The Red Turtle: phim không lời vẽ tay nói về một người đàn ông dạt vào một hoang đảo tìm được bạn đồng hành theo cách kỳ dị nhất
|
Cả hai phim được cho là thích hợp với người lớn như với trẻ em.
The Red Turtle
là một bài thơ, một phim không lời vẽ tay nói về một người đàn ông dạt
vào một hoang đảo tìm được bạn đồng hành theo cách kỳ dị nhất, trong khi
My Life as a Courgette (tựa phim phát hành ở Anh) của Claude
Barras là câu chuyện hoạt hình stop-motion về một cậu bé mồ côi luồn
lách để sống còn trong hệ thống chăm sóc trẻ em.
The Red Turtle, do Studio Ghibli sản xuất, khổng lồ hoạt hình Nhật đứng sau những phim kinh điển như
Spirited Away và
Princess Mononoke,
được Michael Dudok de Wit, đạo diễn người Hà Lan, làm phim ở London,
chỉ đạo. Ông gọi bộ phim là “tương thích trẻ con”, nhưng thừa nhận ông
nghĩ trong đầu phim dành cho khán giả khác.
“Trong quá trình sản xuất tôi tự hỏi mình câu hỏi này: tôi làm phim này cho ai? Tôi đã luôn nghĩ đến khán giả người lớn.”
My Life as a Zucchini là câu chuyện hoạt hình stop-motion về một cậu bé mồ côi luồn lách để sống còn trong hệ thống chăm sóc trẻ em
|
Tuy nhiên, thuyết phục khán giả trưởng thành rằng một phim hoạt hình nào
đó sẽ hợp ‘gu’ của họ là chuyện khác. “Đây là định kiến lâu đời,” ông
nói. “Tôi vẫn gặp những người coi phim hoạt hình cơ bản là cho trẻ em và
gia đình.”
Nhận thức ấy đang dần thay đổi. Đạo diễn Barras lưu ý rằng bộ phim
Courgette do
Thụy Sĩ-Pháp đồng sản xuất này, chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết năm 2002
của Gilles Paris, đã tìm được những khán giả ngoài độ tuổi 8-12 mà ông
nhắm đến ngay từ đầu. “Tôi sung sướng bất ngờ,” ông nói. “Các bậc cha mẹ
và ông bà đã đi xem bộ phim — thậm chí một mình.”
Thật khó hình dung
Courgette,
với cái nhìn không chút tô vẽ về cuộc đời, được làm ở Hollywood, nơi mà
những hãng phim hoạt hình luôn khẳng định những giá trị gia đình lành
mạnh. Trong phim, cậu bé Icare — biệt danh “Courgette” — vào trại trẻ mồ
côi, ở đó cậu gặp những đứa trẻ khác đã trải nghiệm đủ kiểu khó khăn
đầu đời: cha mẹ vào tù, nghiện ma túy, bị trục xuất hoặc bị bạo hành
tình dục. “Khi phim được chiếu cho những người làm công việc chăm sóc
trẻ em, họ nói phim rất hiện thực,” đạo diễn Barras cho biết.
Have a Nice Day, một phim ‘noir’ theo chân những nhân vật tham lam
săn đuổi một túi tiền như những kẻ bị cuộc đời ruồng bỏ từ phim của anh
em nhà Coen
|
Nếu cả
Turtle lẫn
Courgette được khán giả mọi lứa tuổi thưởng thức, thì phim hoạt hình chỉ dành cho người lớn cũng nổi lên. Hồi đầu năm nay,
Have a Nice Day
của Lưu Kiện trở thành phim hoạt hình Trung Quốc đầu tiên chiếu ra mắt ở
Liên hoan phim Berlin. Một phim ‘noir’ theo chân những nhân vật tham
lam săn đuổi một túi tiền như những kẻ bị cuộc đời ruồng bỏ từ phim của
anh em nhà Coen. Với những màn đấu súng và nói đùa về Brexit, chắc chắn
phim này không nhằm vào trẻ em.
Cuối tháng 5,
Tehran Taboo,
phim hoạt hình đầu tay của Ali Soozandeh ra mắt ở Liên hoan phim
Cannes. Phim kể câu chuyện không khoan nhượng về bốn người Iran trẻ sống
ở một thành phố mà sự đè nén tình dục và tinh thần là chuyện bình
thường (một người mẹ đơn thân làm điếm để trả tiền ly dị người chồng
ngồi tù, trong khi một sinh viên âm nhạc có tình một đêm với một trinh
nữ 18 tuổi). Với sự kiểm duyệt ở Iran, quay một phim loại này do người
đóng ở Tehran là bất khả thi, thế nên xuất phẩm đồng sản xuất Đức-Áo này
khôn ngoan tìm đường vòng đi qua sự kiểm duyệt bằng cách làm phim hoạt
hình.
Teheran Taboo kể câu chuyện không khoan nhượng về bốn người Iran trẻ
sống ở một thành phố mà sự đè nén tình dục và tinh thần là chuyện bình
thường
|
Đây không phải lần đầu phim hoạt hình được sử dụng để bộc lộ về chính trị.
Persepolis,
bộ phim hoạt hình đen trắng của Marjane Satrapi (2007) là tự truyện về
thời mới lớn của một cô gái trên phông nền Cuộc nổi dậy ở Iran, còn
Waltz With Bashir
(2008) gây chấn động và được đề cử Oscar của Ari Folman dựa trên những
trải nghiệm một người lính Israel của chính anh trong cuộc chiến tranh ở
Lebanon năm 1982.
Quan trọng là, cả hai phim này đều kiếm ra tiền ở phòng vé,
Persepolis thu
được 22 triệu đôla toàn cầu. Giờ đây những người khác đang đột phá.
Không ngạc nhiên, Nhật Bản — nổi tiếng với anime dành cho người lớn —
đang dẫn đường. Mối quan tâm dành cho những tác phẩm hoạt hình tinh tế
hơn có từ cuối những năm 1970 khi các phim như
Space Battleship Yamato đánh dấu sự chuyển hướng sang nội dung phức tạp hơn; sau đó là các chuyển thể manga
Akira và
Ghost in the Shell.
Persepolis, phim hoạt hình đen trắng của Marjane Satrapi (2007) là
tự truyện về thời mới lớn của một cô gái trên phông nền Cuộc nổi dậy
ở Iran
|
Không chỉ khoa học-giả tưởng mới hưởng lợi từ thủ pháp Nhật Bản. “Hoạt
hình có thể làm cho những đề tài nghiêm trọng đỡ nghiêm trọng, nhẹ nhàng
hơn, dễ tiếp cận hơn,” theo Naoko Yamada, bộ phim
A Silent Voice
mới nhất của cô đề cập vấn nạn bắt nạt và khuyết tật. “Có thể rất
hiệu quả.” Như Dudok de Wit, Yamada cảm thấy phim của cô không nên bị
giới hạn bởi ý niệm cho rằng hoạt hình là dành cho trẻ em. “Đề tài đó là
rất phổ quát, tôi đã nghĩ đến khán giả rộng hơn,” cô nói.
Những phim như
A Silent Voice và
Your Name
của Makoto Shinkai đều ra rạp ở Anh qua Anime, một nhà phát hành đặt
tại Glasgow chuyên về anime Nhật. “Vấn đề chủ chốt trước đây,” Andrew
Partridge, CEO của Anime, nói, “là nếu chúng tôi chọn được phim nào, thì
lại không được phát hành đại trà ở Anh.”
A Silent Voice đề cập đến vấn nạn bắt nạt và khuyết tật
|
Sự ủng hộ ngày càng tăng của nhà rạp — và khán giả nữa — đã làm thay đổi chuyện đó. Partridge dẫn ra các phim
Napping Princess và
In This Corner of the World
sắp ra rạp. “Hai năm trước, những phim này sẽ không được xem ở các cụm
rạp chiếu,” anh nói. Mặc dù phim hoạt hình cho người trưởng thành từ lâu
đã là mặt hàng chủ lực của truyền hình (
The Simpsons,
South Park), xem ra cuối cùng rạp xinê cũng đã nắm bắt. Yamada còn thấy thể loại dịch chuyển ra khỏi “chuột và vịt”.
Dudok
de Wit đồng tình, vừa từ Cartoon Movie, một diễn đàn hàng năm ở
Bordeaux dành cho các nhà làm phim hoạt hình chào dự án và tìm vốn. Ông
nói “số lượng dự án hướng đến khán giả trưởng thành nhiều đáng kể”, với
các đề tài từ người tị nạn Ukraina đến bệnh Alzheimer đến nạn buôn người.
In This Corner of the World đoạt giải phim hoạt hình hay nhất năm 2016 của Nhật Bản
|
Sau nhiều thập niên hoạt hình chính thống ở phương Tây chủ yếu nhắm vào
giải trí gia đình, hoạt hình đã trở lại với những phim táo bạo như
Fritz The Cat (1972) của Ralph Bakshi và các phim hợp tuyển như
Heavy Metal (1981). Kể cả
Sausage Party
của Hollywood năm ngoái, những thực phẩm nói năng thô tục, đã gợi ra
một thủy triều đang lên. Như Partridge nói, “một thời kỳ dài đang đến.”
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Financial Times