Những năm 1990 là thời kỳ hoàng kim của điện ảnh Hồng Kông, nhưng chất
lượng phim thương mại giảm sút sau năm 1997. Điều này là kết quả của
những vấn đề trong ngành điện ảnh.
Nói một cách đơn giản, điện ảnh Hồng Kông gặp rắc rối, và các nhà làm phim và nhà sản xuất loay hoay tìm cách cứu chữa.
Tạ Đình Phong (phía trước) trong một cảnh phim Gen-X Cops
|
Kết quả là tái sáng tạo bằng những bộ phim hành động Hồng Kông nặng hiệu
ứng vi tính, có dàn sao trẻ mới và được phát hành với tốc độ chóng mặt,
ngay cả đối với điện ảnh Hồng Kông.
Để có vẻ mang tính quốc tế,
các bộ phim có sự tham gia của nhiều diễn viên phương Tây hơn — những
diễn viên nhập khẩu chuyên nghiệp như Paul Rudd thay vì diễn viên nghiệp
dư địa phương — cũng như diễn viên Trung Quốc sinh trưởng ở nước ngoài
như Ngô Ngạn Tổ.
Các câu chuyện thường miêu tả Hồng Kông như một
thiên đường công nghệ cao, trong đó những người hùng trẻ tuổi tràn đầy
năng lượng chiến đấu với đám phản diện am hiểu máy tính bằng vũ khí tối
tân.
Kim Thành Vũ trong Thần thâu điệp ảnh
|
Gen-X Cops thành công bất ngờ năm 1999 của cố đạo diễn Trần Mộc
Thắng, và phần tiếp theo
Gen-Y Cops, dẫn đầu nhóm. Các phim khác
bao gồm
Thần thâu điệp ảnh/ Downtown Torpedoes, đôi khi được gọi là
Nhiệm vụ bất khả thi của Hồng Kông, và
2000AD của Trần Gia Thượng.
Hiệu
ứng trong hầu hết các bộ phim này đều ở mức tàm tạm, nhưng các nhà làm
phim lại không đầu tư cho kịch bản nên nói rằng kết quả tầm thường đã là
nhẹ nhất.
Các pha hành động nhìn chung cũng dưới chuẩn và thiếu
duyên dáng — rất ít diễn viên mới biết võ thuật và không ai có kinh
nghiệm đóng thế. Tốt nước sơn và các chiến dịch tiếp thị thông minh đã
giúp những phim này thành công tại phòng vé Hồng Kông.
Ngô Ngạn Tổ trong phim 2000AD
|
Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi? Các nhà làm phim gặp phải hàng loạt vấn đề vào cuối những năm 1990.
Phim
Hồng Kông nói chung kiếm được nhiều tiền hơn mỗi năm so với phim nước
ngoài trong thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Nhưng sau thành công
của
Công viên kỷ Jura năm 1993, phim Hollywood chiếm thị phần phòng vé
hàng năm lớn hơn phim địa phương.
Các nhà làm phim lo rằng khán
giả đang ưa thích phim Hollywood hơn phim nội địa, và khán giả Hồng Kông
bắt đầu cảm thấy phim nội địa không đạt tiêu chuẩn. Một số người, như
Từ Khắc, cảm thấy điện ảnh Hồng Kông đã diệt vong.
Trần Mộc Thắng trong một phỏng vấn với South China Morning Post năm 1999
|
Tệ hơn nữa, khủng hoảng tài chính châu Á có nghĩa là nguồn đầu tư của
khu vực vào phim Hồng Kông gần như cạn kiệt. Hồng Kông là một thị trường
nhỏ và các nhà làm phim dựa vào tiền ứng trước từ các nhà phân phối
châu Á để cung vốn cho phim của họ và kiếm lợi nhuận. Nguồn tiến đó đã
biến mất.
“Chúng tôi thực sự đang mất đi sức mạnh cạnh tranh với
tư cách là nhà sản xuất phim trong và ngoài nước,” nhà sản xuất/đạo diễn
Trần Gia Thượng nói với
South China Morning Post vào năm 1998. “Ngày càng ít người đi xem phim Hồng Kông. Tôi thực sự hy vọng ngành của chúng tôi có thể tồn tại.”
Các
nhà làm phim Hồng Kông là một nhóm sáng tạo và thích nghi, và họ không
đơn giản bỏ cuộc. Nhiều cuộc thảo luận sôi nổi trong ngành đã nhanh
chóng dẫn đến một số cách tiếp cận mới.
Quách Phú Thành trong phim Phong vân: Hùng bá thiên hạ
|
Hiệu ứng CGI quy mô lớn ra mắt tại Hồng Kông năm 1998, trong phim bom tấn mới thể loại võ thuật của Lưu Vỹ Cường
Phong vân: Hùng bá thiên hạ / The Storm Riders. Hiệu ứng CGI thường không được sử dụng trong các bộ phim Hồng Kông vì giá thành cao.
Đột nhiên, hiệu ứng xuất hiện trong mọi thứ. Nghĩa là có rất nhiều vụ cháy nổ trong các phim như
Gen-X Cops, đã làm nổ tung Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Hồng Kông ở màn cuối — mặc dù chỉ là mô hình thu nhỏ.
“Phải
thử nghiệm các hiệu ứng vi tính,” Trần Mộc Thắng nói tại Liên hoan phim
quốc tế Hồng Kông. “Hiệu ứng đặc biệt là một phần của điện ảnh và nếu
chúng ta không thử nghiệm, chúng ta sẽ bị tụt lại phía sau.”
Từ trái qua: Tạ Đình Phong, Tằng Chí Vỹ và Diệp Bội Văn trong một cảnh phim Gen-X Cops
|
Ngân sách bắt đầu đáp ứng nhu cầu về hiệu ứng. Hồng Kông hiện đã có công
ty hiệu ứng đẳng cấp của riêng mình là Centro Digital Pictures — được
thành lập để thực hiện
The Storm Riders — và nếu các nhà sản xuất không
đủ khả năng chi trả, họ sẽ thuê các công ty hiệu ứng nhỏ hơn ở nước
ngoài thực hiện công việc đó.
Media Asia, nhà sản xuất của
Gen-X Cops,
đã tìm mọi cách để phá hủy trung tâm triển lãm, thuê một nhóm Hollywood
xây dựng mô hình tòa nhà trên khu đất phía sau Warner Brothers ở
California.
“Nếu đã muốn làm hiệu ứng đặc biệt, thì phải làm cho
tốt,” Thomas Chung, người đứng đầu Media Asia lúc bấy giờ nói. “Cần có
những kỹ thuật viên giỏi nhất, vì vậy hãy đến Hollywood.”
Từ trái qua: Phùng Đức Luân, Tạ Đình Phong và Lý Xán Sâm trong Gen-X Cops
|
Mọi thứ trở thành làm điều gì đó mới mẻ với phim hành động. “Vấn đề với
phim của chúng ta là mọi người nghĩ rằng công thức cũ về những màn cận
chiến vẫn còn hiệu quả,” Trần Mộc Thắng nói với
South China Morning
Post. “Nhưng chuyện đó không còn mới nữa.”
“Khán giả kỳ vọng vào
phim hành động rất cao,” Trần Mộc Thắng nói. “Họ sẽ không chỉ so sánh
chúng tôi với phim của Thành Long mà còn với phim Hollywood nữa.”
“Bây
giờ mọi người đã quen xem phim hành động Hollywood và tôi không muốn họ
cảm thấy phim hành động Hồng Kông không có gì to tát. Tôi muốn họ cảm
thấy phim hành động Hồng Kông thật xuất sắc.”
Tạ Thiên Hoa (trái) và Trịnh Y Kiện trong Người trong giang hồ
|
Quan điểm cho rằng bộ phim cần một ngôi sao đã thành danh như Lưu Đức
Hoa để mở màn thành công đã bị loại bỏ và thay vào đó sử dụng những diễn
viên đại diện khán giả “Thế hệ X” trẻ trung mà các nhà làm phim muốn
tiếp cận.
Chiến thuật thu hút khán giả trẻ này đã bắt đầu từ vài năm trước với
Người trong giang hồ / Young and Dangerous,
có sự góp mặt của những diễn viên thời thượng, đẹp trai như Trịnh Y
Kiện. Đột nhiên, các diễn viên như Lý Xán Sâm, Tạ Đình Phong, Phùng Đức
Luân, Ngô Ngạn Tổ và Maggie Q chiếm vị trí trung tâm sân khấu.
Trong một bài báo năm 1999 về
Gen-X Cops,
South China Morning Post
đã tóm tắt quan điểm của Thế hệ X là “Hãy làm bất cứ điều gì bạn thích,
đừng bận tâm thiên hạ nhìn bạn thế nào, hãy cứ đi theo con đường riêng
của bạn.”
Các đạo diễn đã chọn những diễn viên như Lý Xán Sâm lập dị — một
nghệ sĩ biểu diễn chưa qua đào tạo được Trần Quả phát hiện — mà họ cảm
thấy thể hiện thái độ của Thế hệ X “Hãy làm bất cứ điều gì bạn thích,
đừng bận tâm thiên hạ nhìn bạn thế nào, hãy cứ đi theo con đường riêng
của bạn”
|
Các đạo diễn đã chọn những diễn viên như Lý Xán Sâm lập dị — một nghệ sĩ
biểu diễn chưa qua đào tạo được Trần Quả phát hiện trên đường phố trên
chiếc ván trượt của anh và đưa vào
Made in Hong Kong năm 1997 — mà họ cảm thấy đã thể hiện thái độ này.
Lý Xán Sâm xuất hiện cùng với Phùng Đức Luân và Tạ Đình Phong trong
Gen-X Cops. “Tôi nghĩ chúng tôi là Thế hệ X khi chúng tôi sống qua ngày và không lên kế hoạch gì nhiều cho tương lai,” Phùng Đức Luân nói.
Việc
sử dụng diễn viên trẻ quả thực có vấn đề, Trần Mộc Thắng lưu ý. “Tôi đã
nổi cơn thịnh nộ trên trường quay vì các diễn viên thích đùa giỡn trước
các cảnh hành động.
Tạ Đình Phong trong một cảnh phim Gen-X Cops
|
“Trước khi thực hiện một pha nguy hiểm lớn, họ nên tập trung và suy nghĩ
cách giảm thiểu nguy hiểm. Những diễn viên giàu kinh nghiệm như Lưu Đức
Hoa và Thành Long đều biết cách đề phòng.
“Chìa khóa để làm việc
với nhóm trẻ này là cung cấp cho họ những pha nguy hiểm không quá nguy
hiểm và đã được các diễn viên thế thân của họ thử nghiệm.”
Kể
lại, Tạ Đình Phong bị thương nặng trên phim trường
Gen-X Cops khi dây
cáp bị đứt làm anh rơi xuống một mỏm đá. Cuối cùng anh phải nhập viện.
“Tôi muốn bất tỉnh và chết luôn,” anh nói với
South China Morning Post. “Đau không chịu nổi.”
Hiệu ứng xuất hiện trong mọi thứ. Nghĩa là có rất nhiều vụ cháy nổ trong các phim như Gen-X Cops, đã làm nổ tung Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Hồng Kông ở màn cuối — mặc dù chỉ là mô hình thu nhỏ
|
Mặc dù họ chưa đủ già dặn, nhưng khán giả trẻ vẫn thích
Gen-X Cops và các phim cùng loại, và họ đã mang đến cho điện ảnh Hồng Kông một cơ hội mới.
Nhưng thực ra chính
Vô gian đạo,
câu chuyện tội phạm truyền thống hơn với sự tham gia của các ngôi sao
tên tuổi Lương Triều Vỹ và Lưu Đức Hoa, cuối cùng đã cứu ngành công
nghiệp điện ảnh Hồng Kông đang gặp khó khăn.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post