Rồng Răng Sún và Hiccup
Phần tiếp theo diễn ra năm năm sau ở vùng đảo Berk, mọi sự đang rất hài
lòng giữa Hiccup (với giọng lồng tiếng mãi mãi tuổi dậy thì của Jay
Baruchel); cha cậu, Stoick (giọng lồng tiếng mãi càu nhàu của Gerard
Butler); và chú rồng bồ tèo của cậu bé, Răng Sún (Toothless). Nhưng rắc
rối đang chờ. Rất nhiều. Trong khi phim đầu ăn nhờ lối kể chuyện giản dị
và đáng khâm phục vì không có nhân vật phản diện, phần 2 vẽ lên màn ảnh
quá nhiều nhân vật và thường xuyên chệch khỏi mạch truyện chính, nhưng
dù sao cũng chiêu đãi một bữa tiệc thị giác 3D phong phú và ngọt ngào.
Nhân vật Valka
Dragon 2 giới thiệu Valka (Cate Blanchett), mẹ ruột của Hiccup,
tái xuất hiện sau khi rời bỏ gia đình nhiều năm trước để cho lũ thằn
lằn bay được yên thân. Bà bù đắp cho mình bằng cách cùng hát một bản
tình ca Celtic với Stoick, để né tránh vấn đề lãng quên nhiệm vụ làm mẹ,
và hợp sức cùng cả làng chống lại Draco Bludvist (Djimon Hounsou) - kẻ
khoác chiếc áo choàng da rồng và cái mồm cằn nhằn đơ đơ là hình ảnh của
một nhân vật phản diện tầm thường vô vị trên phim hoạt hình. Mà thực ra,
lần này cái sự giáo điều là rất rõ. Như một nhân vật thốt ra, "Rồng tốt
trong tay kẻ xấu thì cũng làm chuyện xấu."
Tuy nhiên, hiệu ứng thị giác của phim thì tuyệt vời, cả về kết xuất đồ
họa thể hiện lửa, nước, và băng xanh mờ (nhà quay phim đại tài Roger
Deakins một lần nữa làm tư vấn) và trong thiết kế tinh tế, cảm động nhân
vật Răng Sún, hậu duệ của Totoro đáng yêu của Hayao Miyazaki pha với
một chú mèo đen khổng lồ.
Nhạc nền phấn khích của John Powell
được phối với một bài hát mới của Jónsi, người chỉ đạo nhóm nhạc Sigur
Rós trước đây, đưa sự nghẹt thở vào cảnh diễn ra trên trời cao.
Đường bay thì cần phải thẳng, nhưng đây là một phim chuỗi biết cách bay.
Đánh giá: B
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Entertainment Weekly, Cinema Blend
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi