Bình luận phim

Ong Bak 3: The Final Battle

22/02/2011

Sau lần xuất hiện trong các cảnh võ thuật đóng thế cho Robin Shou trong phim Mortal Kombat: Annihilation, Tony Jaa (tên thật Panom Worawit) đã để lại ấn tượng khó phai. Có nhiều tin đồn cho biết anh từng thu hút mối quan tâm nghiêm túc của đạo diễn Prachya Pinkaew (phim The Protector) chỉ nhờ tài năng anh thể hiện trên bản thu mẫu, Pinkaew bị ấn tượng mạnh đến nỗi ông thực hiện Ong Bak để trình làng tài năng của Jaa. Worawit đổi tên thành Tony Jaa với mục đích đưa khả năng hành động độc đáo của anh lên tầm quốc tế. Đây là bộ phim đột phá của Jaa – mặc dù đôi lúc bị chỉ trích là quá phô trương – trình diễn những bài quyền sáng tạo không cần đến sự hỗ trợ cũa kỹ thuật máy tính, dẫn đến việc so sanh khó tránh khỏi với Lý Tiểu Long và thu hút nhiều sự chú ý đáng kể khắp thế giới.

Phần đầu tiên của loạt phim ba phần Ong Bak mở ra ở Thái Lan đương đại, theo chân Ting, một nhà sư vừa xuất gia có nhiệm vụ tìm lại Ong Bak, một bức tượng Phật thiêng liêng bị đánh cắp. Anh mạo hiểm đến Bangkok, cuối cùng cũng lần ra dấu vết bọn trộm và lấy lại được bảo vật, trừng trị và phô diễn tài nghệ siêu đẳng suốt hành trình. Bộ phim mang tính giải trí cao, lặn ngụp trong những cuộc so găng bất hợp pháp, cuộc đua tuk-tuk nghẹt thở và các màn rượt đuổi ngoạn mục khi đầu gối của Jaa kêu răng rắc suốt quãng đường vượt qua nhiều chướng ngại khó tin, đập tan hàng hàng lớp lớp kẻ thù một cách sáng tạo cho tới khi đem được bức tượng trở về, và nhờ nó đem lại sự sung túc cho làng mình.

Tiếp nối thành công của tập đầu và vai diễn của anh trong Tom-Yum-Goong (tên tiếng Anh The Protector), phần trước của phim có tựa đề được công bố là The Beginning. Jaa và Panna Rittikrai (chỉ đạo võ thuật của Ong Bak) đồng đạo diễn, trở lại Thái Lan thế kỷ 15, mang theo một loạt sự kiện hấp dẫn của vũ khí thời phong kiến và những chú voi.

Tien trở thành Ting, một cậu bé sống sót sau cuộc tàn sát giết chết gia đình cậu dưới quyền vua Rajasena bạo ngược, nhưng rồi lại bị bọn buôn nô lệ bắt và ném vào chuồng cá sấu. Cậu được thủ lĩnh một nhóm phiến quân cứu thoát, người sau đó nhận ra sứ mệnh vĩ đại của cậu bé và quyết định đào tạo cậu như người của mình. Ting lớn lên trở thành một thanh niên giỏi võ rành rọt mọi chiêu thức sát thủ của những môn võ châu Á và hừng hực ngọn lửa báo thù.

Phần trước này u ám, trần trụi và máu me hơn bản đầu khi Jaa tiếp tục tiêu diệt kẻ thù bằng phong cách tàn bạo và phong phú gia tăng. Bổ sung cho tài năng võ thuật của anh, bộ phim còn thể hiện khả năng nhào lộn và kỹ năng sử dụng vũ khí lợi hại. Phim tuy đôi lúc có thiếu tính mạch lạc, nhưng cũng đủ cho hầu hết cảnh xương gãy răng rắc, một lớp pha trộn chói lóa của thiên sử thi và thế giới tưởng tượng kết thúc chuyến phiêu lưu hoành tráng khi cuối cùng Ting bại trận trước quân số khổng lồ của binh đoàn Chúa tể Rajasena và bị đưa đi tra tấn đến chết.

Vấn đề cá nhân của Tony Jaa trên trường quay đã được chứng minh rõ ràng. Anh bỏ lỡ buổi quay cận cảnh, theo sau tin đồn anh bị ám ảnh bởi một sức mạnh siêu nhiên nào đó mà anh đã nghiên cứu cho truyện phim. Trước khi phát hành phần ba Jaa đã sống như một thầy tu mà anh dự định sẽ tiếp tục đến hết tương lai có thể đoán trước.

Phần mới nhất của loạt phim, Ong Bak 3: The Final Battle, hứa hẹn sẽ có màn đấu võ hấp dẫn ngang ngửa. Dự đoán ban đầu đưa ra là phim sẽ có thêm nhiều cảnh chiến đấu giữa Dan Chupong (xuất hiện trong The Beginning với vai nhỏ Ma Quạ) và Tony Jaa. Nhằm giúp đem lại hương vị mới (và dễ thở), tay chân của Tien bị thương nặng do tra tấn, buộc Jaa phải chiến đấu trong tình trạng không xương. Đây được coi là thử thách sáng tạo của Jaa cà Rittikari, khiến khán giả phải háo hức chờ đợi cảnh hành động võ thuật đột phá và dồn dập hơn… cùng bước ngoặt trong cốt truyện với người hùng không xương kỳ dị.

Khốn nỗi đó không phải là thứ mà The Final Battle đem lại. Phần ba tiếp nối khúc Ong Bak 2 đã dừng, mở đầu bằng cảnh Tien bị giam và tra tấn như thường lệ. Những kẻ bắt giữ tra tấn anh bằng vô số dụng cụ tàn độc như cặp kiếm tre Kendo, búa và một thứ trông như phiến gỗ. Người anh hùng của chúng ta cố chống cự nhưng bị khuất phục và Rajasena tăng nhục hình bằng những vết thương và ra lệnh đập gãy khuỷu tay và đầu gối của anh.

Một Tien tàn phế khiến ta thấy bức bối. Lẽ thường thì vào tình huống này trong trò chơi Ong Bak, Jaa đang trên đường thu thập chiến tích tàn sát và đang đánh bại kẻ thù khó xơi với đầu gối cứng cáp. Nhưng giờ thay vào đó ta chỉ thấy một Tien thân thể rũ rượi, như một các xác vô dụng, và nhường đất diễn cho Rajasena và Ma Quạ. Chúa tể bắt đầu đoạn hồi tưởng bằng những ác mộng cho thấy hắn bị nguyền rủa, và Ma Quạ đến đúng lúc và hả hê huyên thuyên những điều hắn từng biết về lời nguyền. Điều này gây ra mâu thuẫn giữa đôi bên, và sau đó người này đuổi theo để hãm hại người kia, đưa ra sáng kiến hành động chỉ đủ để khán giả thấy thích thú trong lúc Tien tìm cách trở về từ cái chết, chữa trị chỗ xương gãy, yêu đương rồi lại tập trung tìm cách kết hợp võ thuật và niềm đam mê mới với khiêu vũ (?).

Sau vài lần chuyên tâm ngồi thiền, Tien đã bất ngờ hồi phục và lành lặn, cộng với học được thêm vài đường quyền tuyệt hảo trên đường đi, bắt đầu hành trình tìm kiếm những chướng ngại cho riêng mình. Buồn thay, sau phần mở đầu dông dài về nỗ lực, mọi hy vọng của chúng ta tiêu tan chỉ trong một cảnh đánh nhau ngắn ngủi (so với chuẩn của các phần trước), trong đó Jaa phấn khích đá cát vào mặt người khác và thành người tiên phong trong việc đu từ ngà con voi này sang ngà con khác.

Không thể chối cãi rằng Chupong rất điệu nghệ và làm nổi bật điều này khi đến lượt anh chiến đấu với những trở ngại không tưởng, nhưng dù anh ta đã cố gắng bù đắp cho sự ít ỏi của những cảnh Jaa biểu diễn võ thuật, khán giả không thể không thấy thiếu cái gì đó. Cụ thể là trong một cảnh đánh nhau ở một đền thờ đổ nát, hệt như một tập cũ của Power Ranger (loạt Mighty Morphin), cảnh bộ binh của chúa tể Rajasena đứng yên đầy trách nhiệm (bắt chước các thành viên của Putty Patrol xấu số), chấp nhận số phận khi kiên nhẫn đợi Chupong áp sát và đánh bay chúng xuyên qua tường sau khi bức tường cực kỳ giả tạo bị sụp.

“Cuộc chiến không xương” khiêu khích này đã thất bại trong việc xây dựng hình ảnh, sau những màn Tien bị tra tấn. Cuộc chiến mà ta đang xem là thất bại so với hai phần trước. Không chỉ ít, mà còn thiếu đột phá khi Jaa chỉ dựa vào phương pháp tiếp cận mới Nattayut, công nghệ biến những điệu nhảy thành võ thuật.

Không thú vị như đã giới thiệu, những bài quyền của Jaa thiếu sức mạnh và sự khéo léo từng góp phần cho các phim trước của anh. Tệ hơn nữa, người hâm mộ chỉ biết thở dài khi cuối cùng Jaa cũng trở lại chiến trường, khi cuộc chiến đột ngột kết thúc và bị rút lại. Jaa quay ngược thời gian và quyết định thay vì dùng tia chớp để chống lại Linh hồn Chúa tể Quạ vừa xuất hiện. Sau đó là những cuộc chiến không-thể-nhàm-hơn khi Jaa trình diễn phong cách mới bị nhiễm những điệu nhảy của anh.

The Final Battle trải dài đầy gượng ép giữa hành động và triết lý. Khi Tien ngồi thiền, anh chia thời gian ra giữa việc để râu mọc dài hay tỉa bớt và tạo dáng bên đền thờ cổ và những dòng sông hùng vĩ. Nhưng đây không phải Ong Bak mà ai cũng trông đợi, hay Tony Jaa ta từng biết. Tony Jaa này đã tìm thấy tình yêu, sự tha thứ và thiền tịnh, và tệ hơn cả, đã quên đi việc luyện tập ban đầu. Nói cách khác, anh đã trở nên yếu đuối.

Ong Bak 3: The Final Battle

Có lẽ tựa phim dựa theo nghề nghiệp của Jaa nhiều hơn là chính bản thân bộ phim, vì anh có vẻ rất vui khi cống hiến đời mình cho việc tu hành, về hưu một cách hiệu quả. Hay có thể tựa phim có liên quan đến bộ phim. Nhưng trận chiến hoành tráng cuối cùng được hứa hẹn là sẽ trần trụi đã không xảy ra như Jaa và những người khác trong đoàn làm phim hứa hẹn. Kết cục phim khá lộn xộn khi phim cố ôm đồm quá nhiều, cuối cùng lại thất bại trong việc thực hiện một phim hành động đáng xem hay bất cứ gì nhằm đem đến một thông điệp súc tích.


Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: News in Film