Một lời nguyền kỳ dị tồn tại trong ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc
rằng: Những phim lấy bối cảnh thời kỳ Nhật Bản đô hộ (1910-1945) sẽ
không bao giờ thành công.
Đáng kể là, phim tâm lý chiến tranh đầy tham vọng về cuộc chiến Hàn–Trung của Kang Je Kyu tên
My Way (2011),
lấy bối cảnh năm 1983, với sự góp mặt của Jang Dong Gun, Joe Odagiri và
Phạm Băng Băng, đã thu hút một lượng người xem đáng thất vọng chỉ 2,1
triệu.
Cảnh trong phim My Way
Xét dàn diễn viên toàn sao quốc tế và kinh phí sản xuất lớn đáng ngạc
nhiên là 2,8 tỉ won (2,4 triệu đôla Mỹ), kết quả dưới mong đợi thật quá
xa.
Phim hài
Radio Days (2008) và phim lãng mạn
Modern Boy (2008), cả hai đều lấy bối cảnh những năm 1930, cũng lần lượt thu về các con số đáng thất vọng là 214.946 và 758.473 lượt xem.
Giới
phê bình nói rằng tâm trạng chán nản và cảm giác bại trận lan tỏa trong
thời kỳ này đã xua đuổi người xem, những người tìm kiếm sự giải trí tại
các rạp chiếu.
Đương nhiên, luôn có ngoại lệ.
Có mặt ở các rạp chiếu Hàn Quốc hiện giờ là phim hành động lịch sử mới nhất của Choi Dong Hoon,
Assassination, lấy bối cảnh năm 1933, đến ngày 12/8 đã thu hút hơn chín triệu lượt xem.
Thu hút bởi sự khắc họa tuyệt hảo những sự kiện lịch sử và tài biên kịch diễn tiến nhanh đặc trưng của Choi Dong Hoon, phim
Assassination mang tính giải trí cao đang trên đà chạm đến con số ấn tượng 10 triệu, khi dễ dàng vượt qua điểm hòa vốn là bảy triệu lượt xem.
Bằng
việc khắc họa một âm mưu ám sát vấp váp nhưng huy hoàng do những chiến
sĩ độc lập Hàn Quốc thực hiện, phim cũng được cho rằng đã tạo tiếng vang
trong không khí gần đây của Hàn Quốc vẫn mang niềm chua cay với đất
nước láng giềng phía tây này.
Nhưng trong đa số các trường hợp khác, lời nguyền này vẫn đúng.
“Mọi
người không muốn nhớ về thời kỳ Hàn Quốc chịu sự cai trị của Nhật Bản,”
nhà phê bình văn hóa Ha Jae Keun giải thích. “Những người đến rạp để
tìm kiếm sự giải trí không hứng thú với những phim lấy bối cảnh thời kỳ
đen tối đó.”
Điều này cũng giải thích tại sao các phim lấy bối
cảnh những năm cuối triều đại Joseon (1392-1910) cũng thất bại trong
việc giành được trái tim công chúng.
Gabi
Tiêu biểu,
Gabi (2012) và
The Sword With No Name
(2009) đã chìm nghỉm, mặc dù khắc họa cuộc đời sôi nổi của những nhân
vật lịch sử nổi tiếng Vua Gojong (1852-1919) và vợ ông, Hoàng hậu
Myeongseong (1851-1895), những người đã bị quân Nhật dồn đến chỗ chết.
Trong khi đó,
The Good, The Bad, The Weird
của Kim Jee Woon nhận được mức độ thành công bất thường. Được như vậy
có lẽ là bởi phim này làm theo hướng giải trí, và không hề nhắc đến việc
thuộc địa hóa của quân Nhật.
“Những sự kiện xảy ra trong phim
này có thể được cắt ra và đưa vào bất cứ thời kỳ lịch sử nào vẫn hợp,”
nhà phê bình phim Hwang Young Mee cho biết.
Đôi khi, cảm giác đối
địch đối với Nhật Bản thể hiện ra mặt trong các sự kiện quần chúng của
các phim lấy bối cảnh thời kỳ này. Trong
Blue Swallow (2005),
nữ diễn viên đã qua đời Jang Jin Young khắc họa Park Kyung Won, nữ phi
công đầu tiên của Hàn Quốc, đã được đào tạo tại một trường hàng không
của Nhật.
Blue Swallow
Tuy nhiên, khi phim này bắt đầu bị nhận thức là thân Nhật, một chiến
dịch kiến nghị chống lại phim đã được khởi động. Lượng vé phim bán ra
dừng lại ở con số 543.597.
"Bản thân bộ phim được thực hiện rất tốt, nhưng ý kiến xã hội không ủng hộ phim,” Hwang Young Mee nói.
Tuy nhiên, Hwang Young Mee tin rằng thời kỳ này nên tiếp tục được “khai quật”.
“Thời
kỳ Nhật Bản đô hộ chứa đựng nguồn cốt truyện vô tận, bởi Hàn Quốc đã
trải qua sự phát triển bất thường, với việc du nhập những nét văn hóa
tinh tế do giới trí thức du học nước ngoài mang lại đồng thời cũng có
những khía cạnh kém phát triển do nhiều người vẫn phải chịu cảnh bóc
lột,” nhà phê bình Hwang nói.
The Sword With No Name
“Giống như người Trung Quốc vẫn làm phim về nỗi thất vọng và những mất
mát họ cảm thấy khi thua trong cuộc chiến tranh Trung–Nhật lần thứ hai,
chúng ta nên nghĩ cách nào làm sống lại những sự kiện quá khứ để tìm
kiếm ý nghĩa đầy giá trị và phù hợp với khán giả ngày nay.”
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: JoongAng Daily