Những niềm tin tâm linh của chúng ta và cách chúng luôn có thể
bị bóp méo và ảnh hưởng tới từng khoảnh khắc nhỏ trong cuộc
đời. Sự tồn tại thể xác và cách chúng ta tự hành hạ bản
thân và người khác trong những hành động khoái lạc hay tự phủ
nhận bản thân.
Đó là những mối quan tâm chính trong phim của đạo diễn người Anh Steve McQueen.
Phim đầu tay của anh,
Hunger, kể về một tên tội phạm chính trị tuyệt thực chết đói và trở thành người tử vì đạo. Phim thứ hai của anh,
Shame,
kể về một người đàn ông tàn tạ tự hành hạ bản thân với
những cuộc quan hệ tình dục mạo hiểm không chút sung sướng.
Chiwetel Ejiofor trong vai Solomon Northup, một người da đen tự do bị bắt cóc làm nô lệ
Giờ đây,
12 Years a Slave / 12 năm nô lệ kể một câu chuyện
hoàn toàn khác – nhưng đối với người hâm mộ đạo diễn này thì
đây không phải một câu chuyện khó ngờ. Vì bộ phim cũng kể về
một kẻ bị giam cầm, về đức tin và trừng phạt.
Nhưng
trong trường hợp này, sự giam cầm không được lường trước và
những sự nhục nhã mà các nhân vật chính phải nhận là do các
nhân vật khác đem lại. Và người đàn ông của chúng ta không muốn
tử vì đạo, mà muốn trở thành kẻ sống sót.
Một lần nữa, đây là một bộ phim xuất sắc.
Có
một thực tế đau buồn trong phim Hollywood là chúng không nhìn
nhận những nỗi đau và sự kinh hoàng trong lịch sử từ góc nhìn
của những nạn nhân, mà từ góc nhìn của những kẻ làm chứng
hốt hoảng. Đó không phải là vấn đề
12 Years a Slave phạm phải.
Điều
mà bộ phim làm một cách thông minh là khiến câu chuyện trở nên
gần gũi hơn với khán giả, bằng cách kể một câu chuyện cụ
thể, mang tính lịch sử, câu chuyện về một người đàn ông da đen
người New York tự do bị bắt cóc đưa tới Louisiana bán làm nô lệ
vào năm 1841.
Northup cùng gia đình khi còn tự do ở New York
Đây là cách bước vào câu chuyện thật thú vị, vì dù khi bị
bán đi, anh không chịu khổ ít hơn những nô lệ bị bắt từ châu
Phi, Solomon Northup đã biết anh đang thiếu thốn và bị từ chối
cuộc sống như thế nào. Anh là nhân vật mà khán giả có thể dễ
đồng cảm hơn.
Trên thực tế, ở Saratoga thế kỷ 19 kia,
Northup có cuộc sống có thể khiến người ngày nay ghen tị. Anh
có nhà riêng, có gia đình và tiền tài. Anh được cộng đồng coi
trọng, và không hề phải chịu sự khinh miệt từ những người da
trắng sống xung quanh.
Đó là đến khi anh vấp phải sai
lầm nhận một chuyến đi xuống miền Nam nước Mỹ và thức dậy,
sau một đêm say xỉn (hay bị bỏ thuốc) và thấy mình bỗng bị
xiềng xích.
McQueen, bắt đầu sự nghiệp là một họa sĩ,
giữ máy quay tĩnh và gần mặt nhân vật, và những góc quay đó
có khả năng chuyển tải sự hạn chế, đàn áp, gò bó nhưng cũng
giữ mọi thứ gần gũi và thật. Các cảnh phim không có cảm giác
được cố gắng dàn dựng. Cảm giác những gì đang thấy là thật.
Chiwetel
Ejiofor vào vai Northup, và anh cũng giúp bộ phim có gốc trong
sự thật. Phản ứng của anh – từ cảm giác khó tin, rồi chuyển
sang kinh hãi, rồi giả tạo – đều thật dễ thấy. Anh phải cười
và giả bộ để sống ư? Anh sẽ cười và giả bộ.
Michael Fassbender, Lupita Nyong’o và Chiwetel Ejiofor trong cảnh phim
Nhưng những diễn viên phụ, cùng kịch bản của John Ridley, cũng
góp phần lớn phơi bày bộ mặt thật độc ác của chế độ nô lệ.
Kẻ
buôn nô lệ của Paul Giamatti, tất nhiên là một kẻ ác độc khi
buôn bán da thịt con người. Phức tạp hơn, và kinh tởm hơn, là
nhân vật ông chủ nông trại của Michael Fassbender, người đánh đập
nô lệ của mình không chút khoan dung, rồi nửa đêm dựng họ dậy
bắt nhảy múa mua vui, hay bắt một cô nô lệ gái tiếp nhận hắn
trên giường.
Nhưng thú vị hơn cả là nhân vật do Benedict
Cumberbatch đóng, một ông chủ trang trại, kẻ giữ nô lệ nhưng
cũng lại là một cha xứ. Mỗi ngày Chủ nhật hắn giảng đạo cho
những kẻ mà sang tuần hắn lại đối xử như vật sở hữu. Hắn thú
vị vì hắn thực sự tin bản thân là người tốt, sống theo những
điều răn dạy của Kinh thánh.
Chính sự thiếu kết nối
đó – không phải sự tàn ác trông thấy của những kẻ thực sự
xấu xa, mà khả năng con người có thể tự lý giải cho sự mất
tính người của mình – là thứ khiến con người ta có thể tiếp
nhận nô lệ và cho phép nạn buôn nô lệ lớn mạnh.
Benedict Cumberbatch (giữa) trong vai William Ford
Nhưng dù bộ phim thực sự đáng sợ, McQueen vẫn luôn quản lý
được mạch phim. Trong một bộ phim, Northup bị treo lơ lửng, hấp
hối. Hớp từng hơi thở một, anh treo từ một cành cây, từng ngón
chân với để tiếp đất và giữ không cho thòng lọng thiết chặt
hơn.
Đằng sau, cuộc sống vẫn tiếp diễn. Nô lệ đi làm và
về phòng. Những kẻ quản lý ra đồng. Trời tối. Máy quay đứng
im, không di chuyển, chỉ quan sát. Không khác gì nhiều người cứ
vẫn quan sát những sự bất nhân này xảy ra.
Nhưng Northup
vẫn sống sót khỏi ngày đó, và nhiều ngày tương tự, sống đến
ngày anh viết hồi ký cho bộ phim cái tên của nó, và cho bộ
phim một cái kết, nếu không phải trong hy vọng, thì là trong
một thông điệp về bản năng sinh tồn.
Bộ phim, với những
cảnh hành hạ nô lệ và diễn xuất đau đến xé lòng của Lupita
Nyong’o trong vai cô nô lệ được “sủng ái”, không hề có vị mật
ngọt nào. Đây là một bộ phim đầy bạo lực, ám ảnh và khó xem.
Phim khó xem hơn bộ phim mang vẻ gan góc – và ít mang tính lợi
dụng hơn – là
Django Unchained.
Nhưng những cuộc chém giết bạo loạn không bao giờ dễ xem – hay dễ ngoảnh mặt đi.
Ghi chú phân loại: Phim có những cảnh bạo lực, tình dục, khỏa thân, lạm dụng rượu và ngôn ngữ thô tục.
12 Years a Slave, xếp loại R, do Fox Searchlight sản xuất. Thời lượng 132 phút.
Đạo diễn: Steve McQueen. Với các diễn viên Chiwetel Ejiofor, Benedict Cumberbatch, Michael Fassbender, Lupita Nyong'o.
Đánh giá: ★ ★ ★ ★
Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi