Bình luận phim

Alien: Covenant - Ridley Scott có còn cảm hứng với quái vật không gian?

12/05/2017

Ridley Scott trở lại đạo diễn phim thứ tám trong chuỗi phim kinh dị kinh điển. Nhưng phim này sánh được với các phần trước đến mức nào?

Nếu trên đời này có thứ gì không thiếu, thì đó là các phim Alien. Ridley Scott lần đầu làm chúng ta hết hồn hết vía với quái vật xenomorph chảy máu axít, khung xương silicon của ông năm 1979, và từ đó đã có ba phần phim tiếp theo, hai phim Alien v Predator ăn theo, và một tiền truyện, Prometheus, cũng do Scott đạo diễn. Giờ đây, ông lại làm một tiền truyện nữa, Alien: Covenant, đưa số lượng phim trong chuỗi lên con số đối đầu với Star Wars là tám.


Bây giờ đã 79, và thế nên thời gian ông làm đạo diễn sẽ không còn nhiều, bạn phải hỏi liệu đây là sự tận dụng thời gian và tài năng của Scott một cách thú vị nhất để sản xuất ra lại một bản sao thua kém khác nữa của một kiệt tác kinh dị đã xuất hiện lần đầu cách đây gần bốn thập niên sao. Chắc chắn ông không có vẻ gì là thích nắm bắt lại cái kiểu tự nhiên chủ nghĩa nhầy nhụa, sự chừng mực, hay là sự căng thẳng từ từ tăng lên tột đỉnh đã đưa phim đầu tiên trở thành một phim kinh điển không thể nào quên.

Phần lớn Alien: Covenant chỉ là một bản “độ” lại tẻ nhạt của Alien. Lại có một tàu không gian với phi hành đoàn ngủ đông – lần này là một tàu thuộc địa. Lại có những thành viên phi hành đoàn tỉnh dậy từ giấc ngủ đông đó, lại bắt được sóng radio bí ẩn, lại đáp xuống một thế giới giống Trái đất, và lại phát hiện ra những quả trứng đã hư hỏng nặng.

Khác biệt đáng chú ý nhất giữa Alien 1Alien 8 – ngoài việc cách kể chuyện của phần này trở nên công thức đến mức nào – đó là phim mới vụng về ra sao. Những người lái xe tải trong không gian ở phim đầu chẳng bao giờ buồn bảo cho chúng ta biết gì về họ. Họ chẳng bao giờ tiết lộ tên đầy đủ, và họ chẳng bao giờ bàn chuyện họ đã để lại thứ gì trên Trái đất hay cái gì đang chờ họ ở đâu khác. Lẩm bẩm, lầm bầm và thì thầm lời thoại, họ chẳng nói gì trừ “hoàn cảnh có lợi”, thế nên chúng ta mau chóng đi đến chấp nhận họ như những người bình thường trong một hoàn cảnh cực kỳ khác thường.

Kịch bản của Alien: Covenant theo lối cổ điển hơn. Phi hành đoàn – do Billy Crudup, Katherine Waterson, Danny McBride, cùng nhiều người khác – độc thoại về những hy vọng và ngờ vực của họ, lập luận chi tiết về bước kế tiếp của họ sẽ là gì, và dài dòng về tầm quan trọng của sứ mạng không gian của họ. Có nghĩa, họ hiển nhiên là những người hùng của một phim bom tấn Hollywood, chứ không phải một đám công nhân tẻ ngắt. Vậy nhưng, bất chấp tất cả những nói năng đó, các nhân vật không đặc biệt bằng các đồng cấp súc tích của họ trong Alien. Họ chưa bao giờ ngừng nói về mối quan hệ của họ – “vợ” hẳn là từ được sử dụng thường xuyên nhất trong kịch bản này – nhưng đến cuối phim tác giả bài viết này cũng không thể nhớ nổi ai đã lấy ai.

Người máy mắc chứng hoang tưởng

Hành tinh họ thám hiểm là một chốn hoang vu mời gọi, rừng rậm um tùm, nhưng Alien: Covenant lại có mọi điều mà bạn trông đợi ở một phim Alien phần tiếp theo. Scott và êkíp của ông xùa tất cả những cuộc đua thông thường băng qua các hành lang cửa khóa hơi, họ rải một số liên hệ đến những phần phim trước bằng hình ảnh và bằng lời phục vụ ‘fan’, và họ dọn ra đủ loại quái vật nhầy nhụa – con thì cao lêu nghêu, con thì nhỏ và còn non – không con quái vật nào nắm bắt được sự tưởng tượng như con quái vật không thể chặn được chỉ mới được thoáng thấy lờ mờ trong phim năm 1979. Bạn có thể cho rằng chẳng thể nào làm một phim tiếp theo (hay tiền truyện) cho một phim hay bằng cách giữ cho quá nhiều thứ bí ẩn và chưa được giải thích. Nhưng, nếu đã nói thế thì, một phim mang tiếng ‘nhái’ Alien gần đây, Life, còn hồi hộp và ớn lạnh hơn nhiều.

Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ câu chuyện. Chí ít nửa phim Alien: Covenant quen thuộc một cách đáng thất vọng: 10 hay 15 phút cuối cô đọng toàn bộ phim đầu tiên vào một cảnh hành động vội vã. Nhưng có một phần ngay trước đó đủ kỳ lạ và ám ảnh để biện minh cho cả công trình. Người viết sẽ không tiết lộ các nhân vật còn tìm thấy gì nữa trên hành tinh xanh tươi kia, nhưng bí ẩn đó xoay quanh một người máy, Walter, do Michael Fassbender bí hiểm một cách gai ngạnh đóng.

Là phiên bản nâng cấp của người máy mà anh đã đóng trong Prometheus, Walter buộc phải cân nhắc anh nợ gì những người đã chế tạo ra mình. Có cái kiểu rất kiêu căng trong việc anh ta nghiền ngẫm Shelley và Wagner, Paradise Lost và Frankenstein, nhưng cũng kỳ quái, điên loạn và cao thượng nữa. Quan trọng hơn, đây là một vai trong Alien: Covenant không để chúng ta đoán đúng được chuyện gì tiếp theo.

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là: tất cả thứ này làm gì trong một phim Alien vậy? Rõ là Scott không còn cảm hứng với những quái vật đầu dài, đuôi có vảy; những nhân vật mê hoặc ông là những bản sao có tính triết học trong bộ phim khoa học giả tưởng kinh điển thứ hai của ông, Blade Runner. Thực sự, phần trọng tâm của Alien: Covenant gợi nhớ Blade Runner rất nhiều ở chủ đề, cũng như trong tông điệu trang trọng và nội cảnh âm u, khiến bạn có thể băn khoăn tại sao Scott không đi mà làm phần tiếp theo cho phim đó, lại để cho Denis Villeneuve đạo diễn Blade Runner 2049, phim sẽ phát hành trong tháng 10.

Giá Scott chuyên tâm vào những dạng hình người thông minh nhân tạo, thì phim đó sẽ có cái mục đích mà Alien: Covenant bị thiếu. Thay vì thế, ông đi sắp đặt một thể lai méo mó: một tập phim Alien mệt mỏi có một tập Blade Runner hấp dẫn ở giữa.

Alien: Covenant thời lượng 122 phút. Phát hành ở Việt Nam ngày 12/5/2017 với tựa Quái vật không gian.

Đánh giá: ★★★☆☆

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: BBC News