩnh phim
truyền hình cáp ở Hàn Quốc ngày nay; mà chính là nỗi ám ảnh về điểm số
và tuyển sinh đại học.
SKY Castle, phim truyền hình mới
của JTBC, làm nên lich sử không chỉ vì bàn đến vấn đề gây tranh cãi và
phức tạp như thế, mà còn thiết lập kỷ lục tỷ suất người xem. Tập phim
phát sóng vào ngày 19/1 đã vượt qua những phim được yêu thích trước đó
là
Goblin và
Reply 1988 trở thành phim truyền hình được xem nhiều nhất ở Hàn Quốc trong lịch sử truyền hình cáp, với tỷ suất trung bình là 22,3%.
Nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh trong việc khẳng định và duy trì vị trí tầng lớp thượng lưu của họ là phần “Castle” của SKY Castle
|
Đây là một thành công bất ngờ; ít ai trông đợi bộ phim này làm tốt như vậy. Từ chỉ 1,7% ở tập đầu tiên, tỷ suất người xem
SKY Castle không ngừng tăng hằng tuần, vươn lên vị trí hàng đầu “những phim truyền hình nổi tiếng nhất” Hàn Quốc sau hơn một tháng.
Do
thành công ngoài mong đợi, JTBC đã tăng thêm bốn tập, từ kế hoạch 16
tập ban đầu thành 20 tập. Hai tập nữa vẫn còn đang trong giai đoạn viết
kịch bản.
Thế thì phim bộ truyền hình cực kỳ nổi tiếng này nói về cái gì? Hãy xem trailer sau:
Thực tế tựa phim tiết lộ nhiều về cốt truyện. “SKY” được viết in hoa vì
đó là từ viết tắt phổ biến của người Hàn Quốc ám chỉ ba trường đại học
hàng đầu nước này: Đại học quốc gia Seoul (Seoul National University),
Đại học Hàn Quốc (Korea University) và Đại học Yonsei (Yonsei
University).
Đó cũng là những trường đại học mà các bậc phụ huynh – đặc biệt là các bà mẹ - của
SKY Castle sẽ cho con mình học, bằng mọi giá.
Đứng
đầu dàn diễn viên ‘khủng’ trong vai các bà mẹ là năm diễn viên kỳ cựu:
Yum Jung Ah, Lee Tae Ran, Yoon Se Ah, Oh Na Ra và Kim Seo Hyung. Bốn
người trước là những người đứng đầu những gia đình nằm trong 0,1% tốp giàu có và danh giá của Hàn Quốc. Nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh
trong việc khẳng định và duy trì vị trí tầng lớp thượng lưu của họ là
phần “Castle” của
SKY Castle.
Kang Chan Hee (giữa) vào vai Hwang Woo Joo
|
Đúng, đây là phim hài đen tối châm biếm những bà mẹ hổ, những bậc phụ
huynh ganh đua qua việc học hành của con cái, và những căng thẳng từ
trường lớp. Nghe quen không?
Những bà mẹ hổ giàu có, có chồng là
bác sĩ và cựu chính trị gia, quyết tâm nhìn thấy con cái họ vào trường y
khoa hàng đầu Hàn Quốc bất cứ giá nào. Tiền không phải là vấn đề đối
với họ.
Còn những đứa trẻ trong
SKY Castle thì sao? Bọn trẻ ắt hẳn không đếm xỉa tới chuyện vào đại học hàng đầu cho bằng được và ganh đua như cha mẹ mình.
Bọn trẻ trong SKY Castle không đếm xỉa tới chuyện vào đại học hàng đầu cho bằng được và ganh đua như cha mẹ mình
|
Những ồn ào quanh phim này còn là về Kim Dong Hee, diễn viên đang lên từ phim truyền hình mạng
A-Teen, vào vai Cha Seo Joon, một học sinh trung học tốt bụng, trong
SKY Castle. Seo Joon là con trai cả của cặp nhân vật do Yoon Se Ah và Kim Byung Chul thủ vai.
Kang
Chan Hee, được biết đến với tên Chani trong nhóm nhạc nam SF9, cũng
được ngợi khen cho vai Hwang Woo Joo, cậu con trai khôn khéo của nhân
vật của Lee Tae Ran. Cậu ta cũng phải giở mánh khóe không chỉ với kỳ
vọng cao của cha mẹ, mà còn với mối tình tay ba ở trường.
Yum Jung Ah (phải) vào vai Han Seo Jin
|
Nữ diễn viên đầy kinh nghiệm Yum Jung Ah vào vai Han Seo Jin, một người
phụ nữ khao khát thành công. Khi kết hôn, cô đã thuê cha mẹ giả để che
giấu xuất thân nghèo khó của mình. Mong muốn tột bậc của Han Seo Jin là
con gái cô được nhận vào khoa dược của Đại học Seoul và được mẹ chồng cô
chấp nhận.
Tuyệt vọng, Han thuê một “điều phối viên tuyển sinh
đại học” hàng đầu, thậm chí còn đưa cho cô này những thỏi vàng để thu
hút sự chú ý của cô. Điều này dẫn đến bi kịch. Giờ đây, sau hàng loạt sự
việc, con gái Han Seo Jin tin cậy điều phối viên còn hơn cả mẹ ruột.
Đi sâu vào tâm lý gia đình, SKY Castle dẫn dắt khán giả qua những mặt tối của hệ thống giáo dục gây tranh cãi của Hàn Quốc
|
Bằng cách đi sâu vào tâm lý gia đình,
SKY Castle dẫn dắt khán
giả qua những mặt tối của hệ thống giáo dục gây tranh cãi của Hàn Quốc,
bao gồm cả tự tử. Mọi thứ có thể trở nên khá kịch tính, song kịch tính
mang đến một cái nhìn khó khăn và quan trọng về chủ đề mà nhiều người
trong số chúng ta có thể đồng cảm.
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Weekender và Korea Times