Điện ảnh Trung Quốc và Hollywood đã gắn bó với nhau phần lớn
thập kỷ qua, với việc hai bên đều khám phá các cơ hội, học
được các hạn chế của việc hợp tác và tranh thủ những thực hành
kinh doanh khác biệt nào phù hợp nhất với những giá trị mới này.
Mối quan hệ là đầy hứa hẹn, nhưng cũng lắm nghi ngờ, khi phần
lớn các nhà đầu tư Trung Quốc đều chỉ ngó nghiêng làm thử chứ
chưa đầu tư hẳn đồng nào. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lý do để
tin rằng liên minh giải trí giữa hai cường quốc sẽ bền chặt và
hòa hợp hơn khi tham vọng của họ tiếp tục giao thoa.
Với con mắt quan sát Hollywood của Trung Quốc, không ngạc nhiên
nếu một ngày có tập đoàn nào đó của Trung Quốc mua lại một
studio từ Mỹ.
Ở Đại lục, người khổng lồ Dalian Wanda của
ngành bất động sản và giải trí, cùng những ông lớn Internet
Baidu, Alibaba và Tencent (gọi tắt là BAT trên báo chí của Trung
Quốc) đang vào cuộc đua nhằm thay đổi cách vận hành ngành điện
ảnh nước này. Các mô hình kinh doanh của họ phản pháo những
khẳng định cho rằng các công ty Trung Quốc chỉ nhái theo các hãng
phương Tây thành công. Thay vào đó, họ là những cỗ máy tích phân từ
đầu đến cuối tất cả các thành phần đi cùng với vòng đời phim ảnh,
thông qua hoặc phát triển tự nhiên, hoặc thâu tóm hay là liên minh.
Khi
xã hội Trung Quốc đang nhanh chóng đi vào xu hướng cá nhân và
phục vụ khách hàng, những công ty này, vốn có khả năng kết
nối các mảng khác nhau của thị trường địa phương, trở thành
một đối tác ngày càng thu hút thị trường giải trí Mỹ đang
tìm cách đưa chương trình đến với càng nhiều con mắt trên toàn
cầu càng tốt. Tài sản của Wanda, Baidu, Alibaba và Tencent phủ
rộng và mạnh mẽ, cho họ khả năng thu hút khán giả trên nhiều
hạ tầng truyền thông. Wanda sở hữu chuỗi rạp lớn nhất Trung
Quốc; Tencent có hơn 800 triệu người theo dõi trên phương tiện
truyền thông đại chúng, và là nhà phân phối games trực tuyến
lớn nhất hành tinh; Baidu là công cụ tìm kiếm hàng đầu của
Trung Quốc; còn Alibaba là tập đoàn kinh doanh trực tuyến lớn
nhất thế giới.
Chuỗi rạp chiếu AMC của Mỹ đã thuộc sở hữu của Dalian Wanda Group
Alibaba và Baidu có cổ phần chính ở hai trong số ba công ty video
trực tuyến hàng đầu Trung Quốc (và đang trở thành các hãng
sản xuất phim hàng đầu); Alibaba và Tencent quản lý hệ thống
bán vé. Còn Wanda đang xây dựng các công viên trò chơi và khách
sạn để mở rộng và kinh doanh các nhãn hàng họ tạo ra. Giá trị
vốn hóa thị trường của Alibaba là 246 tỉ USD, lớn hơn cả Disney
và Time Warner cộng lại, với 21,1 tỉ USD tiền mặt. Yahoo! gần
đây tuyên bố họ sẽ tìm cách "spin off"* 15% cổ phần họ đầu tư vào
Alibaba – có giá trị 40 tỉ USD.
Bốn công ty đều liên quan
tới chu kỳ thương mại của hầu hết các phim ra rạp ở Trung Quốc:
Wanda là nhà tài trợ, sản xuất hoặc phát hành phim; Alibaba
sản xuất, phân phối vé hoặc đối tác quảng cáo (đặc biệt qua
vai trò của họ trong trang video trực tuyến Youku Tudou); Baidu là
đường dây quảng bá, đối tác quảng cáo hoặc giao diện video
trực tuyến (họ là chủ sở hữu iQIYI, đối thủ của Youku Tudou);
và Tencent là mũi tên truyền thông xã hội.
Video trực
tuyến rất quan trọng ở Trung Quốc. Theo thống kê chính thức,
đến giữa 2014, có 439 triệu người xem video bằng cách này ở
Đại lục. Họ được nhiều lựa chọn về chương trình hơn tivi
truyền thống, và những thời gian quảng cáo cũng ngắn hơn. Và
họ thuộc nhóm dân số trẻ.
Các công ty lớn hàng đầu – bao
gồm Youku Tudiou, iQIYI và LeVision/LeTV riêng lẻ – có vị thế
làm đối tác của các hãng phim Hollywood, không phải chỉ cho thị
trường ăn theo sau thời gian chiếu rạp, mà còn với tư cách diễn
đàn quảng bá trước khi phim ra mắt. Với người xem phim là khán
giả chính, họ chiếu hàng trăm trailer và teaser, sản xuất những
chương trình truyền hình riêng. Youku Tudou đồng quảng bá
Despicable Me và
Captain America: The Winter Soldier
của Disney tại Trung Quốc, quay hình ảnh thật của buổi công
chiếu bộ phim ở Bắc Kinh cũng như đặt chỗ cho Scarlett Johansson
trong chương trình
Star Talk dài một tiếng trên truyền hình.
Dàn sao Captain America: The Winter Soldier tại sự kiện công chiếu bộ phim này ở Bắc Kinh
Trong khi đó, Tencent, sở hữu dịch vụ nhắn tin như QQ và WeChat,
có khả năng liên lạc với tất thảy công dân Trung Quốc có thu
nhập khá giả. Phần dân số quan trọng này giúp kéo người xem
tới trang web Tencent Video của họ. Từ khi WeChat Film ra mắt năm
ngoái, hỗ trợ bởi nguyên chủ tịch của News Corp. Jack Gao,
Tencent cũng bán vé xem phim qua một ứng dụng kết nối khách
hàng với mọi chuỗi rạp phim lớn ở Trung Quốc. Nó cũng thu
thập dữ liệu từ hành vi và vị trí người mua.
Công ty
Trung Quốc đang dần mở rộng lối đi tới Mỹ, một số còn dựng
cửa hàng ngay trên sân nhà Hollywood. Wanda, đã mua lại chuỗi rạp
AMC năm 2012 với 2,6 tỉ USD, đã trả 1,2 tỉ USD năm ngoái để xây
một tòa nhà tại Beverly Hills làm trụ sở kinh doanh giải trí
tại Bắc Mỹ. Wanda đã nghiền ngẫm khả năng mua một phần MGM và
Lionsgate, và cân nhắc bỏ thầu mua Time Warner sau khi lời chào hàng
của Rupert Murdoch với người khổng lồ này sớm chết yểu. Không lâu
trước đó, Alibaba cũng đã tiếp cận Lionsgate. Hè năm ngoái hai
công ty đã hợp tác thành lập Lionsgate Entertainment World, một
dịch vụ phát hành phim trực tuyến chỉ có trên đầu thu kỹ
thuật số của Alibaba.
Mùa thu năm ngoái, Jack Ma, nhà sáng
lập Alibaba, gặp gỡ một số nhà điều hành Hollywood, bao gồm
những người đứng đầu của Sony Pictures. Có thể cho rằng Alibaba
và Sony đã thảo luận việc đầu tư vào bộ phim hoạt hình
Pixels của Adam Sandler, bộ phim ăn theo Spider-Man
Sinister Six, phim giả tưởng
Dragon Raja và phim chuyển thể từ bộ manga
One Piece.
Sinister Six, phim ăn theo Người Nhện đang trong tầm ngắm đầu tư của Alibaba
Những tập đoàn Trung Quốc giàu có khác cũng là những đối tác
đầu tiên của các kế hoạch thử nghiệm mang tính toàn cầu của
Hollywood. Tập đoàn Fosun Intl. của Trung Quốc đang đầu tư 200
triệu USD vào Studio 8, lá cờ đầu trong sản xuất trực thuộc
Sony của Jeff Robinov. Công ty đầu tư tài chính tư nhân Hony Capital
hỗ trợ hãng chế tác mới đi vào hoạt động gần đây của nhà sản
xuất Robert Simonds, STX Entertainment, với mục tiêu đầu tư 1 tỉ
USD trong năm năm tới, theo các báo cáo. Hợp đồng Hony-STX còn bao
gồm Shanghai Media Group, một cái tên hàng đầu trong ngành phim,
truyền thông và giải trí thuộc sở hữu nhà nước.
Tính
chuỗi rạp AMC và các hợp đồng làm phim của Wanda, cùng thỏa thuận với
Studio 8 của Fosun và thỏa thuận STX của Hony, đầu tư của Trung
Quốc vào Hollywood lên tới gần 5 tỉ USD, dù phần lớn các hợp
đồng riêng lẻ nhỏ hơn nhiều – chỉ một phần triệu USD. “Đầu tư
một phần tối thiểu, các công ty Trung Quốc đang tìm cách có
chỗ đứng,” Tuna Amobi, phân tích vốn đầu tư vào truyền thông và
giải trí tại S&P Capital IQ, nói.
Những cái tên như
Fosun, Wanda, bộ ba BAT và những người khác, gồm Xiaomi, nhà sản
xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba thế giới về số lượng,
đang có chỗ đứng tài chính đối với các tập đoàn giải trí Mỹ
cân bằng hơn nhiều năm trước. Và bất kỳ người khổng lồ nào trên
đây cũng có sức chiếm gọn một trong các hãng phim lớn của Mỹ.
Hunan
TV, đài phát sóng lớn thứ nhì Trung Quốc, và Lionsgate đã thương
thảo sâu hơn về một hợp đồng ba năm để Hunan đầu tư 25% vào
sản lượng của Lionsgate, và hãng phim Hollywood này sẽ phân phối
các phim Trung Quốc sản xuất bởi Hunan ở thị trường nước ngoài.
Thỏa thuận có giá trị 1,5 tỉ USD.
Tòa nhà của đế chế Tencent
Kể cả một hậu bối về phim ảnh như Tencent cũng có thể ký
những hợp đồng lớn – ví dụ, thỏa thuận phân phối độc quyền
họ vừa ký với HBO, National Geographic và Sony Music.
Trong
thời gian gần, các nhà phân phối lớn của Trung Quốc, giờ gồm
có Tencent, Wanda, Baidu và Alibaba, sẽ lùng sục chương trình giải
trí cho các rạp phim của họ hoặc để khai thác trực tuyến ở thị
trường nội địa.
Nhìn về tương lai xa, các công ty này đang
tìm nhà phân phối quốc tế cho những bộ phim mà họ đầu tư và
một phần lớn hơn trong chiếc bánh giải trí toàn cầu.
“Các
công ty Trung Quốc cảm thấy họ chưa có cách kể chuyện thu hút
khán giả Trung Quốc hay khán giả quốc tế như họ hy vọng,” Tom
Conolly của công ty truyền thông quốc tế EY nói. “Vậy nên họ
nhìn sang phương Tây; Hollywood đã tạo ra những phim mạnh mẽ cùng
những công ty có kho chương trình giải trí phong phú và đặc sắc.”
Với
việc từ ba năm qua chính quyền Trung Quốc đưa văn hóa vào danh
sách ưu tiên, tất cả những công ty trong ngành đều mong muốn có
sản phẩm uy tín – loại sẽ mang một tượng Oscar về tủ đựng cúp
của họ, hoặc một loạt phim nổi tiếng toàn cầu trong kho tư
liệu của họ.
Tổng hành dinh tập đoàn Alibaba ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang
Các công ty Trung Quốc đã có thương vụ chớp nhoáng đơn lẻ với các phim như
Karate Kid,
Cloud Atlas và
The Expendables, và đã cho thấy sự hợp tác tăng tiến trong các phim như
Looper,
Iron Man 3 và
Transformers 4.
Về phần mình, các hãng phim Hollywood đã đầu tư vào một số đầu
phim Hoa ngữ chỉ dành cho các địa phận người Hoa. Nhưng nhìn
chung, chưa có quy mô thực sự. Điều này có thể đang thay đổi.
Mỗi
công ty trong bộ tứ nói trên của Trung Quốc tiếp cận mảng phim
từ một điểm xuất phát khác nhau – Baidu từ công cụ tìm kiếm
trên mạng, Alibaba từ thương mại trực tuyến, Tencent từ truyền
thông xã hội, và Wanda từ phát triển bất động sản – nhưng họ
đều hội tụ ở điểm giải trí, và ý tưởng là phần dân số, công
nghệ di động và khách hàng toàn cầu cho họ khả năng làm thay
đổi thị trường và thu về lợi nhuận 'khủng'.
Bốn người
khổng lồ đạt đền điểm mà dữ liệu lớn và mạng lưới đại trà đang
được sử dụng để làm thay đổi cách hiểu, cách bán và cách tiêu thụ
sản phẩm giải trí. (Năm ngoái khi Cục Điện ảnh Trung Quốc công bố
sẽ bắt đầu cung cấp nhiều thông tin phòng vé hơn, điều quan
trọng là họ nói sẽ đăng tải trên truyền thông xã hội, chứ không
phải trang web.)
“Ảnh hưởng của cuộc cách tân Internet đối
với ngành văn hóa không còn chỉ ở lượng vé phim bán được tăng lên
nữa, mà còn lan tới các vụ đầu tư và sản xuất nội dung,” Liu
Chunning, chủ tịch mảng kinh doanh giải trí kỹ thuật số của
Alibaba, cho biết.
Những công ty Trung Quốc này nghĩ gì và làm gì có ảnh hưởng to lớn đối với Hollywood.
Là
thị trường quốc tế lớn nhất của phim Mỹ, Trung Quốc có lượng
vé phim bán ra tăng gần 213 triệu lượt năm ngoái. Đây là thị
trường duy nhất trên thế giới có sự tăng trưởng đáng kể. Doanh
thu phòng vé năm 2014 tăng 33% so với năm 2013, tiến gần đến con
số 5 tỉ USD. Với 15 phòng chiếu mới được bổ sung mỗi ngày,
hoàn toàn có lý do để mong chờ sự tăng trưởng này tiếp tục
trong vài năm tới, và đến 2017, doanh thu của Trung Quốc sẽ vượt
qua cả Bắc Mỹ. Theo thông tin từ chính phủ, Trung Quốc có
23.600 phòng chiếu cuối năm 2014 – vẫn nhỏ so với dân số 1,3 tỉ,
và so với gần 40.000 phòng chiếu ở Mỹ. Nhưng năm ngoái số
lượng phòng chiếu ở Trung Quốc đã tăng thêm 5.000; ở Mỹ, từ 2010
số lượng phòng chiếu đã tăng trưởng dưới 100%.
Với nhiều
người ở Trung Quốc, tiềm năng cho lợi nhuận từ giải trí đã
được khai sáng từ cuối năm 2012 với thành công của bộ phim hài
Lost in Thailand có kinh phí đầu tư 5 triệu USD, thu về 200 triệu USD.
Bài
học về tỷ suất đầu tư (return-on-investment) trong việc sản xuất
và quảng bá phim nhắm vào một cơ cấu dân số nhất định được lặp
lại suốt 2013 và 2014, khi các phim như
Tiny Times,
The Continent và
Dad, Where Are We Going
được kéo lên vị thế bom tấn bởi các phương tiện truyền thông
đại chúng và các sao trẻ từ truyền hình và truyền thông mới,
chứ không chỉ dựa vào các ngôi sao ăn khách hay đạo diễn, hiệu
ứng tốn kém hoặc cách quảng cáo thông thường. Bộ phim
Tiny Times đạt tới 79 triệu USD mà không cần một tấm poster nào trên phố hỗ trợ.
Looper, một trong các lần đầu tư của Trung Quốc vào phim Hollywood
Wanda và các bên liên quan có vị thế đặc biệt thuận lợi để thu lợi từ loại hình kinh tế này.
Thực
ra, tới 2020, “Wanda sẽ không còn là một công ty bất động sản
nữa mà là một công ty dịch vụ công nghệ toàn cầu,” chủ tịch
Vương Kiện Lâm nói – với du lịch văn hóa và thương mại giải trí
là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Cuối năm 2014, Tencent, Alibaba
và Fosun là ba trong số sáu công ty tư nhân ở Trung Quốc được
cấp giấy phép kinh doanh ngân hàng, chắc chắn điều này sẽ thúc
đẩy thương mại trực tuyến chuyển sang ngoại tuyến. Năm ngoái,
Tencent đưa WeBank vào vận hành.
Tencent và Alibaba đều đã
tăng cổ phần của họ trong Hoa Nghị Huynh Đệ, tập đoàn phim tư
nhân hàng đầu của Trung Quốc. Và năm ngoái, Xiaomi có cổ phần
trong các công ty cạnh tranh Youku Tudou và iQIYI.
Khi đã hầu
như thiết lập được công cụ giao tiếp mới với khán giả, bốn công ty
này đang nỗ lực tìm hiểu cách biến khán giả thành khách
hàng, và tạo ra sản phẩm để bán cho họ. Điều này đưa bộ tứ
thúc đẩy đa dạng hóa, trở thành các nhà sản xuất và tài trợ
phim.
Mô hình Thành phố Phim ảnh Phương Đông Thanh Đảo
Trong bộ tứ, Wanda có bước tiến mạnh mẽ nhất với việc làm
chương trình giải trí. Với ước muốn đảm bảo nguồn cung sản phẩm
đều đặn cho 150 rạp của mình, Wanda Movies trở thành nhà tài
trợ, sản xuất và phân phối các phim trong nước. Với một phần
tập trung hoàn toàn vào việc phát triển bất động sản, công ty mẹ
Dalian Wanda đang xây dựng một khu sản xuất khổng lồ ở thành
phố biển Thanh Đảo. Dự định mở cửa trong năm 2016, Thành phố
Phim ảnh Phương Đông Thanh Đảo sẽ có một phim trường 20 sân khấu
được thiết kế bởi Pinewood Shepperton, một khu vực lễ hội, một
bảo tàng sáp và một bảo tàng điện ảnh.
Trong khi đó,
Alibaba, cũng nhắm vào nội dung giải trí, dành 806 triệu USD để
mua lại 60% cổ phần trong ChinaVision, một công ty sản xuất niêm
yết ở Hồng Kông, một vài tài sản xuất bản và một số hợp đồng
phim đang tiến triển – bao gồm một dự án với đạo diễn nổi
tiếng Vương Gia Vệ. Trong một bước đi táo bạo, họ thuê Zhang
Qiang bỏ công việc phó chủ tịch China Film Co. thuộc sở hữu nhà
nước, làm giám đốc điều hành của Alibaba Pictures mới ra đời.
“Công
ty sẽ tạo ra một hệ sinh thái bao quát công việc sản xuất phim
và truyền hình cũng như kinh doanh thị trường,” Zhang nói.
“Bằng việc dùng công nghệ dữ liệu lớn để phân tích hành vi mua
sắm của khách hàng và hành vi trên các trang bán hàng Taobao
và Tmall, Alibaba Pictures hy vọng sẽ làm nên những bộ phim và
chương trình truyền hình theo ý người xem trong khi quảng bá và
phân phối các sản phẩm hiệu quả dọc các cơ sở của Alibaba.”
Quảng bá cho sản phẩm tài chính Yu Le Bao của Alibaba
Ở cấp cơ sở hơn, năm ngoái Alibaba cho ra mắt Yu Le Bao (có nghĩa
“của báu giải trí”), một sản phẩm tài chính nằm giữa trái
phiếu tiết kiệm và gây quỹ quần chúng (crowdfunding) dành cho
người tiêu dùng. Các nhà đầu tư có thể đóng góp từ 16 USD trở
lên, và được đề nghị nhận tới 7% lợi nhuận, cộng thêm cơ hội
có tác động vào công đoạn tuyển diễn viên của phim. Một trong
những thương vụ đầu tiên của Yu Le Bao là
Tiny Times 4; một thương vụ khác là
Wolf Totem của Jean-Jacquess Annaud.
“Yu
Le Bao nhắm tới việc cung cấp phương tiện đầu tư cơ sở để đưa
công chúng đến gần với ngành văn hóa hơn,” Liu, người được mong
đợi đưa Alibaba vào mảng quản lý nhân tài, nói.
Alibaba
có 16,5% cổ phần trong Youku Tudou, đang sở hữu một thành tích năm
năm trong việc sản xuất phim. Năm ngoái, công ty kinh doanh xem
phim trực tuyến này là đồng sản xuất của
Old Boys: The Way of the Dragon,
thu về 32,8 triệu USD ở phòng vé Trung Quốc. Tháng 8, Youku
Tudou cho ra mắt Heyi Film, một công ty ầu tư phát triển và tài
chính có mục tiêu nuôi dưỡng các phim ngắn và loạt phim của họ
thành thành phẩm có thể được tận dụng trên mạng hoặc ngoài
mạng.
Baidu tham gia vào công đoạn sản xuất phim phần lớn
qua iQIYI, đã cho ra đời công ty sản xuất iQIYI Pictures tháng
7/2014, và thông báo họ có bảy phim trong nước và một phim
Hollywood chưa có tên trong kỳ sản xuất đầu. Baidu và Tencent
cũng đều đã tung ra sản phẩm giống như Yu Le Bao của Alibaba.
Một trong những thương vụ đầu tiên của Yu Le Bao là Tiny Times 4
Bước vào sản xuất mang lại nhiều lợi thế cho các nhóm công ty
trên mạng. Không chỉ có bản quyền cho nội dung độc quyền và
các buổi công chiếu, việc giải quyết vấn đề kiểm duyệt từ
sớm trong quá trình sản xuất giúp họ tránh bị chỉnh sửa sau
này. Hơn nữa, các dự án đồng sản xuất quốc tế với những công
ty như thế này có thể tránh quota nhập khẩu hoặc các hạn chế
về lịch chiếu của phim nhập mà Cục Điện ảnh áp đặt.
“Lâu
dài, chúng tôi kỳ vọng hoạt động trong ngành với những công ty
trực tuyến như Alibaba hoặc Baidu,” Steve Ransohoff, đồng chủ tịch
của công ty bảo hiểm thỏa thuận hoàn thành Film Finances, đã
mở văn phòng đầu tiên tại Trung Quốc vào tháng 1, nói. “Họ có
thể làm theo cách thỏa thuận trước ngày phim được giao cho hãng,
cho phép họ giảm thiểu rủi ro sản xuất và trả tiền ngay khi
nhận được phim. Rất tốt khi có các công ty uy tín với các hợp
đồng có thể được chiết khấu.”
Việc tiềm lực tài chính
của Wanda hay Alibaba có được rèn giũa ngay ở các hãng phim
Hollywood không vẫn là vấn đề ở diện phóng đoán.
“Có
nhận định kỳ lạ ở Hollywood là Trung Quốc là một cái máy rút
tiền khổng lồ. Không phải thế,” Marc Ganis, đồng sáng lập
Jiaflix, công ty cung cấp video theo yêu cầu với liên kết chặt chẽ
với mảng trực tuyến của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc,
nói. “Có những công ty thông minh không bao giờ ném hàng chồng
tiền vào bất cứ thứ gì. . . Một hợp đồng lớn đã diễn ra –
Wanda nắm quyền AMC – đó là một hợp đồng bất động sản và
tiền tệ.”
Overheard sẽ sớm có bản làm lại của Mỹ
Trong khi một hợp đồng đáng kể hay một thương vụ mua lại hoàn
toàn có thể đang khởi động, một hành trình dễ đến Hollywood
hơn sẽ là qua các hợp tác kinh doanh và việc mua cổ phiếu có
chiến lược có thể tăng trưởng lớn hơn qua thời gian.
Hợp đồng của Fosun với Robinov có nghĩa là
Overheard,
một phim hành động gay cấn của Bona Film Group (mà Fosun nắm
một phần trăm), là một trong các phim đầu tiên trong kỳ sản
xuất ra mắt của Media 8. Wanda có thể không ưu tiên các thương vụ
đầu tư của Hollywood, nhưng họ cũng yên lặng chiếm một chỗ
trong bộ phim chính kịch về boxing của Antoine Fuqua,
Southpaw, có Jake Gyllenhaal đóng vai chính.
“Các
công ty Trung Quốc hiểu rõ lịch sử doanh nghiệp và thành tích
của các nhà đầu tư nước ngoài ở Hollywood,” một trong các nhà
điều hành công tác ở Hồng Kông, có mối quan hệ thân mật với cả
Jack Ma của Alibaba và giám đốc điều hành Jon Feltheimer của
Lionsgate, nói. “Dù họ mong muốn có Oscar đến đâu đi nữa, họ cũng
cẩn thận để không mất thể diện và uy tín trong một phi vụ
nước ngoài sai lầm.”
Vậy con đường Trung Quốc tới Hollywood
sẽ tiếp tục là một trải nghiệm học hỏi kết hợp sản xuất
nội địa, thương vụ đầu tư phim ảnh chớp cơ hội và những hợp
đồng khiêm tốn.
Alibaba Pictures Group là một trong những nhà sản xuất bom tấn Mission: Impossible – Rogue Nation
Điều này đối lập với khung cảnh ở quê nhà, khi Wanda, Baidu,
Tencent và các ông lớn quyền lực tiềm năng khác đang mong chờ
được tiến hành nhiều cuộc cách mạng làm thay đổi nền điện ảnh
Trung Quốc hơn nữa.
“Thích hay không, thời điểm thay đổi đã
tới,” Vu Đông, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Bona
Film, nói. “Các công ty phim truyền thống ở Trung Quốc sẽ sớm
phải làm việc cho nhánh phim của ba gã khổng lồ công nghệ đó.”
Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Variety