Bốn chị em trở về quê để dời phần mộ người bố lập tức bị người chú đuổi ra, đòi họ phải đi cùng em trai út Seung Rak.
“Chúng cháu không phải là con à?” cô con gái út Hye Yeon hét lên. Nhưng
cuối cùng, tuân theo yêu cầu gia trưởng của người chú, họ bắt đầu một
hành trình dài về Seoul tìm em trai.
Người chú không cho bốn chị em di dời phần mộ bố, đòi phải có người em trai út
|
Bộ phim điện ảnh
Move the Grave bắt đầu như thế đó. Câu chuyện
gia đình châm biếm công khai sự phân biệt phụ nữ thâm căn cố đế và vẫn
tồn tại trong nhiều gia đình dưới danh nghĩa truyền thống.
Bộ
phim nhận được Giải thưởng CGV Arthouse Upcoming Project tại Liên hoan
phim quốc tế Jeonju năm ngoái, và Giải Competition 1-2 tại Liên hoan
phim quốc tế Warsaw lần thứ 35 và Giải thưởng Netpac từ Mạng lưới Giới
thiệu Điện ảnh châu Á.
“Tôi cảm thấy lạ khi tất cả những phần
quan trọng của những lễ lạc truyền thống phải do đàn ông thực hiện,
trong khi phụ nữ làm tất cả những việc còn lại như chuẩn bị và dọn dẹp,”
đạo diễn Jeong Seung O nói trong phỏng vấn với
JoongAng Ilbo.
“Những lễ lạc này đáng nhẽ được tổ chức để tỏ lòng trân trọng ký ức về
người đã khuất, nhưng hơn thế toàn bộ quá trình này lại cổ xúy sự phân
biệt đối xử và chia rẽ trong vai trò nam nữ. Tôi nghĩ nguồn cội gì mà
lại giữ gìn sự [gia trưởng] này, và tự hỏi liệu có phải chúng ta đang ở
thời điểm tổ chức tất cả những lễ lạc này mà ngay cả để trân trọng điều
gì cũng không biết không. Những suy nghĩ này tự nhiên chầm chậm đi vào
kịch bản của tôi.”
Tuân theo yêu cầu gia trưởng của người chú, bốn chị em bắt đầu một hành trình dài về Seoul tìm em trai
|
Không giống gia đình lớn trong phim, Jeong là con một. Sau khi cha mẹ ly
hôn năm anh 18 tuổi, tất cả mọi người từ từ xa cách nhau.
Đạo
diễn này đã luôn thấy hứng thú với chủ đề gia đình và đã miêu tả chủ đề
này trong nhiều giai đoạn ở các phim ngắn của mình. Bộ phim ngắn năm
2016
Birds Fly Back to the Nest, nói về bốn chị em xa cách cùng
tới thăm mẹ khi bà ở bệnh viện, nhận Giải Đặc biệt của Ban Giám Khảo
tại Liên hoan Phim ngắn Mise-en-scene.
“Gia đình chúng tôi hạnh
phúc hơn sau khi chia cách,” Jeong nói. “Khi còn sống với nhau, chúng
tôi như thể một quả bom hẹn giờ. Thay vì phát nổ, chúng tôi đưa nó vào
chân không [qua việc ly hôn]. Một cách tự nhiên tôi bắt đầu so sánh các
gia đình ngoài kia khác biệt với gia đình chúng tôi ra sao.”
Khi
được hỏi tại sao anh quyết định có năm chị em trong câu chuyện này, anh
trả lời, “bởi nếu có nhiều anh chị em trong một nhà, tôi tin rằng những
mối lo và mâu thuẫn cá nhân của họ có thể phản ánh các vấn đề xã hội phổ
cập.”
Chọn thể hiện năm chị em trong câu chuyện này, vì đạo diễn tin rằng
“những mối lo và mâu thuẫn cá nhân của họ có thể phản ánh các vấn đề xã
hội phổ cập
|
“Mẹ tôi đến từ một gia đình 12 con – bảy gái và năm trai – và tôi đã
luôn cảm thấy thú vị bởi sự nhộn nhịp ở một gia đình lớn mỗi khi tôi về
thăm quê bà.”
Cấu trúc gia đình bốn chị gái và em trai út đến từ
gia đình vợ anh. Với sự cho phép của họ, Jeon đã sử dụng tên thật – Hye
Young, Geum Ok, Geum Hee, Hye Yeon và Seung Rak.
“Gia đình cô ấy
cùng có chữ ‘Seung,’ nhưng tôi thấy buồn khi biết họ không sử dụng cái
tên đó cho bốn cô con gái, mà dành riêng cho người con trai,” Jeong nói.
“Xung
đột giới tính xảy ra ngày nay là kết quả của sự gia trưởng,” đạo diễn
nhận định. “Giờ nó phát triển mờ nhạt hơn, nhưng khi phụ nữ bị phân biệt
đối xử trong chính gia đình mình bắt đầu sự nghiệp riêng trong xã hội,
họ lại tiếp tục đối mặt phân biệt đối xử do sự gia trưởng ăn sâu bám rễ
vẫn chưa hoàn toàn biến mất trong gia đình.”
Câu chuyện gia đình châm biếm công khai sự phân biệt phụ nữ thâm căn
cố đế và vẫn tồn tại trong nhiều gia đình dưới danh nghĩa truyền thống
|
Bộ phim còn đề cập tới các vấn đề gia đình khác như mối quan hệ cha
mẹ-con cái, các vấn đề với nhà thông gia, gánh nặng tiền bạc của hôn
nhân, phá thai và nhiều thứ khác.
Thực tế về những người mẹ có đi
làm yêu cầu được nghỉ hộ sản nhưng thay vào đó lại được khuyên nghỉ
việc, và việc nhà không được xem là “hoạt động kinh tế” cũng được diễn
tả qua các chị em.
Người chú bảo thủ ủng hộ con trai ra mặt được lấy cảm hứng từ nhà nội của đạo diễn.
“Mẹ
tôi đã luôn không thoải mái với sự gia trưởng bên phía gia đình cha
tôi,” Jeong nhớ lại. “Bà ấy sẽ phàn nàn về điều này với tôi, và khi tôi
lớn lên, tôi cố gắng hiểu tại sao bà lại thấy như vậy. Theo một cách nào
đó, tôi cố gắng hiểu bà qua việc làm bộ phim này.”
Seung Rak, người không muốn nhận trách nhiệm con trai duy nhất, tuy nhiên vẫn bị kết chặt trong những phong tục gia trưởng
|
Những miêu tả khác của bộ phim về đàn ông như Seung Rak, người không
muốn nhận trách nhiệm con trai duy nhất, tuy nhiên vẫn bị kết chặt trong
những phong tục gia trưởng, đến từ chính sự mâu thuẫn của đạo diễn.
“Tôi
nghĩ, ‘Tôi không giống [những người đàn ông khác]’ nhưng tôi cũng thấy
bản thân tuân thủ theo hệ thống này và tôi cảm thấy bị đánh bại và nhục
nhã,” Jeong nói. “Bởi tôi luôn luôn được dạy phải ‘hành xử như một người
đàn ông.’ Đỉnh điểm của điều này nằm trong quân đội. Nghĩa vụ quân đội
bắt buộc bắt đầu năm 2005, và những ngày đó đầy bạo lực và chửi thề đến
từ một không khí áp bức và nam tính ép buộc. Có một kiểu nam tính kỳ dị
nảy sinh trong quân đội.”
Đạo diễn kỳ vọng rằng thế hệ tiếp theo
cuối cùng sẽ được thoát khỏi những lề lối cũ. Anh dàn dựng cái kết thành
“một lời chào vĩnh biệt sự gia trường mà chúng ta vẫn bám lấy.”
Khi được hỏi liệu gia đình anh đã xem bộ phim, anh nói đa số đã xem, ngoại trừ ông chú.
Đạo diễn Jeong Seung O kỳ vọng rằng thế hệ tiếp theo cuối cùng sẽ được thoát khỏi những lề lối cũ
|
“Về phía cha mẹ tôi, ừ thì, để mà nói thật, tên người cha quá cố trong
bộ phim thực ra là tên cha tôi. Tôi đã được ông đồng ý cho sử dụng tên
này trong phim, nhưng sau khi xem, ông nói với tôi, “Con giết bố rồi,’
và chỉ một câu đó thôi. Mẹ tôi, người tôi nghĩ rằng muốn có cháu bây
giờ, nói rằng bà mong Geum Hee [chị gái thứ ba] có thể kết hôn hạnh phúc
và có một đứa con. Phía gia đình vợ tôi, chỉ có vợ tôi và em gái cô ấy
đã xem bộ phim. Tôi đặc biệt tự hỏi em trai vợ tôi nghĩ gì về bộ phim.”
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: JoongAng Daily