Được nhiều người yêu thích, nhưng cũng bị chê trách bởi những người
khác, KyoAni (gọi một cách thân mật) không bao giờ cho ra đời những thứ
xoàng xĩnh... và được bàn tán nhiều năm nay! Lý do cho sự thành công
này? Một sự lựa chọn nghệ thuật khác biệt và một triết lý được xác định
rõ ràng.
Tập trung vào hoạt động và phong cách của công ty để phát biểu độc nhất vô nhịNgày xửa ngày xưa, Kyoto Animation...
Câu
chuyện về Kyoto Animation bắt đầu một cách khiêm tốn vào năm 1981, dưới
sự lãnh đạo của Hideaki và Yoko HATTA. Cặp đôi mới cưới này, thuở ban
đầu, liên kết với nhau trong vai trò thầu phụ và đồng sản xuất cho các
công ty như Pierrot và Sunrise. Lên màu, làm bản vẽ trung gian và các
nhiệm vụ phụ khác, qua nhiều năm, tạo thành cuộc sống hằng ngày của họ.
Nhưng đó là nếu không tính đến tham vọng về hãng phim này!
Cơ hội tạo nên tên tuổi của mình trong thế giới hoạt hình đến từ Fuji TV và loạt phim được sùng bái:
Full Metal Panic. Một phim hành động pha chút hài hước được giới thiệu một cách khéo léo và mánh khóe được tạo ra: phim ăn theo
Full Metal Panic? Fumoffu được
công chúng hoan nghênh. Một bước ngoặt trên con đường của KyoAni, khi
họ bắt đầu nhận ra những tác phẩm của mình, thoạt đầu e thẹn (
OAV Munto), và sau đó ngày càng tự tin hơn (
Air). Trong tương lai, công ty này sẽ tiếp tục cưỡi con sóng thành công của tiểu thuyết trực quan, bao gồm cả
Clannad. Kyoto Animation dường như đã tìm thấy con đường của mình.
Tuy
nhiên, đỉnh cao của hãng phim này, không bắt nguồn từ một tiểu thuyết
trực quan mà từ một nhưng từ một tiểu thuyết ngắn rất phổ biến, một vật
thể bay không xác định thực sự với tuyến nữ chính hoàn toàn vụng về.
SOS Brigade, có gợi nhớ cho bạn điều gì không? Việc phát hành
The Melancholy (
Suzumiya Haruhi No Yuutsu)
của Haruhi Suzumiya cho phép hãng chứng minh mức độ tài năng ngành điện
ảnh của mình đồng thời không phô trương lộ liễu các mặt đặc biệt và bất
thường của nó. Guồng máy khi đó đã được khởi động và sẽ không dừng lại.
Beyond the Boundary (Kyōkai no Kanata)
|
Từ đó, Kyoto Animation đã cho ra mắt khoảng 30 phim trong vòng 30 năm.
Một số lượng đáng ngạc nhiên nhất là khi chúng ta nói về một hãng phim
“già” như vậy. Một cách để tập trung vào chất lượng hơn số lượng? Có lẽ.
Và công thức này hiệu quả! Hầu hết các phim đều được nâng cấp lên hạng
“hit”. Ai mà không nhớ, nụ cười trên gương mặt hài hước của
Lucky Star? Những cảm xúc mãnh liệt
Clannad đem đến? Chưa kể đến câu chuyện cảm động và thơ mộng của
A Silent Voice.
Để giải thích thành công này, chỉ cần hai khẩu hiệu: một chính sách nội
bộ hiệu quả và trên tất cả, một tầm nhìn đặc biệt ngay từ đầu về hoạt
hình.
KyoAni: chính sách nội bộ thân thiện và hiệu quảĐiều
kiện làm việc kém, thu nhập thấp... Ngày nay, công việc của họa sĩ hoạt
hình không còn là mơ ước nữa. Éo le thay, hoạt hình Nhật Bản đang trải
nghiệm thời kỳ “bùng nổ” thực sự trong vài năm qua: số lượng các sản
phẩm và chương trình phát sóng tiếp tục tăng lên. Công việc đang tăng
cường ... và nhân viên đang bị bỏ mặc. Thật là trớ trêu!
Để giải tỏa nghịch lý này, các hãng phim dựa vào những họa sĩ làm việc
tự do, được trả công theo dịch vụ. Một cách đơn giản để có nhiều người
làm hơn mà vẫn tiết giảm được chi phí. Ngoại trừ việc những tân binh mới
này ngày càng trở nên hiếm hoi và đôi khi khó để duy trì. Thời hạn hạn
chế, lịch trình áp đặt, đồng thời làm việc với nhiều tác phẩm khác nhau
gây căng thẳng, mệt mỏi và mất động lực. Tình huống này thường xảy ra
trong công đoạn cuối cùng của các phim. Trong khi đó, KyoAni tìm cách
đương đầu với những vấn đề này. Tất nhiên, hãng phim đã có những thăng
trầm, nhưng mô hình độc đáo này dựa trên sự khác biệt với các đối thủ
cạnh tranh và để tránh quá phức tạp.
Tại Kyoto Animation, tất cả
mọi thứ được thực hiện trong nội bộ. Các thành viên của hãng hiểu rõ
nhau, tin tưởng nhau và làm việc cùng nhau với một triết lý chung. Ở
đây, không có việc ký hợp đồng với các họa sĩ tự do để trả mức lương tối
thiểu: nhân viên được hưởng lợi từ thu nhập lương cố định và lâu dài.
Để làm nổi bật khía cạnh “gia đình” này, KyoAni thậm chí còn thành lập
trường dạy vẽ hoạt hình riêng. Do đó, công ty chắc chắn có một lực lượng
lao động thường xuyên và thuê các sinh viên tốt nghiệp đã quen thuộc
với chính sách nội bộ. Bài học đạo đức: chăm chút nhân viên của bạn là
làm lợi cho công việc kinh doanh!
Hoạt động của Kyoto Animation đã phát triển vượt bậc theo thời gian. Ban
đầu chỉ đơn giản là một nhà thầu phụ, rồi thành nhà sản xuất, hãng phim
này ngày càng có nhiều ảnh hưởng hơn tới các cơ quan quản lý mà hãng có
chân trong đó. Vào cuối những năm 2000, Kyoto Animation thậm chí còn
quyết định tạo lập nhà xuất bản riêng của mình. Một quyết định quay vòng
thật đẹp đảm bảo thu lợi thêm, cũng như sự tự do nghệ thuật và hầu như
hoàn toàn kiểm soát các tác phẩm riêng của mình. Dựa trên thành công
thương mại ban đầu, hiện hãng đã có thể tập trung vào nhiều dự án độc
đáo hơn. Nhờ vào doanh thu tích lũy từ những công thức điện ảnh tuyệt
vời của quá khứ, Kyoto Animation giờ đây được định vị là một công ty độc
lập 100%, chuyên sản xuất các phim riêng và làm những gì họ thích.
Ngợi ca hoạt hình và sự sáng tạoCảnh
nền chi tiết, chuyển động uyển chuyển, cảnh phim vừa tinh tế vừa ngoạn
mục... Không ai có thể phủ nhận chất lượng hoạt hình của KyoAni. Mặt
khác, nhiều người phản đối tiềm năng bị lãng phí. Trong số những người
hâm mộ phim hoạt hình nhiều tập, nhiều người chỉ trích hãng phim này vì
sự đồng nhất quá rõ rệt và thiếu cảm hứng. Đúng là Kyoto Animation hiếm
khi vượt ra khỏi vùng an toàn của mình, chỉ thích lướt trên các công
thức đã từng thành công trong quá khứ. Hơn nữa, những cảnh hành động
đáng kinh ngạc, những câu chuyện bạo lực hoặc phức tạp, không có mối
liên hệ nào với phong cách của hãng. Với ngân sách dồi dào và kinh
nghiệm mà nhân viên thu được, Kyoto Animation có thể dễ dàng tạo ra các
tác phẩm “táo bạo hơn”. Nhưng lựa chọn định vị của hãng ít nhiều vẫn giữ
nguyên: chủ yếu chuyển thể các tác phẩm kiểu đời sống thường ngày
(không ngăn cản hãng này theo đuổi nhiều thể loại: tình cảm, lãng mạn,
hài hước, thể thao, âm nhạc...).
Bản thân định dạng không phải là điều gây phiền, nhưng nhiều phim có
những đặc điểm tương đồng nhau (đặc biệt về thiết kế nhân vật) và, nhìn
thoáng qua, những điểm chung. Ví dụ đáng nói nhất chắc chắn là
K-ON,
dự án nổi tiếng nhất của KyoAni... và là mục tiêu công kích của các nhà
phê bình. Đúng, kịch bản này không thực sự đáng nói. Đúng, phần “moe”*
thể hiện quá nhiều. Và đúng, người xem phải dõi theo một nhóm các cô gái
dường như làm mọi thứ hoàn toàn tùy ý và không thú vị. Nhưng chúng ta
có nhất thiết phải chê trách phim này và những phim khác theo kiểu
“những mảnh đời thường không tham vọng”? Không, bởi vì như thế là hoàn
toàn hạ thấp một hãng phim thấu đáo như vậy.
Trong thực tế, Kyoto
Animation có nghệ thuật làm cho mọi thứ trông đơn giản, thông minh và
tinh tế. Công ty này là bằng chứng rõ ràng cho thấy một phim hoạt hình
khiêm tốn hay vĩ đại đều có thể trở thành tác phẩm được tôn sùng. Lý do
cho sự thành công này? Cách dàn dựng độc đáo và quan tâm đến từng chi
tiết với chủ nghĩa cầu toàn (và chiều lòng người hâm mộ, điều này phải
công nhận). Với Kyoto Animation, không phải là làm mãn nhãn để quên đi
kịch bản rỗng, mà là sử dụng chi tiết để làm nổi bật bối cảnh nền. Các
nhà làm phim hoạt hình không sử dụng những đối thoại thú vị để kể
chuyện, họ dùng nó trong những phân cảnh với những chi tiết nhỏ nhất và
nhân vật chính cổ vũ chủ nghĩa hiện thực bằng hành động và tương tác.
Cách dàn dựng đầy chất thơ và các nhân vật đáng yêuGóc
nhìn và góc máy di chuyển, ánh sáng, hiệu ứng âm thanh, im lặng... Tất
cả ngôn ngữ điện ảnh được chọn lọc để mô tả bầu không khí của từng
khoảnh khắc và giúp kết nối với nhiều khán giả hơn. Một cảnh minh chứng
cho điều này là cuộc gặp gỡ giữa Oreki và Chitanda ở Hyouka. Khoảnh khắc
đó, dù tầm thường, được thể hiện theo một cách nghịch lý ngoạn mục: góc
quay từ mắt nhìn của nhân vật, tiếng bước chân vang lên trong phòng,
gió nhẹ nhàng thổi bay tóc của các nhân vật trong khi ánh mắt họ gặp
nhau ... Những yếu tố tầm thường, không quan trọng, nhưng thủ pháp này
đã nêu bật sự tò mò của hai học sinh trung học và đánh dấu sự khởi đầu
của một câu chuyện đẹp.
Kyoto Animation cũng đặc biệt chú ý đến
các nhân vật và mối quan hệ mà họ duy trì. Tất cả mọi thứ được làm để
nhân vật trở nên hiện thực nhờ các chi tiết nhỏ làm nên toàn bộ sự khác
biệt. Một lọn tóc gài sau tai, cái bắt tay, một cái nhìn phấn khích đầy
tươi sáng... biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể giúp công chúng hiểu
được cảm giác của các nhân vật chính. Người xem có thể cảm nhận cảm xúc
và kết nối mật thiết hơn với nhân vật. Suy cho cùng, hình ảnh vẫn hiệu
quả hơn nói năng dài dòng.
Haruhi hát
God Knows, khoảnh khắc giữa Reina và Kumiko trên núi Daikichi (
Hibike! Euphonium), Rikka cuối cùng đã khám phá ra “đường biên vô hình” (
Chūnibyō demo koi ga shitai!),
những cảnh cảm động khi Tomoya đối mặt với những bài kiểm tra khủng
khiếp nhất... Rất nhiều khoảnh khắc mà chúng ta chưa sẵn sàng để quên.
Một
bản sắc hình ảnh độc đáo và một mô hình hoạt động đặc biệt: đây là cách
Kyoto Animation đưa họ vào danh sách những hãng phim vĩ đại nhất và có
được sự yêu mến của nhiều người hâm mộ. Nhất quán trong việc lựa chọn
kịch bản, nhưng độc đáo theo cách làm nổi bật chúng, hãng phim này không
thiếu tài sản, không tấn công những kẻ gièm pha mình. Với việc trở
thành bậc thầy trong các tác phẩm gần đây như
A Silent Voice hay
Violet Evergarden và các phim chuyển thể sắp tới đã được thông báo, chắc chắn, KyoAni vẫn có một tương lai tươi sáng phía trước...
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Journal du Japon
*
Moe là tiếng lóng Nhật Bản. Dùng để ám chỉ cảm tình mạnh mẽ
với các nhân vật hư cấu (trong anime, manga) được sử dụng để chỉ “đáng
yêu”, hay cụ thể là “dễ thương”.