Claudia Kim trong vai Nagini trong phim Fantastic Beasts: The Crimes of Grindelwald sẽ ra rạp ở Việt Nam từ ngày 16/11/2018 với tựa Sinh vật huyền bí: Tội ác của Grindelwald
|
Trong loạt truyện
Harry Potter gốc, Rowling miêu tả Nagini là
một con rắn lớn và là trợ thủ hiểm độc bên cạnh nhân vật phản diện chính
của bộ truyện, chúa tể Voldemort. Kể từ sau vụ nổ
Harry Potter
đi vào toàn cảnh văn hóa đại chúng những năm 2000, những suy đoán của
‘fan’ về thân thế của Nagini đã khơi lên bàn bạc và tranh luận. Một số
người hâm mộ tự hỏi liệu có phải Nagini là con rắn mà Harry Potter đã
nói chuyện và giúp nó thoát khỏi một triển lãm vườn thú trong phần đầu
tiên của loạt truyện,
Hòn đá phù thủy / The Philosopher's Stone
không. Đương nhiên, tiết lộ lớn của Rowling về Nagini là “bị nguyền”,
một con người bị nguyền biến thành thú vật, gây sốc và khiến người hâm
mộ toàn cầu sợ hãi.
Tuy nhiên, ‘fan’ nhanh chóng nói về rắc rối
xung quanh lựa chọn của Rowling cho người phụ nữ Á Đông, Claudia Kim,
đóng vai một nhân vật cuối cùng bị nguyền biến thành con rắn độc ác,
giết người. Trong mấy năm qua, Rowling đã bị chỉ trích vì chọn Johnny
Depp sau khi đã có những cáo buộc bạo hành gia đình và việc bà đề cập
rằng tín ngưỡng của người Mỹ da đỏ bản xứ chỉ là tưởng tượng trong viết
lách của mình. Thực tế, sự lựa chọn của Rowling để Nagini là một người
phụ nữ Á Đông đáng chất vấn vì hai lý do quan trọng, cả hai lý do đều có
ẩn ý phân biệt chủng tộc.
Nagini là con người “bị nguyền” biến thành con rắn
|
Hồ Ly của HollywoodNếu có khi nào phụ nữ Á Đông được tham
gia vào phim điện ảnh và truyền hình, những khuôn mẫu lịch sử mà
Hollywood áp đặt cho họ không có gì hay, là nói nhẹ nhất. Một loại ẩn dụ
phổ biến mà Rowling đã cho quay lại với ký ức của nước Mỹ là Hồ Ly
(nguyên văn: “Dragon Lady”).
Trong phim điện ảnh và truyền hình
Mỹ, Hồ Ly Hollywood xuất hiện không chỉ bí ẩn và không đáng tin cậy, mà
còn hung hăng và quỷ quyệt. Các nhà làm phim miêu tả cô ta là một nhân
vật phản diện có khả năng đe dọa nhân vật chính, thường là da trắng,
phương Tây, nhưng chưa đủ để khiến cô trở thành nhân vật phản diện
chính của câu chuyện và nguồn sợ hãi cho người xem. Với những đặc điểm
không ai ưa này, mục đích của phép ẩn dụ là để biến phụ nữ châu Á thành
ác quỷ và thực thi ý niệm rằng những trí tuệ phương Tây không thể hiểu
được những động cơ văn hóa của đầu óc phương Đông. Đây không chỉ là phân
biệt chủng tộc, mà còn đánh giá thấp cái gọi là trí tuệ phương Tây.
Nagini là con rắn lớn và là trợ thủ hiểm độc bên cạnh nhân vật phản diện chính chúa tể Voldemort
|
Khi suy nghĩ và nói về chủng tộc, người ta có xu hướng sử dụng các phạm
trù, đặc biệt là các phạm trù nhị nguyên. Truyền thông phương Tây thích
thể hiện phụ nữ Á Đông là phục tùng, lặng lẽ, và vâng lời — kiểu người
để nhân vật chính tận dụng. Mặt khác, họ có Hồ Ly Hollywood. Mặc dù độc
lập, phụ nữ châu Á giờ đây là người Hollywood bảo chúng ta đừng bao giờ
tin tưởng, người mà bản chất của họ là tìm cách hủy hoại người hùng của
mọi câu chuyện. Tuy ban đầu có vẻ chỉ là một cách kể chuyện lười biếng,
nhưng lại làm hại phụ nữ châu Á. Bất chấp việc mọi phụ nữ trên đời, bất
kể chủng tộc, đều là những con người độc đáo, phức tạp với tính cách
phức tạp, đa diện, truyền thông phương Tây thể hiện phụ nữ Á Đông đều
hoặc là Người phụ nữ châu Á phục tùng hoặc là Hồ Ly.
Năm nay,
chất liệu mới nhất của Rowling cho chúng ta thấy ẩn dụ “Dragon Lady” vẫn
tồn tại và vẫn lang thang ở Hollywood. Trong quá khứ, người hâm mộ đã
chỉ trích Rowling vì chỉ miêu tả một người phụ nữ Á Đông trong các bộ
phim dưới hình dạng của Cho Chang, nữ sinh trường Hogwarts, đau khổ
vì cái chết của bạn trai trong phần lớn các cuốn sách và thời lượng
xuất hiện trên phim ngắn ngủi. Với bộ phim mới, Rowling đã có cơ hội
tiếp cận lại cách đối xử và miêu tả đàn bà con gái Á Đông trong sách của
mình, cũng như các nhân vật da màu khác. Phản hồi từ vô số người hâm mộ
đã cung cấp cho bà đủ tài liệu để phát triển trong vai trò của một nhà
văn và để lắng nghe ‘fan’ châu Á của mình.
Cho Chang, do Katie Liu Leung đóng, là học sinh trường Hogwarts,
đau khổ vì cái chết của bạn trai trong phần lớn các cuốn sách và thời
lượng xuất hiện trên phim ngắn ngủi
|
Tuy nhiên, thông báo của bà rằng con rắn khát máu, ác độc suốt trong bộ
truyện là người phụ nữ Á Đông cho thấy bằng chứng về sự còi cọc trong
phát triển văn chương của bà. Bất luận vô tình hay cố ý, quyết định của
Rowling về Nagini là một tiếng vọng đáng xấu hổ của ẩn dụ “Dragon Lady”
mà khán giả và diễn viên châu Á đều đã chán ngấy.
Hiệu ứng The Jungle BookTrên
ẩn dụ “Dragon Lady”, Nagini cho thấy kể cả Rowling cũng không tránh
được rơi vào một ẩn dụ chủng tộc phổ biến. Chúng ta có thể gọi ẩn dụ
điện ảnh về người da màu đóng nhân vật ở hình dạng động vật trong hầu
hết câu chuyện là Hiệu ứng
The Jungle Book.
Sự liên kết người da màu với động vật của Hollywood có thể được nhìn thấy trong một phim thiếu nhi kinh điển —
The Jungle Book (1967).
Các con thú có cùng cách hành xử, ngữ điệu, và đặc trưng thể chất của
người da đen và người châu Á, mà tột cùng là làm mờ ranh giới giữa động
vật và con người; đặc điểm và bản chất của họ trở nên hoán đổi cho nhau.
Giống như với ẩn dụ “Dragon Lady”, khán giả vô tình hấp thụ những thông
điệp tinh vi này. Xét rằng Hoa Kỳ có lịch sử gọi người da màu và người
nhập cư là chó và khỉ, nội dung giải trí làm mờ ranh giới giữa các dân
tộc thiểu số với động vật có khả năng xúi giục người xem phim gắn sự tàn
bạo và láu cá của động vật với con người bình thường.
Một tác giả nổi tiếng đã trượt chân vào ẩn dụ này là Stephanie Meyer, chuỗi phim chuyển thể từ bộ tiểu thuyết
Twilight của
cô đã cho những nhân vật người Mỹ da đỏ xuất hiện thành những con sói
trên màn ảnh. Hầu hết người hâm mộ bộ sách của Meyer đã rất khó chịu vì
điều này khiến cho các diễn viên người Mỹ da đỏ có thời lượng xuất hiện
giảm đáng kể và gắn sự tàn bạo của động vật và sói vào những nhân vật
đó. Tuy nhiên, loại ẩn dụ mà Meyers và Rowling đều dựa vào còn có ý
nghĩa vô nhân đạo khi tước đoạt của các diễn viên da màu cơ hội xuất
hiện trong những câu chuyện ở hình dạng con người.
Vậy, có phải
J.K. Rowling nói rằng phụ nữ Á Đông giống như động vật hoặc luôn luôn có
ý đồ không tốt? Chắc là không. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là
những câu chuyện chúng ta tạo ra chắc chắn xuất phát từ văn hóa và lịch
sử của chúng ta — kể cả những khoảnh khắc đen tối nhất trong lịch sử của
chúng ta. Những ẩn dụ trong cách kể chuyện này của Hollywood tồn tại
bao thập niên luôn bắt nguồn từ những thái độ hận thù, vô nhân đạo đã
từng được coi là chuyện bình thường.
Chuỗi phim chuyển thể từ bộ tiểu thuyết Twilight đã cho những nhân vật người Mỹ da đỏ xuất hiện thành những con sói trên màn ảnh
|
Ngay cả những nhà văn nổi tiếng và thành công nhất cũng phải tự kiểm tra
xem bản thân và tác phẩm của mình có thể có những thành kiến văn hóa,
vì lợi ích của con người trong đời thực mà nhân vật họ đóng thể hiện
trong những câu chuyện này. Nếu muốn vượt qua hận thù quá khứ, cách để
làm được điều đó là vượt qua những ẩn dụ xưa cũ vẫn còn tồn tại trong
phim ảnh và sách vở.
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Study Breaks