Nhân vật & Sự kiện

Kẻ kiến tạo Gareth Edwards chưa bao giờ có ý định làm phim chuỗi như Rogue OneGodzilla. Giờ anh đã quay lại đúng hướng

17/09/2023

Đáng nói là lâu nay Gareth Edwards không có ý định tập trung vào các tài sản trí tuệ đã có tên tuổi. Nhưng khi GodzillaStar Wars gõ cửa, bạn sẽ trả lời.

Đạo diễn đã nói với IGN như vậy tại San Diego Comic-Con trong một cuộc trò chuyện thành thật khi quảng bá cho phim mới The Creator của anh, sẽ ra rạp vào ngày 29 tháng 9 (ở Việt Nam với tựa Kẻ kiến tạo).

Kẻ kiến tạo có sự tham gia của John David Washington trong vai một cựu đặc nhiệm có nhiệm vụ săn lùng một trí tuệ nhân tạo (AI) nổi loạn. Đây là phim kịch bản nguyên tác đầu tiên của Edwards sau hơn một thập kỷ

Bộ phim có sự tham gia của John David Washington trong vai một cựu đặc nhiệm có nhiệm vụ săn lùng một trí tuệ nhân tạo (AI) nổi loạn. Đây là phim kịch bản nguyên tác đầu tiên của Edwards sau hơn một thập kỷ. Lần đầu được công nhận qua phim kinh dị khoa học-giả tưởng nguyên tác Monsters năm 2010, sau đó anh đã làm Godzilla năm 2014 và rồi Rogue One: A Star Wars Story năm 2016.

“Tôi chưa bao giờ có ý định làm phim tài sản trí tuệ,” Edwards nói với IGN sau chuyến thăm phim trường SDCC. “Tôi thực lòng nghĩ, nếu có sự nghiệp, thì điều tôi sẽ làm là từng ý tưởng của riêng tôi. Và sau đó tôi được đề nghị một điều tuyệt vời như trúng số là đạo diễn Godzilla, dịch chuyển thẳng đến trận chung kết Super Bowl.”

“Và như là, ‘Ồ, mình không thể từ chối điều này. Mình sẽ hối hận suốt đời.’ Và tôi đã nói, ‘Được rồi, vậy đi,’" anh kể tiếp. “Rồi sau nữa người ta hỏi, ‘Anh có muốn làm Star Wars không?' Và đó là câu hỏi duy nhất khiến tôi phải nói, ‘Được.’”

Gareth Edwards tại San Diego Comic-Con quảng bá cho The Creator

Anh miêu tả việc quay trở lại với những phim nguyên tác giống như đang “quay lại đúng hướng” — mặc dù anh nhất mực chỉ nhận mình “toàn chém gió” và vẫn còn một số chuỗi phim anh vẫn muốn làm nếu được trao cơ hội.

Nhưng ngay cả khi thừa nhận như thế, Edwards nói rằng anh vẫn “buồn” về việc thiếu phim nguyên tác ăn khách ở phòng vé ngày nay. Gần đây anh đã tò mò tra cứu những bộ phim nổi nhất năm 1982 và 1983, hoàng kim của điện ảnh trong thời thơ ấu của anh, và nhận thấy khoảng 80% những bộ phim đó là “hoàn toàn nguyên tác”. Khi anh tra cứu tốp 10 năm ngoái, “Tôi không nghĩ có phim nào như vậy.”

Để xác đáng IGN đã kiểm tra tính toán của anh và anh đã đúng: xem nhanh 10 bộ phim ăn khách nhất thế giới năm ngoái trên Box Office Mojo là một danh sách các phim phần tiếp theo và chuỗi phim siêu anh hùng.

Đạo diễn Gareth Edwards và nam diễn viên Ken Watanabe trên trường quay Godzilla

“Cá nhân tôi nghĩ điều đó thực sự là đáng buồn,” anh nói. “Tôi nghĩ chúng ta đã đi chệch hướng một chút, các chuỗi phim đều được sinh ra từ một ý tưởng nguyên tác. Và tôi nghĩ, chuyện thành ra như vầy là do các hãng phim đã trở nên e dè. Người ta dường như đổ xô đi xem tất cả các phim chuỗi và không mấy ủng hộ những ý tưởng nguyên tác nữa.”

Đúng như Edwards đã chỉ ra, các hãng phim chạy theo đồng tiền. Mới gần đây, Brian Robbins, Giám đốc điều hành Paramount Pictures, cho biết ông đã vứt bỏ những phim hoạt hình ông không coi là có tính thương mại để tăng gấp đôi số lượng phim chuỗi; Warner Bros. đã tiếp tục xây dựng tài sản trí tuệ như các dự án mới về Harry PotterLord of the Rings (mặc dù các phim DC của họ như The Flash ít thành công hơn); và Disney, phân phối The Creator thông qua 20th Century Fox, đã chuẩn bị lịch phim kéo dài vài năm cho Star Wars và Marvel.

Và mặc dù phim chuỗi vốn không phải là chuyện gì xấu (chẳng hạn như Rogue One của Edwards là một trong những dự án Star Wars được đánh giá tốt trong thập kỷ qua và đã sản sinh phim bộ Andor trên Disney+ được giới phê bình đánh giá cao), Edwards vẫn khẩn thiết kêu gọi cho những người đang tìm kiếm những bộ phim nguyên tác hơn.

Gareth Evans (giữa) trên trường quay Rogue One: A Star Wars Story

“Tất cả những gì tôi muốn nói với mọi người là, bạn thích gì không quan trọng, có thể là bất cứ thứ gì, hãy ra rạp xem khi phim ra mắt,” anh nói. “Bởi vì những quyết định này được đưa ra dựa vào đó. Và bạn mãi hoài đến các cuộc họp và nói, ‘Ý tưởng này thì sao? Ý tưởng đó thì sao?’ Họ sẽ chỉ vào một bộ phim trước đó rất giống nó nhưng lại không kiếm được tiền và nói, ‘Đó là lý do không thể làm. Chúng ta sẽ không gọi được vốn.”

“Vì những khán giả như tôi thích phàn nàn về hãng phim, nên thực sự khán giả mới là người cầm lá phiếu quyết định,” anh tiếp tục. “Đó là một hệ thống chính trị và bạn bỏ phiếu bằng vé xem phim của mình.”

“Tôi chẳng có gì để mất”

Vậy khi đã biết những điều đó, The Creator có phải là một màn chào hàng khó khăn khi Edwards bắt đầu đưa nó đến các hãng phim không? “Có và không,” anh nói. Nhìn lại nguồn gốc ý tưởng cho bộ phim, nhà làm phim thừa nhận anh “ghét viết kịch bản” — “nó là bài tập về nhà oải nhất trần đời” — và cách duy nhất anh có thể thực sự bắt tay vào làm là nhốt mình trong một khách sạn đẹp đẽ và chừng nào xong việc thì mới được đi.

Một tuần và đi du lịch khắp Việt Nam, nhìn thấy các nhà sư Phật giáo đi về một ngôi chùa, đạo diễn Edwards đã nghĩ, ‘Nếu đó là một robot thì sao?’ Và hình dung đó đã được đưa vào phim Kẻ kiến tạo

Khi đó, Thái Lan là lựa chọn của anh cho dự án này, nơi anh đã dành một tháng để viết The Creator. Khi ở đó, anh nhận được tin nhắn từ Jordan Vogt-Roberts, một đạo diễn chung vũ trụ Godzilla, đã đạo diễn Kong: Skull Island năm 2017, nghe nói Edwards đang ở Thái Lan và mời anh qua Việt Nam chơi.

“Nên tôi đi qua đó, định chỉ đi một ngày thôi, và cuối cùng tôi ở lại một tuần và đi du lịch khắp Việt Nam cùng anh ấy và nhìn thấy những hình ảnh làm tôi liên tưởng đến Chiến tranh Việt Nam, hiển nhiên rồi, và những thứ tương tự vây, nhưng thông qua lăng kính khoa học viễn tưởng, bởi vì tôi đã có bộ phim này trong đầu,” anh giải thích. “Và mỗi lần tôi nhìn thấy các thứ — như các nhà sư Phật giáo đi về một ngôi chùa — là tôi lại nghĩ, ‘Nếu đó là một robot thì sao?’ Và tôi hình dung ra hình ảnh đó, và sau một thời gian, cứ như xem Apocalypse Now nhưng lấy bối cảnh trong vũ trụ Blade Runner.”

Lúc ấy anh quá hào hứng với thế giới mình đã tạo ra không sao từ bỏ được, nhưng đến lúc phải tìm cách bật đèn xanh cho dự án.

Edwards tìm đến Industrial Light & Magic, công ty hiệu ứng hình ảnh do George Lucas thành lập, để giúp xây dựng một số hình ảnh thế giới mà anh đã hình dung

“Là tài sản trí tuệ nguyên tác nên luôn khó khăn,” anh nói. “Thành thật mà nói, rất nhiều người không có đủ can đảm, hoặc bạn gọi là gì cũng được, để làm nguyên tác. Nhưng tôi cũng chẳng có gì để mất cả.”

Anh nhấn nhá đáng lẽ anh đã làm một số dự án khác dù không nêu rõ là dự án gì, nhưng anh thực sự muốn theo đuổi The Creator. Vì vậy, anh đã không nói với bất kỳ ai, kể cả người đại diện của mình, về The Creator; cứ thế mà tổ chức một cuộc họp với công ty sản xuất New Regency, vì chủ tịch Michael Schaefer đã nói với Edwards rằng ông sẽ hỗ trợ bộ phim tiếp theo của anh.

Edwards bước vào cuộc họp đó có sự chuẩn bị sẵn sàng, với khoảng 50 hình ảnh từ các họa sĩ ý tưởng thiết kế toàn bộ thế giới của bộ phim. Về hình ảnh, Edwards nói, đó là một món hàng “dễ bán”. New Regency quan tâm, nhưng có một vấn đề.

Gemma Chan trong vai Maya

“Họ nói, ‘Nhưng đây có vẻ là loại phim 200 triệu USD.’ Và chúng tôi nói, ‘Không, không, không, thành thật mà nói, chúng tôi có thể làm với một phần tư con số đó,’” anh nói.

Nghe thế, anh kể tiếp, New Regency đã cho đoàn làm phim khoảng “100.000 USD hay cỡ đó” và họ đã đi tìm kiếm địa điểm (trước đại dịch) ở sáu quốc gia châu Á khác nhau.

“Chúng tôi đang tìm kiếm địa điểm, nhưng thật ra là tôi mang theo một chiếc máy quay và quay một đoạn phim ngắn dài 10 phút,” anh giải thích.

Sau đó, họ đến Industrial Light & Magic, công ty hiệu ứng hình ảnh do George Lucas thành lập, để giúp xây dựng một số hình ảnh.

Ken Watanabe trong vai Harun

“Thành quả nhỏ mà mọi người làm ra thật không thể từ chối và được thực hiện với số tiền rất ít,” anh nói. “Và giống như, ‘Nhìn này, chúng tôi sẽ làm bộ phim như thế này. Và có giới hạn về mức độ chi phí của nó.’ Và thế là họ cảm thấy, ‘Được rồi, tính thương mại này, kiểu ngân sách kia’ và họ đã nắm lấy cơ hội.”

Tuy nhiên, khi bộ phim được bật đèn xanh, họ vẫn cần tìm dàn diễn viên của mình. The Creator có dàn diễn viên khá nhiều sao với Gemma Chan, Ken Watanabe, Sturgill Simpson, Madeleine Yuna Voyles và Allison Janney, nhưng trung tâm của tất cả là Washington trong vai một người đàn ông tên Joshua.

Khi được hỏi liệu vai diễn có được viết cho Washington hay không, Edwards nói không phải vậy, và anh gặp khó khăn khi viết từ bất kỳ góc độ nào khác không phải của riêng anh.

John David Washington trong vai Joshua

“Khó khăn là, ‘Ôi Chúa ơi, tôi phải tìm một người hơi giống tôi’, nhưng tôi không muốn nhìn thấy tôi trong phim,” anh tự ti. “Ai mà trả tiền để xem chứ.”

Dù vậy, anh vẫn muốn một diễn viên dễ liên hệ — không phải người hùng vĩ đại điển hình, mà là một người để khán giả có thể nhìn thấy chính họ. Vấn đề là, vào thời điểm diễn ra tuyển diễn viên, COVID-19 đã ập đến, và Edwards thậm chí còn khó gặp được những diễn viên phù hợp tầm nhìn cụ thể của anh.

Nhưng rồi có Washington, vừa đóng vai chính trong Tenet của Christopher Nolan. Anh nằm trong số ít người mà Edwards và đội ngũ đang thảo luận và Edwards đoán rằng Washington đã nghe ngóng được chuyện này, khi anh ấy “bất ngờ” liên hệ và đề nghị gặp mặt.

Và đến lúc gặp nhau, Washington đã chào đón Edwards tại một nhà hàng trong bộ trang phục... hơi bị phù hợp.

Madeline Voyles trong vai cậu bé robot Alphie

“Anh ấy đang đeo khẩu trang phòng dịch phong cách Star Wars,” Edwards kể. “Và tôi cười và thoáng nghĩ, ‘Anh ấy làm thế vì mình ư? Kỳ cục thật, vì Rogue One.’ Và anh ấy nói ‘Không phải đâu, nghe này, tôi là một fan cuồng Star Wars. Tôi đã đeo cái này suốt đại dịch. Tôi đã nghĩ đến việc không đeo nó đến gặp anh vì sẽ rất kỳ cục, nhưng tôi không muốn nói dối.’ Và chúng tôi cứ thế làm quen. Anh ấy cực kỳ giản dị, thực sự khiêm tốn, thực sự là con người tử tế nhất mà bạn từng gặp.”

Và trong lúc lái xe về nhà sau buổi ăn trưa của hai người, Edwards nhận thấy căn bản là từ trên các biển quảng cáo Tenet Washington đang nhìn chằm chằm vào anh ở mọi ngã tư “như thể nói, ‘là tôi, phải không?’” Khi về đến nhà, Edwards gọi cho người đại diện của mình nói rất thích Washington, và phần còn lại là lịch sử.

AI, các nguồn cảm hứng, và bộ phim Edwards muốn bạn xem.

Allison Janney trong vai đại tá Howell

Giờ khi cuối cùng phim cũng sắp ra mắt, Edwards nào có biết trước thông điệp dựa trên AI của nó lại đúng thời điểm đến mức nào. Các nghiệp đoàn Hollywood như Hiệp hội Biên kịch Mỹ (WGA) và Hiệp hội Diễn viên Màn ảnh-Liên đoàn Nghệ sĩ Truyền hình và Phát thanh Mỹ (SAG-AFTRA) trên các hàng rào biểu tình (và họ không hề là ngành duy nhất có quan ngại) đang đấu tranh để có sự bảo vệ trước AI. Edwards đặt bối cảnh bộ phim vào năm 2070, nhưng cho biết nếu anh viết The Creator bây giờ, có lẽ anh sẽ không để thời gian cụ thể.

“Ý tôi là, dù có cố dự đoán thế nào thì trông cũng ngu ngốc, phải không?” anh nói. “Bất cứ điều gì chúng ta cố gắng nói về AI lúc này đều sẽ sai.”

“Tôi nghĩ điều không sai,” anh nói tiếp, “là nó sẽ thay đổi triệt để xã hội như thế nào. Nó sẽ ngang hàng với internet, có thể là ngang với điện. Nó sẽ trở nên lớn mạnh, theo những cách tốt lẫn xấu. Và hiển nhiên, tôi chỉ mong chúng ta có thể loại bỏ được những cái xấu trước khi chúng ta va vào chúng.”

Giờ khi cuối cùng phim cũng sắp ra mắt, Edwards nào có biết trước thông điệp dựa trên AI của nó lại đúng thời điểm đến mức nào, cứ như xem Apocalypse Now nhưng lấy bối cảnh trong vũ trụ Blade Runner

Rõ ràng, mối liên hệ với AI nhanh chóng được so sánh với chuỗi phim Terminator, mà Edwards đã bác bỏ. Thay vào đó, anh chỉ ra những bộ phim như Apocalypse Now, Blade RunnerAkira là nguồn cảm hứng cho việc xây dựng thế giới, và Rain Man, The Hit, E.T., và Paper Moon là nguồn cảm hứng cho khía cạnh cảm xúc.

Nhưng có một bộ phim đặc biệt liên tục xuất hiện trong giai đoạn quảng bá The Creator của Edwards: Baraka, một phim tài liệu ít tên tuổi năm 1992 và hoàn toàn không có tường thuật hoặc dẫn chuyện. Nó theo dõi các sự kiện tự nhiên và con người trên sáu lục địa khác nhau trong khoảng thời gian 14 tháng.

Vì Edwards đã liên tục nhắc tới bộ phim này khi nói về The Creator, hẳn phải cho anh cơ hội để thổ lộ: anh yêu điều gì về Baraka đến vậy?

Edwards đặt bối cảnh bộ phim vào năm 2070, nhưng cho biết nếu anh viết The Creator bây giờ, có lẽ anh sẽ không để thời gian cụ thể

“Ngoài việc kiếm lại tiền cho hãng phim, nếu The Creator mang lại một điều gì đó thì tôi thực sự hy vọng là nó sẽ tăng số lượng người xem Baraka lên,” anh nói. “Tại sao tôi lại thích phim đó ư? Có rất nhiều điều điện ảnh làm được mà các loại hình nghệ thuật khác cũng làm được, như sách và kịch. Điều mà điện ảnh làm được nhưng không loại hình nghệ thuật nào khác có thể chạm tới là sự kết hợp giữa hình ảnh, âm nhạc và âm thanh tương phản và bổ trợ cho nhau, tạo ra thứ gì đó gần như không thể giải thích được cho con người.”

“Làm được điều mà sách không làm được, kịch không làm được, là điều độc nhất về điện ảnh, mà tôi yêu thích và là toàn bộ lý do tôi làm công việc này,” anh tiếp tục. “Tôi luôn giống như con lợn săn nấm cố gắng đánh hơi những khoảnh khắc đó trong một bộ phim và đưa vào phim nhiều nhất có thể. Và tôi cảm thấy Baraka đạt điểm cao trong việc đạt được điều đó. Không có một lời thoại nào trong cả bộ phim. Kiểu như, nếu Chúa làm một bộ phim, có lẽ ngài sẽ tạo ra Baraka.”

Cảnh phim Baraka, bộ phim Gareth Edwards sẽ muốn bạn xem trước khi xem The Creator

Sau khi người viết chỉ ra rằng anh đã đặt ra một tiêu chuẩn cao không tưởng, anh thừa nhận, “giờ phim chỉ có thể gây thất vọng sau khi tôi nói thế.” Nhưng nếu bạn xem bất kỳ bộ phim nào trước khi xem The Creator, Edwards có thể sẽ muốn bạn xem Baraka.

Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: IGN