Cháy nắng không giải thích được, lỡ hẹn, và một ngày lễ tình nhân trống
trải: đây là những dấu ấn khiến Dương Hiểu Kỳ, nhân vật chính của bộ
phim hài lãng mạn My Missing Valentine năm 2020 của Đài Loan, kinh hoàng nhận ra nhận thức về thời gian của cô không có gì thay đổi.
Dương Hiểu Kỳ (Lý Bái Du), nhân vật chính của bộ phim hài lãng mạn My Missing Valentine
|
Trong
My Missing Valentine, Dương Hiểu Kỳ trải nghiệm thế giới
nhanh hơn mọi người xung quanh. Cô kém trưởng thành về tâm lý, luôn luôn
lạc nhịp, và thậm chí chớp mắt quá sớm khi chụp ảnh. Một ngày cô thức
dậy và nhận ra mình đã bỏ lỡ nguyên một ngày trong đời — bao gồm cả buổi
hẹn hò hoành tráng với một người yêu mới thú vị — Dương Hiểu Kỳ bắt đầu
khám phá những gì đã xảy ra vào cái ngày cô bỏ lỡ đó và điều gì giải
thích cho cảm giác đứt đoạn về thời gian của cô.
Về cốt lõi,
My Missing Valentine
sử dụng một lăng kính kỳ quái để khám phá cấu trúc phối cảnh thế giới
quan của chúng ta. Tuy nhiên, bất chấp ý tưởng mới lạ của bộ phim và các
nhân vật kỳ quặc, cảm giác bản thân
My Missing Valentine rời
rạc trong cấu trúc. Kết quả là, bộ phim gặp khó khăn trong việc tổ chức
câu chuyện của nó theo cách có định hướng, và lạc lối trong thời lượng
của bộ phim.
Chơi chữ sáng tạo
Lưu Quán Đình trong vai người yêu của Dương Hiểu Kỳ
|
My Missing Valentine được chia thành hai phân đoạn lớn được sắp
xếp theo những thay đổi lớn trong phối cảnh của bộ phim, và được báo
hiệu một cách khéo léo bằng những thay đổi đối với tựa phim. Tựa
tiếng Trung của bộ phim
Tiêu thất tình nhân tiết được dịch sát
nghĩa là “Sự biến mất của ngày lễ tình nhân.” Không giống như tựa tiếng
Anh, loại bỏ các từ khác nhau trong tựa tiếng Trung dẫn đến các
nghĩa khác nhau.
Bộ phim tận dụng tối đa cách chơi chữ này trong
tiêu đề của mỗi phân đoạn, đối chiếu tiêu đề các phân đoạn với chủ
đề bao quát của bộ phim cho ra thông tin hoặc góc nhìn còn thiếu. Ví dụ,
phân đoạn đầu tiên biến mất các từ
tình “情” và
tiết “節”, dẫn đến tiêu đề phụ là
Tiêu thất đích nhân (消失 的 人) tức “Người mất tích”, ám chỉ sự mất tích bí ẩn của người yêu mới của Dương Hiểu Kỳ.
Các nhân vật trong phim cảm thấy lạc nhịp trong một thế giới mà họ có vẻ không phù hợp
|
Phân đoạn thứ hai đảo ngược chuyện này bằng cách biến mất chữ
nhân “人” trong “情人 節”. Dẫn đến tiêu đề phân đoạn mới là
Tiêu thất đích tình tiết
消失 的 情節 tức “Câu chuyện còn thiếu”, để làm nổi bật cách định hướng lại
góc nhìn bổ sung thêm ý nghĩa cho các sự kiện chúng ta đã thấy. Cách
chơi chữ sáng tạo này làm nên điều thành công nhất của bộ phim — bộ phim cho thấy góc nhìn của một cá nhân bị giới hạn như thế nào và nhìn cuộc sống qua góc nhìn của người khác có thể lấp đầy những chỗ
trống trong câu chuyện của chính chúng ta. Hai tiêu đề của hai phân đoạn
là đảo ngược nhau và bỏ qua đúng các phần của tựa phim mà người kia
nhìn thấy. Phải xem cả hai phân đoạn, và cả hai tiêu đề, chúng ta mới có
thể thấy được toàn cảnh và ý nghĩa.
Hết thời gianTuy
nhiên, trong khi muốn đưa ra những câu hỏi đầy suy nghĩ và giàu trí
tưởng tượng, bộ phim lại làm điều đó một cách khó hiểu. Giống như việc
các nhân vật trong phim cảm thấy lạc nhịp trong một thế giới mà họ có vẻ
không phù hợp, bộ phim có cấu trúc đứt đoạn tương ứng. Không có đủ câu
chuyện để báo trước bộ phim quan tâm gì trong màn đầu tiên, hay thậm chí
đủ chú ý đến các chủ đề sau này sẽ trở nên quan trọng,
My Missing Valentine thường
xuyên mang lại cảm giác không có mục đích và quanh co. Ngay cả sau khi
Dương Hiểu Kỳ phát hiện ra những yếu tố kỳ ảo hơn trong thế giới của cô,
bộ phim vẫn không cam kết hoàn toàn với sự kỳ ảo và hay khác thường của
nó, và quá nhanh chóng trở lại bầu không khí một lát cắt của cuộc sống.
Bộ phim không cam kết hoàn toàn với sự kỳ ảo và hay khác thường của
nó, và quá nhanh chóng trở lại bầu không khí một lát cắt của cuộc sống
|
Khi
My Missing Valentine cuối cùng sẵn sàng để đắm mình vào sự
kỳ ảo trong cảm giác đứt đoạn thời gian của các nhân vật trong phim, thì
quá ít, quá muộn. Một chuyển đổi góc nhìn trong màn ba của bộ phim đưa
các ý tưởng về sự đảo ngược và góc nhìn đến cao trào, bằng cách tái
định hướng khán giả vào một góc nhìn hoàn toàn khác về các sự kiện của
phim. Tuy nhiên, phân đoạn này, mặc dù được câu chuyện dẫn dắt nhiều hơn
so với hai phần đầu, thu hút sự tập trung đáng kể ra khỏi tuyến
truyện vốn đã mỏng của nhân vật chính. Thật không may, điều đó làm cho
những cảnh cuối cùng về góc nhìn hợp nhất của bộ phim thất bại hoàn
toàn.
Trong khi các phim lãng mạn Đài Loan khác theo góc nhìn nhân vật (như
IWeirDo) xây dựng dựa trên các quan điểm khác nhau của các nhân vật thú vị nhằm giải quyết đồng thời nhiều tuyến nhân vật có ý nghĩa,
My Missing Valentine lại chùn bước trong những giây phút cuối cùng để mang đến cho bất kỳ nhân vật nào của bộ phim lời chào tạm biệt mà họ xứng đáng.
Sự hấp dẫn của bộ phim đối với cách nhìn của một cá nhân bị giới hạn
và cách nhìn cuộc sống qua góc nhìn của người khác có thể lấp đầy những
chỗ trống trong câu chuyện của chính chúng ta
|
My Missing Valentine là một bộ phim có tâm, và một số khoảnh
khắc thực sự tỏa sáng trong sáng tạo và tưởng tượng. Tuy nhiên, bộ phim
thiếu một góc nhìn tổng thể kết hợp hiệu quả tất cả các bộ phận cấu
thành của nó. Mặc dù đến cuối phim, cuối cùng Dương Hiểu Kỳ đã có tất cả
những mảnh ghép còn thiếu để hiểu vì sao cô đứt kết nối thời gian, có
thể phải nghiên cứu thêm một chút nữa mới hiểu được
My Missing Valentine.
My Missing Valentine
— Đài Loan. Thoại tiếng Trung. Do Trần Ngọc Huân đạo diễn. Phát hành
lần đầu ngày 18 tháng 9 năm 2020. Thời lượng 1 giờ 59 phút. Diễn viên
chính Lưu Quán Đình, Lý Bái Du, Trần Trúc Thăng.
My Missing Valentine chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Busan 2020. Bộ phim dẫn đầu đề cử Kim Mã 2020 với 11 đề cử.
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Escapist