Tin tức

Secret Life of Walter Mitty của Ben Stiller hiện thực hóa điều kỳ diệu

31/12/2013

Liệu Secret Life of Walter Mitty (phát hành ở Việt Nam với tựa Bí mật của Walter Mitty) có thể biến giấc mơ của mình thành hiện thực?

Câu hỏi đầy ngờ vực đó dành cho bộ phim của Ben Stiller đã nhìn thấy những gợi ý đầu tiên cho câu trả lời tại Liên hoan phim New York 2013, nơi mà những bộ phim đắt tiền dành cho mùa Giáng sinh ra mắt khán giả toàn cầu.

Ben Stiller trong vai Walter Mitty phiên bản hiện đại, một nhân viên hình ảnh ở tạp chí đang suy sụp Life,
trong một thế giới đang chuyển biến từ công nghệ analog sang kỹ thuật số và những gì bị bỏ lại đằng sau

“Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Hiệp hội điện ảnh của Trung tâm Lincoln đã can đảm trình chiếu phim của Ben Stiller,” đạo diễn bộ phim châm biếm nói khi anh bước lên sân khấu tại buổi chiếu ra mắt bộ phim. “Tôi sống cách đây 20 khu nhà. Và nhờ có quý vị, cuối cùng tôi cũng đã được phép bước vào trong tòa nhà này.”

Bộ phim – một ván bài 90 triệu đôla cho hãng 20th Century Fox – đã đến đích sau một quá trình phát triển 19 năm vô cùng tốn kém mà dưới sự dẫn dắt của nhà sản xuất John Goldwyn đã có ít nhất năm đạo diễn, bốn diễn viên chính, ba hãng chế tác và một vụ kiện trước khi hoàn tất như hiện tại, kịch bản được viết bởi Steve Conrad - tác giả phim The Pursuit of Happyness và đồng vai chính Kristen Wiig.

Trên danh nghĩa là làm lại bộ phim hài năm 1947 do Danny Kaye đóng chính, Mitty mới bám sát truyện ngắn đã đăng trên tờ New Yorker năm 1993 của James Thurer về một người đàn ông kìm nén đã đền bù cho sự tồn tại tồi tàn của mình bằng những giấc mơ không tưởng về những chuyến phiêu lưu khắp thế giới.

Kịch bản của Conrad lấy bối cảnh thế giới hiện đại, và, mặc dù liên quan đến những chuyến bay tưởng tượng giống với phim của Kaye, phim chú trọng vào những cố gắng khó nhọc nhưng lãng mạn của nhân vật chính (chủ yếu qua nỗi khao khát anh dành cho một người đồng nghiệp, do Wiig thủ vai), nỗ lực của anh trong vai trò nhân viên hình ảnh ở tạp chí đang suy sụp Life, và trong một cuộc phiêu lưu thực sự vòng quanh thế giới để tìm bức ảnh bị mất của một nhiếp ảnh gia bí ẩn (Seen Penn, trong một vai diễn khách mời lấn át cả vai chính).

Phim năm 1947 phần lớn là một chuỗi hài hước của Kaye, lúc đó đang gần với đỉnh cao nổi tiếng, còn bộ phim mới này muốn kể nhiều hơn là chỉ một câu chuyện kịch tính gắn liền với những tình tiết hài hước được rải vào.

Danny Kaye trong vai Walter Mitty bản phim năm 1947

Và không giống như câu chuyện của Kaye với một Mitty bản chất nhút nhát và thiếu ý chí, phiên bản mới này chú tâm nhiều đến việc làm sao một người đàn ông từng thành đạt và nổi tiếng lại bị mất tất cả.

“Tôi muốn phim bắt đầu ở chỗ Thurber bỏ dở,” Conrad nói trong một cuộc phỏng vấn với The Times. “Đây là một phim xem xét một điều mà tôi cho rằng rất nhiều người trong chúng ta cảm nhận: bổn phận đối với triển vọng tài năng của chúng ta và nỗi tuyệt vọng khi không thể phát huy được nó."

Trước Conrad, các biên kịch khác dường như không thể tìm ra cách để hiện đại hóa bộ phim năm 1947 của đạo diễn Norman McLeod và sự tuyệt vọng thời hậu chiến.

Stiller ban đầu được chọn để vào vai này trước khi anh đọc kịch bản của Conrad và nhận ra rằng có một điều gì đó khác biệt mà anh phải nỗ lực để giành quyền chỉ đạo phim này.

Stiller nói rằng điều cộng hưởng với anh chính là sự phê bình khéo léo của kịch bản về cuộc sống hiện đại.

Lưu ý, với vai trò là đạo diễn, anh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những câu chuyện như The Apartment của Billy Wilder (1960), cũng nói về một anh chàng si đần vụng về, Stiller nói Mitty mới nói về "thế giới này đang chuyển biến từ công nghệ analog sang kỹ thuật số và những gì bị bỏ lại đằng sau."

Ben Stiller trên trường quay Secret Life of Walter Mitty

Stiller nói với các phóng viên, “Dù phải theo với nhịp điệu đó của một bộ phim, chúng tôi muốn tôn vinh nó. Chúng tôi muốn tạo ra một thế giới rất thực nhưng theo cách riêng.”

Sự kết hợp đó – nói một cách khác, là sự kết hợp những ngôi sao hài hạng A và hiệu ứng mãn nhãn với rung cảm tinh tế hơn – dường như chia rẽ khán giả.

Những tweet châm chọc của một số người xem suất chiếu báo chí tại liên hoan đã sớm lấp đầy bởi những lời nịnh nọt trong đêm ra mắt công chúng. Phản ứng chia rẽ này đã gợi ra nhiều khả năng phim có khả năng vươn tới các giải thưởng, nhưng cũng có thể là thời điểm khá thuận lợi cho một phim thương mại, nhờ vào hiệu ứng mãn nhãn và những khoảnh khắc hài hước lặng lẽ. Phim là câu chuyện về sự hối tiếc và chuộc lỗi, đã có tác động rất tốt đối với khán giả lớn tuổi, những người đã biến những bộ phim như The Best Exotic Marigold Hotel thành thành công đình đám.

Những tweets châm chọc của một số người tham dự trước đó đã sớm lấp đầy bởi những lời lẽ nịnh nọt trong đêm ra mắt công chúng. Phản ứng chia rẽ này đã gợi ra nhiều khả năng phim có khả năng vươn tới các giải thưởng, nhưng cũng có thể là thời điểm khá thuận lợi cho mục đích thương mại, nhờ vào hiệu ứng mãn nhãn của phim và những khoảng khắc hài hước của người trầm tính. Nó là câu chuyện về sự hối tiếc và trỗi dậy, điều đã buộc nhiều khán giả lớn tuổi đến rạp vào thời điểm cuối năm, người đã làm cho những bộ phim giống như phim ‘The Best Exotic Marigold Hotel’ trở thành hit.

Tuy vậy, phim sẽ ở vị trí của một bộ phim 90 triệu đôla đối với khán giả dòng phim trào lưu mà lịch sử đã chứng minh là không dễ vâng theo nhịp phim chậm và các yếu tố tâm linh, đặc biệt trong các ngày lễ.

Ben Stiller và Kristen Wiig (phải) trong phim

Conrad lưu ý rằng anh tin có nhiều vô khối tiền lệ cho sự thành công của một phim kiểu này. “Theo tôi, nó chẳng khác gì so với ‘Planes, Trains and Automobiles,’” anh liên hệ các phim của đạo diễn John Hughes, “những phim mà cả nhà tôi nghĩ sẽ có nhiều gia đình xem mỗi năm vào các ngày nghỉ.”

Ở một ý nghĩa khác, hãng Fox đã đạt được điều mà các hãng phim khác không thể hoàn tất được. Lặp đi lặp lại trước đó với thất bại, vì không thể đuổi theo kịp Fox, như Steven Spielberg, Jum Carrey, Mike Myers và Ron Howard hay các hãng phim như DreamWorks, Paramount và New Line, tất cả đều cố gắng làm phim này cách đây bảy năm trước khi Fox vào cuộc. New Line và Goldwyn thậm chí còn một lần đưa nhau ra tòa.

Trong bài phát biểu trước khi chiếu, Stiller đã nhắc đến chặng đường dài đó.

“Nhiều người nghĩ rằng các hãng phim là những tập đoàn giấu mặt, tham lam và xấu xa. Và thực sự là như thế. Nhưng cũng còn những con người điều hành các hãng phim đó. Những người ở hãng phim đã quyết định đánh cược với bộ phim này.”

Dịch: © Nhật Nguyên @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi