Năm tên cướp do các diễn viên Idris Elba, Hayden Christensen, MichaelEaly, Paul Walker, và Chris Brown thủ vai dễ dàng tạo nên ấn tượng. Họ là những tên cướp ngân hàng chuyên nghiệp, với các kế hoạch cướp ngân hàng được dựng lên hai năm một lần, và bằng cách đó cũng tránh khỏi việc bị cảnh sắt theo dõi. Giữa những phi vụ đi cướp dods, họ sống cuộc sống khá giả gồm phụ nữ hấp dẫn, xe ô tô tốc độ và căn hộ độc thân ở Los Angeles với tầm nhìn đẹp. Bộ phim dựng lên hình ảnh họ đi với kỹ thuật quay chậm, mặc những bộ đồ may thủ công và có câu lạc bộ riêng ở Los Angeles. Đây là hình ảnh thật thường thaýa trong phim nhưng cũng xây dựng lên một ấn tượng chính xác về những chàng trai lạnh lùng này.
Hình ảnh này rất tương xứng với những khung cảnh sắc nét trong phim Đạo diễn hình ảnh của Takers Michael Barrett đã hoàn thành thật tốt công việc của mình. Những màu sắc tương phản giữa xanh lam và vàng rất dễ chịu, nhất là khi kết hợp với một Los Angeles vào ban đêm và cách sử dụng ánh sáng một cách sáng tạo ở khắp nơi.
Khi việc lựa chọn phong cách quay bằng máy quay cầm tay đang thịnh hành với phần lớn các cảnh trong phim, gần như là muốn nhắc bạn đó là một phim gai góc thành thị, thỉnh thoảng một số cảnh quay ấn tượng sẽ được tung ra để tạo điều khác biệt. Khi điều này xảy ra, nó được hoàn thành một cách rất tốt với những góc quay độc đáo. Những điều này chứng minh vị đạo diễn này có tầm nhìn tốt nhưng sẽ làm nản lòng những người yêu phim vì ông ít tận dụng điều đó.
Một cảnh trong Takers
Các cảnh hành động trong Takers nghẹt thở và căng thẳng. Bộ phim đầy tiếng đạn nổ và những cú đấm mạnh mẽ. Bộ phim không chọn những thể loại đánh nhau thường thấy ở Hollywood, đó là những màn đánh nhau được tập luyện kỹ càng như trong phim Bourne hay Matrix, thay vào đó chọn phong cách đánh nhau ầm ỹ như trong quán rượu và trong trường hợp này thì rất hiệu quả. Hành động trong phim này là một vài khoảnh khắc nổi bật làm bạn sẽ chực nhảy khỏi ghế ngồi.
Tuy nhiên từ đây thì bộ phim xuống dốc rất nhanh.
Vấn đề lớn nhất của bộ phim này là việc kịch bản có cảm giác như chưa được hoàn thành. Phim nhiều sạn và không có gì độc đáo. Sau hai mươi phút đầu tiên làm quen với những cảnh hành động và dàn diễn viên tuyệt vời, kịch bản chính thức bắt đầu. Một thành viên cũ của nhóm cướp với biệt danh Ma (Tip “T.I” Harris đóng) được phóng thích sớm và gặp lại băng đảng với một nhiệm vụ mới mà hắn đã tìm hiểu khi còn ở trong tù. Phi vụ này có thể có giá trị hai mươi triệu đôla nhưng điều bất tiện là sau bảy ngày, mối làm ăn này sẽ biến mất.
Những tên cướp không tin hắn và thành công của chúng phụ thuộc vào hai nguyên tắc: chỉ làm một phi vụ 1-2 năm một lần để tránh sự chú ý và chỉ thực hiện khi đã được lên kế hoạch hoàn hảo, không vội vàng. Vì vậy hoàn toàn vô lý khi họ chấp nhận lời mời mới này. Động cơ của họ không thể lý giải nổi và rõ ràng là họ không cần thêm tiền. Chẳng phải là năm phút trước đó, nhân vật của Chris Brown còn nói rằng vụ cướp ngân hàng cuối cùng của chúng là phi vụ lời nhất sao!
Kịch bản còn tạo nhiều vấn đề khác cho bộ phim. Sức hấp dẫn của bộ phim bị mất đi ở phần giữa và trong khoảng hai mươi phút thì nó khá nhàm chán. Nhân vật của Matt Dillion (một vai diễn khá nổi bật trong phim) có một câu chuyện khá thú vị của riêng mình nhưng nó lại biến mất ở khúc giữa phim mà không có lý do. Kịch bản thiếu sự thông minh thật sự - cảnh sát không thể tìm thấy tên cầm đầu nhóm cướp bởi vì họ rất tỉ mỉ nhưng bất kỳ ai đã từng xem một tập phim CSI đều có thể nhận ra năm hay sáu đoạn để lại những chứng cứ tội phạm của nhóm cướp, như vân tay hay vết bánh xe gần vụ nổ trực thăng; tất cả đều dẫn tới việc dễ dàng nhận ra dấu vết.
Có một số cảnh có nhiều yếu tố bắt chước một cách đáng kinh ngạc. Trong kịch bản còn có một cảnh ăn cắp trắng trợn; các nhân vật nói rằng họ sẽ hành động theo “phong cách phim Italian Job rồi kịch bản bắt chước hoàn toàn một số cảnh trong bản gốc và bản làm lại của phim này. Ở đoạn giữa phim, còn có một cảnh bắn súng trong phòng khách sạn giống y hệt như trong phim True Romance, đến độ cũng có hình ảnh lông vũ rơi sau những phát súng.
Những đoạn tiếp theo thì hay và khá hoành tráng – thật khó phê bình cảnh hành động trong Takers nhưng cảnh này chỉ tiếp tục làm nổi bật tính khó tin của bộ phim. Đáng lẽ ra, trong suốt cuộc đấu súng này hầu hết mọi thành viên của nhóm cướp đều phải chết; họ bị bao vây, phục kích, đánh bại, và tất cả đều sống sót, trừ một người, chỉ vì người viết kịch bản muốn vậy.
Trong bộ phim hoàn toàn không có máu. Sự ngớ ngẩn này được tăng thêm khi một thành viên nhóm cướp bị bắn vào ngực trong phạm vi gần và vài phút sau tất cả băng nhóm đứng quanh cái xác hoàn toàn không có máu – sự thiếu tính thực tế đã làm bộ phim mất điểm. Nói tóm lại, việc bộ phim có rất ít cái chết hoàn toàn khiến nó thiếu kịch tính. Ngay cả những người bảo vệ đấu sung với nhóm cướp cũng sống sót.