Bình luận phim

Alita: Thiên thần chiến binh có đôi mắt to, trái tim rộn ràng và não chậm

18/02/2019

Alita là một phiên bản con gái có đôi mắt to trên khuôn mặt giống như một giọt nước mắt xoay ngược.

Khi cô đặt ra câu hỏi khẩn cấp cho chàng trai mà cô thực sự quan tâm, bạn hy vọng anh ta sẽ đưa ra câu trả lời đúng. “Anh có phiền nếu em không hoàn toàn là con người không?”, cô ngại ngùng hỏi. “Em là người con người nhất mà anh từng gặp,” anh đáp, giả sử tình yêu có thể không phải lúc nào cũng mù quáng nhưng có thể yêu bằng mắt mà.

Ai có thể trách anh được chứ? Người máy nữ của Alita: Battle Angel có bộ não con người mà. Hơn thế nữa, cô ấy sẵn sàng trao trái tim cho chàng trai. Cô lấy nó ra khỏi ngực, để lộ những ống tuýp xanh đỏ kết nối nó với cơ thể cô, một kiệt tác máy móc tinh xảo, sản phẩm của những hiệu ứng thực sự đặc biệt.

Bộ phim, do Robert Rodriguez (From Dusk Till Dawn, Sin City) đạo diễn, đạt được sự tao nhã trực quan một cách trung thực. Các hiệu ứng, đi từ mức độ hấp dẫn đến sững sờ, xuất phát từ các kỹ thuật được triển khai với thành công ngoạn mục như vậy trong Avatar của James Cameron, và không phải do ngẫu nhiên. Cameron là một trong những nhà sản xuất. Cameron, Laeta Kalogridis và Rodriguez đã chuyển thể loạt manga của Yukito Kishiro. Và ma thuật kỹ thuật số, như của Avatar, do Joe Letteri tại cơ sở Weta Digital vô song ở Wellington, New Zealand, giám sát.

Alita, do Rosa Salazar thể hiện qua công nghệ bắt chuyển động, không có nhiều cơ thể ngay từ đầu. Nói một cách tế nhị, cô là một cái xác rời ra từng mảnh khi vị bác sĩ tốt bụng, Dyson Ido (Christoph Waltz), tìm thấy cô trong đống rác ở một thành phố giống như Wall-E, ngoại trừ có con người (và người máy, và người săn người máy). Mặc dù Alita không biết cô là ai hoặc cô từ đâu đến, Ido có kỹ năng tạo cho cô một cơ thể mới, và trí thông minh để giúp cô tìm ra danh tính của mình — ông ấy là Henry Higgins và cô là Eliza Doolittle của câu chuyện Pygmalion* hậu tận thế này.

Chủ đề là sự trao quyền, chưa kể là sự hiện thân. Alita hóa ra là một nữ chiến binh siêu hạng, và sẽ rất hồi hộp, được một lúc, chứng kiến cô ấy chiến đấu không ngừng với những kẻ thù, một số bằng xương-bằng-thịt và những người máy khác nhưng đều độc ác. Tuy nhiên, công nghệ bắt chuyển động lại lọc mất cảm xúc trên khuôn mặt của nữ anh hùng, mặc dù nó được thiết kế để bảo toàn biểu cảm của Salazar. Cuộc chiến, phần lớn diễn ra trên cùng một vài con đường của siêu đô thị mênh mông, trở nên lặp đi lặp lại.

Không đủ ý tưởng mới hoặc khám phá về nhân vật để lấp đầy thời lượng, và triệu chứng rõ ràng nhất của sự thiếu thốn đó là câu chuyện phụ thuộc vào một gmae đô thị, Motorball, mà so sánh, một cách không thiện cảm, với The Hunger Games thì thật không may, lại gợi lên sự ngớ ngẩn khét tiếng của Speed Racer. Mỗi khi một hiệp Motorball mới bắt đầu, trái tim con người của người viết lại chìm xuống.

Alita: Battle Angel phát hành ở Việt Nam từ ngày 15/2/2019 với tựa Alita: Thiên thần chiến binh.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Wall Street Journal


* Bộ phim Pygmalion (1938) kể về việc giáo sư ngôn ngữ học Henry Higgins dạy cho cô gái bán hoa dạo nghèo Eliza Doolittle từ một cô gái nói năng bỗ bã trở thành một người nói tiếng Anh chuẩn mực như trong giới quý tộc. (ND)