Bình luận phim

Joy: Jennifer Lawrence vấp ngã

19/02/2016

David O. Russell thích làm phim về những con người đã tan vỡ - những gia đình bi thương với những cuộc ly dị cay đắng, với những người họ hàng với những vấn đề tâm thần, hành vi nổi loạn và nhiều cuộc cãi vã ỏm tỏi.

Cảnh báo: Bình luận phim là hạng mục khó đọc nhất trên Quái vật Điện ảnh, thường dễ gây hiểu lầm là dịch Google, được chọn dịch từ những nguồn bình luận phim đặc biệt cảm tính, đầy tính áp đặt với cách viết chẳng mấy dễ chịu và không bàn đến khía cạnh kỹ thuật của bộ phim. Nếu bạn thích đọc kiểu bình phim mướt mát gần giống với bài PR, hoặc nếu bạn tìm kiếm kiểu bình phim "khoe chữ" phân tích góc máy, cảnh quay, âm thanh, ánh sáng, kỹ xảo, cao trào... thì có thể dừng đọc và tìm đến các trang web khác.

Thông điệp đạo đức chính trong các bộ phim của ông, The Fighter, Silver Linings Playbook, và cả American Hustle, là dù họ có bao nhiêu vấn đề, những con người này vẫn thương yêu nhau. Và chính ông cũng thương yêu họ.

Người viết thì không mềm lòng tới thế.

Jennifer Lawrence tuyệt vời trong Joy, phần còn lại của bộ phim thì không được tuyệt đến thế

Trong Joy, nhân vật chính là một cô vợ nội trợ ở độ tuổi 20 với tài năng sáng tạo, nhưng những sáng tạo của cô không làm được ra tiền. Cô chật vật kiếm tiềm để trang trải cuộc sống và nuôi gia đình – gồm người bà ngoại già, bà mẹ bị bệnh tâm thần, người chồng cũ thất nghiệp vô dụng, và người cha nóng nảy – tất cả phụ thuộc vào cô.

Chi phí cuộc sống tăng cao, và cô chịu nhiều áp lực, tới một ngày kia, Joy sáng tạo ra một chiếc chổi lau nhà thông minh là kiếm được một núi tiền – và tạo thêm vấn đề mới cho bản thân.

Về nhiều mặt, Joy là cách Russell tỏ lời thán phục với phụ nữ ở khắp nơi – và khi nghĩ tới việc phần lớn phim của ông kể về đàn ông và bộ phim đầu tay tai tiếng Spanking the Monkey kể về chuyện một người phụ nữ quyến rũ con trai của chính mình, lời tuyên bố ủng hộ nữ quyền này có vẻ hơi muộn màng.

Và có vẻ đầy toan tính, không chân thật.

Bản thân Joy đặc biệt, kiên cường, tốt – trong khi tất cả mọi người quanh cô đều xấu xa đểu giả - tới mức bộ phim mang tính ‘kịch’ từ ban đầu. Tất cả rõ ràng là được dàn dựng chứ không có chút cảm xúc nào. (Bộ phim “lấy cảm hứng từ” chứ hoàn toàn không dựa theo câu chuyện có thật về một nhà sáng tạo có thật đến từ Long Island.)

Nhiều nhà phê bình khác sẵn sàng đón nhận bộ phim một cách tích cực – cuối cùng thì cũng có một bộ phim về thắng lợi của phụ nữ. Nhưng đối với người viết, Joy, khác những phim như Suffragette, mang tính nịnh nọt – tạo một mẫu hình người phụ nữ “sống sót” thay vì một con người hoàn chỉnh, phức tạp, và bộ phim nâng cao nhân vật chính bằng cách hạ thấp tất cả những người xung quanh.

Cha của Joy, do Robert De Niro đóng? Chỉ là một kẻ bạo hành chuyên mang đau khổ đến người khác. Người chồng cũ do Edgar Ramirez đóng ư? Một tên vô công rồi nghề cũng có những lúc ngọt ngào. Kể cả Bradley Cooper điển trai, trong vai một nhà sáng tạo kênh mua sắm thời đại mới, cuối cùng cũng lừa bịp cô.

Ở đây không chỉ nói đàn ông. Mẹ cô suốt ngày chỉ biết xem những bộ phim truyền hình tình cảm sướt mướt và đang yêu một gã thợ sửa ống nước ngươi Haiti. Người em kế của cô không khác gì một mụ phù thủy cay đắng. Mẹ kế của cô có khi còn dọa được mẹ kế của Lọ Lem.

Joy và gia đình trong cảnh phim

Không khó gì biến nhân vật chính của mình thành giấc mơ, khi quanh cô đều là ác mộng.

Tóm lại, một bộ phim thật khó có cảm tình, dù Jennifer Lawrence, như mọi khi, trút hết tài năng vào vai diễn, đưa nhân vật của mình từ một cô con gái bị đàn áp thành một nữ doanh nhân thành đạt tự lập một cách từ tốn và tuyệt vời. Russell cũng tỏ ra cố gắng rõ ràng với phong cách làm phim, tạo lời dẫn truyện cuốn hút và nhạc nền đa dạng.

Giữa những cảnh phim chính, ông đưa chúng ta vào thế giới của những bộ phim ướt át mà mẹ Joy thích xem, không những cho phép ông được nhạo báng thể loại diễn xuất kém cỏi của những phim kiểu này, và đây cũng là phép ẩn dụ. Bạn thấy Joy có vẻ bị cường điệu một cách thái quá? Vì thật ra phim chẳng khác gì một bộ phim “sến” cả. Chúng ta đều sống trong những bộ phim như thế.

Joy, xếp loại PG-13. Do Fox sản xuất. Thời lượng 124 phút. Phát hành ở Việt Nam với tựa Cô gái mang tên niềm vui.
Đạo diễn bởi David O. Russell, với các diễn viên Jennifer Lawrence, Bradley Cooper, Robert De Niro.

Đánh giá: ★ ½

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger