Mark Wahlberg và Stanley Tucci vào vai chính trong dàn diễn viên hoàn
toàn mới ở phần bốn loạt phim rôbô xuyên vũ trụ của Michael Bay.
“Kỷ nguyên Transformers đã kết thúc,” điệp viên Harold Attinger (Kelsey
Grammer đóng) nói trong bộ phim thứ tư do Paramount/Hasbro sản xuất này.
Nhưng bạn đừng tin lời hắn. Hắn chính là nhân vật phản diện trong phim,
và vì Paramount vừa thông báo loạt phim sẽ có phần năm vào 2016, rõ
ràng là giống rôbô biết tiến hóa kia vẫn sẽ hoành hành cả trong màn ảnh
và phòng vé.
Optimus một lần nữa cứu thế giới trong Transformers: Age of Extinction
Nhưng có thể nhiều khán giả sẽ ủng hộ Attinger khi rời rạp sau khi xem
Transformers: Age of Extinction.
Phim đúng là nhiều kỹ xảo 3D tiên tiến nhất, và bộ phim là một sự tiến
bộ vượt bậc về mức độ hỗn loạn được thể hiện trên màn ảnh. Nhưng bộ phim
dài lê thê này – 165 phút – cho thấy Michael Bay và đội ngũ của ông
đang gặp khó khăn thổi chút sức sống mới cho loạt phim.
Dù có dàn diễn viên hoàn toàn mới và nhiều rôbô mới, cùng một trường đoạn kết phim dài nửa tiếng đồng hồ diễn ra tại Hồng Kông,
Transformers: Age of Extinction
không phải là làn gió mới mà loạt phim sắp lỗi thời này đang cần. Dù
loạt phim vẫn đang kiếm tiền đều đều nhưng thứ gì cũng phải có ngày kết
thúc.
Extinction cho thấy sau này loạt phim sẽ có cái kết lãng
xẹt thay vì hoành tráng. Nhưng nói gì thì nói, bộ phim vẫn đang có doanh
thu đầy hứa hẹn ở Trung Quốc và có thể vượt quá số tiền
Dark of the Moon từng kiếm được.
Buồn thay,
Age of Extinction không đủ táo bạo và kích thích,
phần lớn chỉ là buồn tẻ và bình thường – không phù hợp với một bộ phim
bom tấn khoa học viễn tưởng tí nào. Bộ phim không có được sự hài hước
trong tương tác giữa con người và rôbô như phần đầu, cũng không có sự kỳ
vọng và tung hô của phần hai và phần ba đã hoàn thành nhiệm vụ tung ra
những màn cháy nổ hủy diệt quy mô lớn vô nghĩa.
Nicola Peltz trong vai Tessa Yeager, Mark Wahlberg trong vai Cade Yeager
Điều không hay
nữa là kịch bản của Ehren Kruger có vẻ đang phụ thuộc quá nhiều vào
những pha tự mỉa mai bản chất và đạo diễn của bộ phim. Trong một cảnh
đầu phim, một nhân vật từng là nhà quay phim phàn nàn rằng những phim
phần tiếp theo thường là “rác rưởi” và hủy hoại cả ngành điện ảnh; trong
một cảnh sau đó, một tên mọt sách cầm chiếc máy quay thao thao về
Armageddon
— một bộ phim đưa Bay vào hàng ngũ các đạo diễn giỏi tạo sự loạn lạc
trên màn ảnh. Những nỗ lực mua tiếng cười nhạt của khán giả cho thấy bộ
phim nhìn chung thiếu tự tin.
Nhưng những khán giả trẻ tuổi có thể đồng cảm được với những thông điệp chung của
Age of Extinction:
rằng cuộc sống ngày nay khó khăn, chính phủ không đáng tin, đàn ông (và
chỉ đàn ông thôi) đang phải đấu tranh giữ nhà cửa và xe cộ. Tất cả được
bao gọn trong nhân vật chính mới của Bay, Cade Yeager (Mark Wahlberg
đóng). Không giống Sam Witwicky rất trung lưu, người chỉ bị dính líu vào
đám Transformers khi mang một chiếc xe khủng đến đón bạn gái, Cade là
một người Texas thiếu thốn đến chỉ đủ tiền mua một chiếc xe tải cũ kỹ để
dỡ bán lấy tiền thuê nhà và trả tiền đại học cho con gái Tessa (Nicola
Peltz đóng).
Mark Wahlberg trong một cảnh phim
Nhưng chiếc xe đó lại là Optimus Prime (Peter Cullen lồng tiếng), thủ lĩnh đám Autobots. Diễn ra vài năm sau sự kiện
Dark of the Moon,
khi đám Decepticons đã bị đánh bại bởi liên minh loài người và rôbô,
Optimus và những người bạn đã từng cứu rỗi trái đất của nó đã bị những
kẻ cầm quyền bỏ rơi. Chúng giờ bị săn đuổi bởi nhóm đặc vụ do Attinger
và Savoy (Titus Welliver đóng) cầm đầu. Chúng đang đi gom những bộ phận
rôbô để đưa cho Joshua Joyce (Stanley Tucci đóng), một kẻ giống Steve
Jobs có thể tạo ra những Transformers ưu việt hơn.
Những gì diễn
ra tiếp theo là một cuộc mèo đuổi chuột theo mốt, những kẻ phe thiện
hết bị bắt lại trốn ra vài lần, sau đó tất cả tới Hồng Kông hội ngộ với
đám bạn rôbô để đuổi theo Joyce và nguồn năng lượng nguy hiểm của hắn.
Là nhân vật duy nhất được phát triển chút ít, Tucci có nhiều cơ hội
chứng minh sự độc ác của mình, như John Turturro, John Malkovich và
Frances McDormand từng làm; những phi vụ đùa cợt của hắn trong cuộc đua
tìm sự sống tới Hồng Kông là là điểm sáng trong bộ phim. Ngược lại,
Wahlberg có ít cơ hội thể hiện hơn. Những cuộc đối thoại của anh với
Tessa và Shane đều theo khuôn mẫu hay không toát được sự độc đáo.
Một cảnh trong phim
Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi đám rôbô tự hỏi tại sao chúng phải quan tâm tới đám con người này.
Kể
cả khi bộ phim chuyển bối cảnh sang Hồng Kông – một nỗ lực biến phim
thành phim hợp tác hai nước để “vượt rào” vào thị trường Trung Quốc –
mọi thứ vẫn lộn xộn và khó hiểu. Điều mới mẻ duy nhất là không có nhân
vật phản diện Trung Quốc nào, và có một nhân vật cũng khá quan trọng,
người trợ lý của Joyce, Tô Nguyệt Minh, do Lý Băng Băng đóng. Cô được
thể hiện là một bộ não quản lý tháo vát và tay đấu cừ khôi, cuối cùng
cứu được ông sếp người Mỹ của mình.
Nhưng bộ phim không bao giờ
đi quá sâu vào sự hủy diệt được gợi ý trong tựa phim, rằng cả loài người
và Trái đất đang chực bị xóa sổ. Thứ thực sự bị dập tắt là sự tỉnh táo
của khán giả sau gần ba tiếng đồng hồ đầy cảm xúc lộn xộn (“Có tên lửa
trong phòng khách!” Tessa gào lên tận hai lần), những câu nói đùa nhạt
nhẽo và những cuộc chiến đấu không mấy gay cấn. Biên tập phim có thể
khiến những cảnh đấm đá trông đẹp mắt nhưng không thể kết nối bộ phim
thành thứ gì có ý nghĩa hơn.
Dịch: © Xuân Hiền @ Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi