Bình luận phim

Điệp vụ bất khả thi: Mật lệnh bóng ma

17/12/2011

Điệp vụ tuyệt nhất của Tom Cruise.

Công bằng mà nói, trên lý thuyết, phần bốn của loạt phim Điệp vụ bất khả thi ẩn chứa nhiều nguy cơ thất bại, khi chiếc ghế đạo diễn cứ thay đổi xoành xoạch, lần này người bẻ lái là Brad Bird, một người không mấy kinh nghiệm trong thể loại hành động, bảng thành tích của anh choán hết bởi ba phim hoạt hình - mà phải thừa nhận là luôn được đánh giá cao - gồm The Iron Giant, The IncrediblesRatatouille. Kết hợp với sự e sợ rõ ràng về sức lôi cuốn của Tom Cruise sau Knight and Day gây thất vọng mùa hè năm ngoái - thì dù cho có thêm ngôi sao đang lên của phim The Hurt Locker Jeremy Renner - bạn vẫn có mối lo ngại về một quả bom xịt. Vậy mà Điệp vụ bất khả thi: Mật lệnh bóng ma lại là phần hay nhất, và rồi, là một bất ngờ đặc biệt của mùa lễ, lấp đầy mọi khoảng trống mà dường như những phần phim trước không phần này thì phần kia mắc phải.

Điệp viên IMF Ethan Hunt (Cruise) lần này thực thi nhiệm vụ lần theo mã khai hỏa hạt nhân của Nga từ điện Kremlin, nhưng không những bộ mã rơi vào tay tên cuồng Kurt Hendricks (Michael Nyqvist), mà hắn còn cho nổ tung tòa nhà gây chấn động Quảng trường Đỏ, cáo buộc trách nhiệm cho IMF và khiến chính phủ Nga coi đây là một hành động gây chiến. IMF ngay lập tức bị giải tán, và giờ đây mọi chuyện phụ thuộc và Hunt, cùng với chuyên gia công nghệ đỏm dáng Benji Dunn (Simon Pegg), nữ điệp viên kiên định và quyến rũ Jane Carter (Paula Patton), và nhà giải tích hành tung bí ẩn William Brandt (Renner) với sứ mệnh ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực giữa Nga và Mỹ.

Thuật ngữ “trò cảm giác mạnh” được tung tẩy một cách kiêu căng để miêu tả hàng đống phim hè xem một lần rồi quên, nhưng không có phim nào trong ký ức gần đây thích hợp để được miêu tả như vậy bằng Mật lệnh bóng ma / Ghost Protocol, và cũng là cách khen ngợi hay nhất có thể có. Một chuỗi những cảnh kết nối về nội dung và những mảng miếng dàn dựng xâu lại – rải rác với những cơ hội phơi bày – Brad Bird đã khắc họa một cảnh tượng căng thẳng thần kinh khiến cho những nỗ lực đã có trước đây đều đáng hổ thẹn cho những đạo diễn dày dạn kinh nghiệm cỡ Brian De Palma và Ngô Vũ Sâm. Cũng quá đúng mà nói rằng Ghost Protocol thể hiện tính thẩm mỹ hành động hoạt hình – cường điệu nhưng không hề siêu phàm một cách rối rắm, kiểu của Ngô Vũ Sâm – và xem ra tay nghề được đào tạo về hoạt hình của Bird đã chuẩn bị tốt cho tác phẩm này của ông.

Chia thành quãng nhịp ba hoàn hảo – âm mưu, việc hỏng, và cuộc quyết đấu – có người có thể ngạc nhiên rằng Ghost Protocol không vội vàng kể câu chuyện, mở màn bằng một cảnh dài dòng trong đó Hunt được thả ra khỏi tù ở Nga, tương ứng với phần cốt lõi của câu chuyện nhưng là một điểm nhập cuộc không cần thiết. Thực tế, 40 phút trôi qua trước khi Jeremy Renner xuất hiện và vụ nổ điện Kremlin xảy ra, nhưng phần mở bài này quá là vô bổ, với những đồ nghề lố lăng và sắp đặt phù phiếm, mà thậm chí bạn sẽ không hề để ý. Đặc biệt ấn tượng là một cảnh trong đó Hunt và Dunn thâm nhập vào điện Kremlin sử dụng một màn hình đặc biệt có thể làm nhái cảnh nền, và khớp nó vào cảnh quan của bất cứ ai mà tầm thị lực của họ nhìn thấy khu vực đó, cho phép hai người lẻn vào mà không bị phát hiện.

Bộ phim rất cố gắng đem lại thỏa mãn, thực ra, có người có thể miêu tả là một trải nghiệm cạn kiệt; có những điều có thể khiến khán giả lớn tuổi hơn khó chịu, nhưng khán giả chính – tức là khán giả trẻ – thường hưng phấn dữ dội với cái cách tiếp cận không phải là vô nghĩa này. Một cách ấn tượng, mặc dù hiếm chi chậm lại để giải thích nguy cơ đang lơ lửng, đây vẫn là phần phim thông minh và hợp lý nhất trong bốn phim, có lẽ vì hai phần phim gần đây nhất chứng kiến các người hùng của chúng ta toàn bị tước đồ nghề ngớ ngẩn và đưa ra ghế dự bị – với một ít ngoại lệ công nghệ thú vị – đến nỗi hành động càng nghiêm trọng và Hunt càng dễ tổn thương. Cảnh tuyệt nhất trong phim – nỗ lực trèo lên tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa của Hunt, sử dụng đôi găng tay từ tính đặc biệt – có thể khiến bạn mướt mồ hôi tay; chúng ta biết Hunt sẽ không rơi, nhưng cảnh quay thẳng đứng – xem bằng định dạng IMAX để lo sợ tột cùng thì còn hay nữa – kết hợp với quyết tâm gan lì của Cruise tự mình làm lấy mọi cảnh mạo hiểm, tạo ra một trải nghiệm thót ruột. Simon Pegg cũng được có đôi câu đùa cợt hay ho để phô diễn, và nhìn chung, với kịch bản mạnh mẽ hơn nhiều này, anh vượt lên xa việc chỉ là một đồng đội hài hước và hiệu quả ở phim trước.

Hành động cuối cùng, khi cả nhóm bộc lộ tính cách James Bond tại một buổi tiệc, dù Paula Patton không bao giờ mặc váy hở hang ngớ ngẩn và một vài bạo lực ngang nhiên một cách đáng ngạc nhiên – nên được cân nhắc giải Oscar dành cho biên tập tiếng động và phối âm – sẽ giữ được sự hấp dẫn. Hấp dẫn hơn là chuyện gì tiếp theo; một khi mọi chuyện đã xong, những bố trí lúc đầu đã được giải quyết theo cách thực ra lại đẩy các nhân vật tiến tới – nhất là nhân vật Brandt của Renner – và phải nói là, khiến người ta trông đợi một điệp vụ nữa, chắc chắn đã được tính tới rồi. Chỉ đáng tiếc cho Ving Rhames được giao vai diễn khách mời chỉ xuất hiện có hai phút ở cuối phim, mà người ta nghĩ không chừng là kịch bản mong muốn một sự kiểm tra lại xem anh này có bắt kịp những đồng đội trẻ hơn không. Và dành cho những ai băn khoăn về nhân vật vợ của Hunt (do Michelle Monaghan đóng trong phần ba) bị xem thường bằng một câu đùa vớ vẩn, đừng lo; nói không phải quá lời chứ chuyện này sẽ được giải quyết thỏa đáng, không mất mát gì.

Duy trì bản chất ngớ ngẩn của loạt phim trong khi đưa những cảnh hành động và cảm xúc lên những đỉnh cao mới, đây chính là Điệp vụ bất khả thi hay nhất từ trước đến nay.

Điệp vụ bất khả thi: Mật lệnh bóng ma / Mission: Impossible – Ghost Protocol được phát hành các rạp IMAX từ 16/12 ở Mỹ trước khi ra rạp đại trà vào tuần sau. Ở Anh, phim ra rạp Imax vào ngày 21/12, chiếu đại trà ngày 26/12.

Điểm: 4/5 sao.

Dịch: © Hoàng Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: WhatCulture!


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi