Tigertail không phải là canh bạc đặc thù văn hóa — đó là một dự án đam mê đã thúc đẩy khai quật bản sắc châu Á của Alan Yang
|
Dev dễ cáu với cha mẹ mình, những người Mỹ gốc Ấn tốt bụng di dân vào
những năm 80. Ngược lại, Brian chật vật kết nối với người cha lặng lẽ,
nếu có thể nói vậy, ông nội anh là người châu Á rập khuôn.
Khi
được công chiếu vào năm 2015, tập phim này — có tựa đề “Cha mẹ” — được
ca ngợi là một khám phá đột phá lặng lẽ mâu thuẫn đặc thù mà quen thuộc
đáng ngạc nhiên giữa người nhập cư với con cái. Năm sau, Yang và Ansari
thắng giải Emmy cho kịch bản của tập phim này. Trong phát biểu nhận
giải, Yang tuyên bố — như vừa than thở lẫn reo hò — rằng trong lịch sử
truyền hình và điện ảnh Mỹ, đại diện châu Á chung quy là Long Duk Dong,
biếm họa phân biệt chủng tộc từ
Sixteen Candles.*
Đúng
là bao lâu nay Yang đã mày mò với một kịch bản khác — một kịch bản sẽ mở
rộng và lật đổ ẩn dụ về người cha châu Á trầm lặng, khắc kỷ. Kịch bản
của anh cuối cùng đã trở thành bộ phim Netflix mới, đáng chú ý
Tigertail (bắt
đầu phát trực tuyến ngày 10 tháng 4). “Đây là kịch bản 200 trang dày
cui, điên rồ mà tôi đã lưu trên máy tính của mình dưới tên file ‘Family
Movie’,” Yang kể lại qua điện thoại từ London, ở đó anh đang làm một
chương trình truyền hình không được tiết lộ.
Alan Yang và nam diễn viên Mã Thái vào vai Phẩm Thụy trên trường quay Tigertai
|
Tác phẩm đạo diễn đầu tay này của Yang kể câu chuyện về Phẩm Thụy (Mã
Thái), một ông bố người Đài Loan đã ly dị, sống thoải mái nhưng cô đơn ở
Hoa Kỳ, và không có khả năng mở lòng với cô con gái lớn sinh ra ở Mỹ
của mình, Angela (Cát Hiểu Khiết). Phẩm Thụy có vẻ lãnh đạm (có thể đoán
được) về tình cảm — nhưng bộ phim dành phần lớn thời gian để khám phá
quá khứ của ông, nhớ lại cuộc sống trước đây của Phẩm Thụy ở Đài Loan
cũng như những năm đầu tiên đến Mỹ.
Bộ phim vừa giản dị vừa hết
sức cá nhân. Đó là câu chuyện trải nghiệm nhập cư của người Đài Loan —
điều hầu như chưa bao giờ là trung tâm trong phim Mỹ — và những vết sẹo
ẩn giấu mà quá trình này để lại. Đó là loại phim Yang mong muốn được
nhìn thấy khi anh làm bài phát biểu đó ở giải Emmy.
“Cát Hiểu
Khiết và tôi đã nói đùa như vầy: ‘Trailer cho phim này là trailer duy
nhất mà có lúc tôi từng nghĩ sẽ bắt đầu bằng thoại tiếng Đài Loan, tiếp
tục bằng tiếng Quan thoại, và kết thúc bằng tiếng Anh,’” đạo diễn Yang
nói.
Đó là câu chuyện trải nghiệm nhập cư của người Đài Loan — điều hầu
như chưa bao giờ là trung tâm trong phim Mỹ — và những vết sẹo ẩn giấu
mà quá trình này để lại
|
Chưa từng có tiền lệ, một phim như
Tigertail còn có cảm giác là
sự phát triển tự nhiên của một phong trào Hollywood non trẻ nhưng đang
lên ở Hollywood hướng đến kể câu chuyện châu Á và người Mỹ gốc Á nhiều
hơn. Chỉ vài năm trước, khi Yang đang viết kịch bản phim của mình,
Parasite chưa thắng giải phim hay nhất; những khổng lồ văn hóa chính thống như
Crazy Rich Asians vẫn còn xa tít; và những bộ phim nghệ thuật thân tình giống phim của Yang, như
The Farewell của Lulu Wang, vẫn chưa được xem.
Hồi trước, một phim như
Tigertail dường
như chỉ sống trên ổ cứng của Yang. “Đây không phải là một loại tiền gửi
trong làm ăn của châu Á,” nhà làm phim nói, cười phá lên phát thảm.
“Tôi đã từng nói, ‘Chà, tôi hy vọng tôi có thể kiếm được tiền cho phim
này.’”
Tigertail không phải là canh bạc đặc thù văn hóa —
đó là một dự án đam mê đã thúc đẩy khai quật bản sắc châu Á của Yang.
Tựa ban đầu của dự án, Family Movie, phản ánh bản chất phỏng tự truyện
của nó: giống như Phẩm Thụy, cha của Yang (người dẫn chuyện đầu phim và
kết thúc phim) lớn lên ở vùng nông thôn, miền trung Đài Loan, làm việc
trong nhà máy đường — chính là một cảnh quay trong bộ phim — và cuối
cùng di cư đến vùng Bronx với mẹ Yang. “Tôi chỉ có thể tưởng tượng cuộc
sống của họ như thế nào ở khu Bronx trong thập niên 70 vì có lẽ họ là
hai người Mỹ gốc Đài Loan duy nhất ở đó,” Yang nói. Cặp đôi cuối cùng
chuyển đến California, nơi Yang được sinh ra.
Tác phẩm đạo diễn đầu tay của Yang kể câu chuyện về Phẩm Thụy (Mã
Thái), một ông bố người Đài Loan đã ly dị, sống thoải mái nhưng cô đơn ở
Hoa Kỳ, và không có khả năng mở lòng với cô con gái lớn sinh ra ở Mỹ
của mình, Angela (Cát Hiểu Khiết)
|
Giống như nhiều đứa trẻ Mỹ gốc Á, lúc nhỏ nhà làm phim tương lai này cố
gắng rũ bỏ mọi dấu vết bản sắc Đài Loan của mình. “Khi bố mẹ yêu cầu tôi
đi học tiếng Trung, tôi đã đi một lần rồi bỏ,” anh nói. “Tôi chán cơm
ăn bữa tối đến phát bệnh.”
Nhưng
Tigertail đã đẩy Yang
vào một cuộc khám phá văn hóa muộn màng. Anh bắt đầu học tiếng Trung.
Trong khi làm việc cho một dự án khác ở Thượng Hải, anh đã gọi điện
thoại cho bố mình; họ gặp nhau ở Đài Loan, Yang đã không về đó từ khi
anh lên bảy. Cha anh chỉ cho anh xem chỗ này chỗ nọ, kể anh nghe chuyện
anh hồi nhỏ, một vài trong số đó đã được đưa vào bộ phim.
Yang nhấn mạnh,
Tigertail cực
kỳ hư cấu — nhưng các khía cạnh cốt lõi cảm xúc của nó là những câu hỏi
thực sự về cái giá phải trả để đạt được giấc mơ Mỹ. “Cha tôi lớn lên
nghèo khó và sống trong căn nhà một phòng trên cánh đồng lúa, và có mẹ
đơn thân có ba cậu con trai và làm việc trong một nhà máy đường. Và con
trai của ông hiện đang trò chuyện với
Vanity Fair về một bộ
phim anh ta làm đạo diễn. Đúng là thế hệ!” Yang nói một cách hoài nghi.
“Nhưng trong lúc đó, bố tôi sẽ không bao giờ sống ở Đài Loan nữa, và đó
là nơi mà tôi có thể tưởng tượng một phần trái tim của ông sẽ luôn quay
về.”
Lý Hồng Kỳ (trái) đóng vai Phẩm Thụy lúc trẻ, và Lý Khôn Giác trong vai Chân Chân, vợ Phẩm Thụy lúc trẻ
|
Im lặng là một motif trong phim, báo hiệu nỗi hối tiếc về cuộc sống lẽ
ra có thể có. Những cảnh Phẩm Thụy thời trẻ cự tuyệt khuôn mẫu ông bố
người châu Á vô cảm: “Bạn biết ông ấy là người như thế nào khi còn trẻ?
Ông ấy là James Dean châu Á,” Yang nói — một ý tưởng được thực hiện qua
nam diễn viên điển trai mê hoặc Lý Hồng Kỳ, đóng vai Phẩm Thụy lúc trẻ.
Yang
cho biết, cha của anh có thể phù hợp với những ẩn dụ nhất định về sự
lạnh nhạt, nhưng làm bộ phim này đã giúp họ kết nối. “Gần đây ông bị ốm.
Ông bị ung thư tuyến tiền liệt, và may mắn thay, ung thư phát triển
chậm — nhưng chúng tôi hiểu rằng thời gian là hữu hạn với hai cha con
chúng tôi,” Yang nói. Bộ phim, phần nào đó, là tụng ca dành cho sự hy
sinh của cha anh, và biểu hiện thấu cảm: “Đó là thư tình tôi gửi cho mọi
người trong gia đình, và cho ý niệm làm người Mỹ gốc Đài Loan.”
Đây
cũng là loại phim — tầm nhìn nhỏ bé, mang tính cá nhân sâu sắc — hướng
đến một tương lai tươi sáng cho tác phẩm lấy người Mỹ gốc Á làm trung
tâm, tuy Yang vẫn nghĩ rằng chúng ta còn phải đi một chặng đường dài.
“Tôi toàn nghe nói suốt, ‘Bạn có hạnh phúc không? Bạn có vài ba phim
rồi.’ Tôi đã nói, ‘Vài ba phim ư? Người khác có toàn bộ tác phẩm lịch sử
phương Tây!’” anh nói.
“...bố tôi sẽ không bao giờ sống ở Đài Loan nữa, và đó là nơi mà tôi
có thể tưởng tượng một phần trái tim của ông sẽ luôn quay về”
|
Nếu có bất cứ điều gì, anh hy vọng
Tigertail sẽ mở cửa xả lũ
hơn nữa: “Chúng ta phải giữ đà phát triển này. Chúng ta cần những ngôi
sao điện ảnh châu Á, chúng ta cần những đạo diễn, biên kịch, nhà sản
xuất, điều hành sản xuất người châu Á. Đây mới chỉ là bắt đầu.”
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Vanity Fair
* Long Duk Dong là một nhân vật hư cấu xuất hiện trong
Sixteen Candles,
phim hài tuổi mới lớn của Mỹ năm 1984 do John Hughes viết kịch bản và
đạo diễn. Do nam diễn viên người Mỹ gốc Nhật Gedde Watanabe thủ vai,
nhân vật này là một sinh viên trao đổi người châu Á và là nhân vật phụ
trong bộ phim lấy bối cảnh một trường trung học ngoại ô Hoa Kỳ. Long Duk
Dong được coi là nhân vật khuôn mẫu công kích người châu Á. (Wiki)