Nhiều chủ đề nóng trên mạng xã hội Trung Quốc trong những tháng vừa qua
liên quan tới các vấn đề phụ nữ: xâm hại tình dục trẻ vị thành niên;
liệu phụ nữ ở Trung Quốc có nên được luật pháp cho phép trữ đông trứng;
liệu một phụ nữ có mất đi sự độc lập khi con cái mình đẻ ra lại mang họ
chồng.
Những bình luận này mở rộng ra quan hệ mẹ-và-con-gái sau khi bộ phim Trung Quốc
Spring Tide được phát hành trực tuyến ngày 17/5.
Áp phích phim Spring Tide, tựa tiếng Trung Xuân triều,
của đạo diễn Dương Lệ Nột. Lần đầu tiên một phim điện ảnh Trung Quốc kể
một câu chuyện xuyên xuốt và hoàn toàn về phụ nữ từ ba thế hệ khác nhau
|
Những câu chuyện của phụ nữBộ phim tập trung xung quanh
một người mẹ đơn thân tuổi 40 tên Quách Kiến Ba, chật vật với những đòi
hỏi tình cảm của mẹ mình và của con gái.
Đến từ ba thế hệ khác
nhau, mỗi người phụ nữ có nỗi buồn và những khó khăn phải đối mặt khi
tìm cách trốn thoát thực tại. Nhìn họ có vẻ thân thiện, đúng mực hay đơn
giản với người lạ, nhưng trở về với gia đình, họ trở nên kén chọn, im
lặng hoặc thâm sâu và xung đột nhau lúc này lúc khác.
Những câu
chuyện của ba người phụ nữ này là tóm tắt xã hội Trung Quốc, Dương Lệ
Nột, đạo diễn bộ phim, chia sẻ với trang tin thepaper.cn, nhấn mạnh đây
là lần đầu tiên một phim điện ảnh Trung Quốc kể một câu chuyện xuyên
xuốt và hoàn toàn về phụ nữ từ ba thế hệ khác nhau.
Hác Lôi trong vai người mẹ đơn thân tuổi 40 tên Quách Kiến Ba
|
Rất nhiều người đã xem bộ phim nói rằng họ có thể thấy bản thân và thế hệ cha mẹ họ trong các nhân vật.
Jun Yixioa, một nhà báo 30 tuổi làm việc ở Bắc Kinh, kể với
Global Times
rằng cô hoàn toàn hiểu phương pháp im lặng của Quách Kiến Ba khi đối
mặt với mẹ mình. Nhân vật Quách Kiến Ba cũng là một nhà báo.
“Họ
[thế hệ lớn tuổi] không chịu lắng nghe. Họ cũng tử tế hết mức với bạn
bè, đồng nghiệp và người lạ rồi chịu đựng đủ thứ bên ngoài, nhưng trút
những thất vọng và bất bình lên gia đình rồi lạnh nhạt với gia đình vì
không trân trọng mình đủ,” Jun nói.
Cô nói cô cũng trải nghiệm
một giai đoạn tuổi thơ phải làm người điều hòa khi người lớn cãi cọ
giống con gái của Quách Kiến Ba trong phim.
Khúc Tuyển Hy trong vai Uyển Đình, con gái của Kiến Ba
|
Trong phim, con gái của Kiến Ba là Uyển Đình có một người bạn tốt tên Yingzi, nhà nghèo mà dạt dào tình cảm.
“Tôi
có thể hiểu sự mong mỏi của Uyển Đình muốn có mối quan hệ gia đình giản
dị và hạnh phúc như vậy khi cô thấy Yingzi nhảy múa và hát với cha mẹ
mình,” Jun nói.
Bố của Kiến Ba vắng mặt rõ ràng trong bộ phim, cũng không có gì là ngạc nhiên trong phim từ đạo diễn Dương Lệ Nột.
“Có
khuynh hướng chủ nghĩa vật chất trong văn hóa châu Á, thật là buồn. Là
một đạo diễn nữ, tôi cảm thấy có trách nhiệm phải sáng tác cho phụ nữ.
Nên trong phim của tôi, nam giới thường vắng mặt. Điều này có thể khiến
nhiều nam giới không vui, nhưng không quan trọng vì tôi quá bận rộn đào
bới những câu chuyện của phụ nữ không thể quan tâm đến tâm tình của nam
giới,” Dương Lệ Nột nói với thepaper.cn.
Phim rõ ràng không có nhân vật bố của Kiến Ba lẫn bố của Uyển Đình (Kim Yến Linh, phải, trong vai Kỷ Minh Lam, mẹ của Kiến Ba)
|
Thú vị thay, sự vắng mặt của người cha thực ra là nguồn cội mâu thuẫn
giữa Kiến Ba và mẹ cô, theo Shi Wenxue, một nhà phê bình điện ảnh sống ở
Bắc Kinh.
Cha của Kiến Ba chết hai thập kỷ trước. Trong ký ức
của cô, ông là một người hoàn hảo và quan tâm. Tuy nhiên, mẹ Kiến Ba
buộc tội ông xâm hại tình dục. Bộ phim không chỉ rõ lời buộc tội đó là
đúng hay không, nhưng cáo trạng này đã hủy hoại sự nghiệp và cuộc đời
của cha Kiến Ba ở thời điểm mà đạo đức cá nhân rất quan trọng đối với
danh tiếng và sự nghiệp của một người.
Còn về cha của Uyển Đình,
con gái Kiến Ba đang ở đâu, cũng không rõ ràng. Mẹ của Kiến Ba đã nuôi
cháu ngoại từ khi mới sinh, cô bé dần dần xa cách Kiến Ba.
Những
người mẹ và những người con gái trong bộ phim bị mắc kẹt trong cái lồng
tự tạo ra cho bản thân, trong khi mâu thuẫn giữa họ cắm rễ sâu trong
những khó khăn gắn với thân phận của họ, nhà phê bình Shi nói với
Global Times.
Những người mẹ và những người con gái trong bộ phim bị mắc kẹt trong cái lồng tự tạo ra cho bản thân
|
Bàn luận nóng hổiBộ phim đã dấy lên những bàn luận nóng hổi về mối quan hệ mẹ-và-con gái trên mạng xã hội Trung Quốc.
Nhiều
người xem phim nói họ cảm động vì bộ phim và miêu tả thực tế mối quan
hệ mẹ-và-con-gái, trong khi số khác phàn nàn họ không thể hiểu nổi bộ
phim.
“Những người không hiểu nổi bộ phim có lẽ đến từ những gia
đình hạnh phúc. Từ góc nhìn đó, họ không hiểu cũng phải thôi,” một cư
dân mạng bình luận trên Sina Weibo.
Khi quan hệ gia đình trở
thành chủ đề toàn cầu, đây là lúc thích hợp cho các nhà làm phim Trung
Quốc bắt đầu để ý tới đề tài này, đạo diễn Dương Lệ Nột nhấn mạnh.
Thiếu giao tiếp hiệu quả là vấn đề lớn nhất giữa Kiến Ba và mẹ cô
|
Cuối phim, mẹ của Kiến Ba rơi vào tình trạng hôn mê sau một cuộc xung
đột lớn với cô. Trong bệnh viện, Kiến Ba có một đoạn độc thoại dài
khoảng bảy phút, trong đó cô thú nhận nỗi oán giận của mình đối với mẹ
và sự bất lực của cô khi cố gắng yêu con gái mình.
Ở một mức độ
nào đó, độc thoại này củng cố rằng việc thiếu giao tiếp hiệu quả là vấn
đề lớn nhất giữa Kiến Ba và mẹ cô, theo nhà phê bình Shi.
Trong
phim, Yingzi đến từ một dân tộc thiểu số và không nói trôi chảy tiếng
Trung phổ thông. Con gái của Kiến Ba tình nguyện chơi và giúp Yingzi cải
thiện tiếng Trung sau khi một học sinh khác từ chối làm bạn cùng bàn
với cô bé.
Những cảnh cuối của bộ phim cho thấy hai người đang
vui vẻ tay trong tay hướng về một hồ nước tuyệt đẹp. Uyển Đình cười vui
vẻ khi chơi đùa bên hồ dưới ánh mặt trời đầu xuân.
Các cảnh cuối phim cho thấy Uyển Đình cuối cùng đã bước ra khỏi cuộc
đấu tranh với các mối quan hệ gia đình của mình để nắm lấy thế giới cởi
mở hơn
|
Jun cho biết cô xem các cảnh đó như một dấu hiệu cho thấy Uyển Đình cuối
cùng đã bước ra khỏi cuộc đấu tranh với các mối quan hệ gia đình của
mình để nắm lấy thế giới cởi mở hơn thay vì từ chối giao tiếp như mẹ và
bà của cô.
“Nó cũng âm hưởng tựa phim –
Spring Tide. Thủy triều vào mùa xuân mang đến hy vọng tái sinh,” Jun nói.
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times