Bình luận phim

What Women Want - Em muốn gì?

05/05/2011

Khuynh hướng lãng mạn phù hợp với phim giải trí không khác phiên bản gốc năm 2000 của Mel Gibson và Helen Hunt là mấy.

Không phim nào có thể bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây nhiều hơn What Women Want (phát hành ở Việt Nam với tựa đề Em muốn gì?), bộ phim hoàn toàn của người Trung Quốc và là phiên bản làm lại của phim hài tình cảm Hollywood cùng tên năm 2000.

Do Trần Đại Minh chuyển thể và đạo diễn, bộ phim đình đám này không hề thiếu đi một chút tính thương mại nào so với phiên bản của Mel Gibson và Helen Hunt, từ những bảng hiệu được nâng cấp đến những hãng thời trang cao cấp và cả một vài sản phẩm được quảng cáo một cách lộ liễu trong phim.

Thế nhưng trong khi bộ phim không hoàn toàn tái hiện sự sống động như được thể hiện trong phiên bản gốc do Nancy Myers đạo diễn, khán giả chắc có lẽ sẽ không chú ý đến phim nếu không có sự ăn ý giữa hai diễn viên chính đáng yêu – nam tài tử với cái tên bảo chứng cho doanh thu phòng vé Lưu Đức Hoa và ngôi sao vẫn luôn tỏa sáng Củng Lợi.

Áp phích phim What Women Want

Tại buổi chiếu ra mắt ở Trung Quốc vào ngày 3/2 - trùng với ngày đầu tiên của Tết âm lịch, bộ phim có thể ghi điểm với những khán giả người Mỹ gốc Á và đa phần là nữ giới bằng chủ nghĩa lãng mạn ngọt ngào hợp với thị hiếu giải trí chung.

Lời thoại bằng tiếng Trung trong bản phim chuyển thể của Trần Đại Minh được giữ sát nghĩa với phiên bản gốc do Josh Goldsmith-Cathy Yuspa viết khi khắc hoạ một chuyên viên phụ trách quảng cáo kiêu ngạo và lăng nhăng (do Lưu Đức Hoa đóng) có khả năng đọc được suy nghĩ của phụ nữ sau khi trải qua một tai nạn kỳ lạ.

Anh chàng đã biến khả năng mới phát hiện được thành một lợi thế nghề nghiệp để đối phó với đối thủ đáng gờm của mình (Củng Lợi đóng), bằng cách đánh cắp những ý tưởng về chiến dịch sáng tạo của cô. Thế nhưng đến cuối cùng, cô lại là người đánh cắp được trái tim anh.

Tuy nhiều bộ phim ăn theo thường đều rất nhạt nhẽo và sự chuyển tiếp nội dung giữa các phần phim luôn không được liền mạch, nhưng ở đây đạo diễn đã tìm cách ngắt nhịp phim một cách hợp lý bằng cách tận dụng nền kinh tế đang phát triển và có sức ảnh hưởng đến toàn thế giới của Trung Quốc.

Ở một trong những cảnh phim buồn cười hơn, một vài nhân vật đã tình cờ gặp nhau tại một nhà hàng Nhật nổi tiếng, và một trong số những thực khách cho hay cô đã không biết rằng món cừu Mông Cổ lại là món ăn Nhật.

Một cảnh trong phim

Ngoài sự cho đi nhận lại đầy sinh động của hai nhân vật chính tỏa sáng trên màn ảnh, bộ phim còn thêm vào yếu tố rực rỡ hào nhoáng với chỉ đạo mỹ thuật của Lý Trác Nghệ và sự lựa chọn trang phục trẻ trung hoàn hảo của nhà thiết kế phục trang của Lý Dực Giai,

Nhưng dù có rực rỡ đến thế nào đi nữa thì họ cũng vẫn không thực sự thành công trong việc hướng ánh mắt của khán giả rời khỏi những chiếc hộp Trà Lipton với màu vàng hoàng yến bắt mắt và những tách trà to quá khổ luôn tìm được cách chen vào các cảnh quay.

Người giám sát hình thức quảng cáo qua phim dường như là một vị trí được bổ sung vào các ê kip sản xuất phim Trung Quốc gần đây, nhưng hy vọng là việc vung tiền vào các khoản mua sắm chỉ nhằm khoe của đang gia tăng rõ rệt ở Trung Quốc không có nghĩa là sẽ xuất hiện một bộ phim làm lại của Confessions of a Shopaholic (tạm dịch: Lời tự thú của một tín đồ mua sắm).

Bắt đầu công chiếu ở Việt Nam: 13/5/2011
Sản xuất: Bona Entertainment, Beijing Bona Film and Cultural
Diễn viên chính: Lưu Đức Hoa, Củng Lợi, Viên Lệ
Đạo diễn: Trần Đại Minh
Kịch bản: Josh Goldsmith & Cathy Yuspa, Trần Đại Minh
Chịu trách nhiệm sản xuất: Vu Đông, Trần Vĩnh Hùng,, Lưu Đức Hoa, Dương Thụ Thành, Kim Tinh Nhã, Hàn Tam Bình, Lưu Tinh
Nhà sản xuất: Vu Đông, Trần Vĩnh Hùng, Trần Đại Minh, Dede Nickerson
Đạo diễn hình ảnh: Max Wang
Chỉ đạo mỹ thuật: Lý Trác Nghệ
Âm nhạc: Christopher O'Young
Thiết kế trang phục: Lý Dực Giai
Giám chế: Nelson Quan
Thời lượng 100 phút


Dịch: © Phương Thanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter