Thập niên 80 là thời kỳ huy hoàng của điện ảnh với những ý tưởng độc đáo
và tư duy tiến bộ giờ đây đang được tái hiện bởi một Hollywood mà ngay
từ đầu thập niên này muốn loại bỏ rủi ro và mạo hiểm.
Tất nhiên, mảng phim hành động của điện ảnh Hồng Kông cũng giống như
vậy. Thành Long lúc đó vừa mới ký hợp đồng với Golden Harvest, một
Nguyên Bưu thời trẻ đã thể hiện tuyệt kỹ nhào lộn của mình trong Kockabout (1984) và Hồng Kim Bảo thì đang bận rộn thực hiện bộ phim đầy sự mới mẻ Encounter of the Spooky Kind (tạm dịch: Cương Thi đấu Cương Thi (1980) mà từ đó ông đã khai sinh ra thể loại phim ma kết hợp với võ thuật hay còn được gọi là phim “võ thuật siêu nhiên”.
Bộ phim đầu tiên cho dòng phim “võ thuật siêu nhiên” ở Trung Quốc
Hồng Kim Bảo đã kết hợp võ thuật, sự hài hước và những câu chuyện ma
kinh điển để tạo ra một sản phẩm xuất chúng. Tuy nhiên, thậm chí cho dù
bộ phim có sự cắt ghép độc đáo từ những chiêu võ truyền thống thì nó
cũng vẫn khiến người xem phải nản lòng, vì quá ít phim có thể làm được
như lời hứa hẹn ban đầu. Liệu có điều gì có thể lý giải cho sự suy thoái
của những bộ phim tuyệt vời như thế không? Và thế kỷ 21 còn có thể tạo
ra thêm nhiều cương thi hơn hay không?
Đã có một vài phim võ thuật thập niên 70 chứa đựng những yếu tố siêu nhiên. Trong khi Phantom Kun Fu (1979) thể hiện hình ảnh của những xác ướp và xác chết sống lại, thì Spiritual Kung-Fu (Tuý quyền)
(1978) của Thành Long lại có những con ma với bộ tóc màu cam và những
chiếc áo Hawaii. Rõ ràng là cả hai phim đều không thực sự thành công.
Hồng Kim Bảo đã tập hợp những yếu tố thích hợp để Encounter of the Spooky Kind đạt được thành công ngay tức thì.
Cảnh trong phim Encounter Of The Spooky Kind
Bộ phim cũng do Hồng Kim Bảo đạo diễn này kể về Trương Đại, một người
phục vụ có thiện chí nhưng phải chịu nhiều sự chèn ép và lại có người vợ
đang ngoại tình với chính ông chủ của anh. Mọi chuyện càng trở nên tồi
tệ hơn đối với Trương Đại khi anh trở thành nạn nhân của một vụ cố ý mưu
sát mà thủ phạm là một đạo sĩ sử dụng ma thuật với sự tài trợ của tên
chủ độc ác.
Đến cuối thập niên 90 bộ phim mới được lưu hành ở
Hồng Kông và đã cho người xem một cái nhìn cận cảnh về thế giới siêu
nhiên của Trung Quốc, một thế giới có có nhiều điểm rất khác với những
gì chúng ta từng biết đến. Mr. Vampire (tạm dịch: Thiền sư bắt ma) (1985) cũng được lưu hành vào cùng thời gian này, nhưng thực ra phim này được sản xuất sau Encounter Of The Spooky Kind đến tận năm năm.
Bộ phim với tựa đề được dịch theo đúng nghĩa đen là Mr. Stiff Corpse
(xác chết cứng), đã tái hiện truyền thuyết về Cương Thi ở Trung Quốc,
một câu chuyện khác xa hình tượng quý ông chuyên quyến rũ con người như
trong Bá tước Dracula và có nhiều điểm chung với hình ảnh xác
ướp sống lại của phương Tây hơn. Cơ thể trở nên cứng lại và bất mãn sau
cái chết, những con ma này không còn chút cảm xúc hay tính cách nào mà
chỉ còn là một thân thể cứng ngắc, phải nhảy lên khi di chuyển và thay
vì dùng răng, chúng giết người bằng những móng tay dài nhọn của mình.
Nhân vật cương thi
Tỏi được thay bằng gạo nếp, nhưng việc dùng thanh kiếm đâm vào giữa tim
hay hỏa thiêu vẫn là những phương pháp dùng để tiêu diệt những kẻ này. Mr. Vampire
kể về một người chuyên làm dịch vụ tang lễ có tên là Cửu Thúc (do cố
diễn viên Lâm Chánh Anh đóng) cùng những đồ đệ trình độ còn thấp của ông
xử lý xác chết của cha của một người đàn ông giàu có, do ông ấy không
được chôn cất một cách đúng quy cách nên đã trở thành một cương thi. Bộ
phim do Lưu Quan Vĩ đạo diễn, nhưng lại được Hãng phim Bảo Hòa của Hồng
Kim Bảo sản xuất. Phim đã rất nổi tiếng ở Trung Quốc và ở các nước
phương Đông. Khán giả ở đây cũng đều thích tất cả những câu chuyện ma họ
đã được biết khi còn bé không kém gì các phim hài và phim hành động.
Phim Mr. Vampire
Vì thế nên nếu bạn muốn giới thiệu thể loại này cho một người mới, chắc
chắn họ sẽ lưỡng lự không biết nên chọn xem phim nào từ cả một kho tàng
phim. Thế nhưng không may là lại không được như vậy. Và cũng không có gì
ngạc nhiên khi những phần tiếp theo của Mr. Vampire không thể sánh được với phiên bản gốc và những nỗ lực của Lâm Chánh Anh cũng đều không được đáp lại như mong đợi.
Điều mà Mr. Vampire và Encounter Of The Spooky Kind
đều làm được đó là sự cân bằng. Hành động, yếu tố hài và câu chuyện
siêu thực đều rất hợp lý, trong khi, đặc biệt là trong trường hợp của Mr. Vampire 2
(1986), bộ phim đã không sáng suốt khi lấy bối cảnh ở Hồng Kông đương
đại, và những màn gây cười đã lấn át mọi yếu tố khác. Đơn giản là có quá
nhiều sự ngớ ngẩn lê thê xen vào làm giảm hẳn đi giá trị của mọi tình
tiết khác, và hậu quả là có ít pha hành động hơn và ít tính thần thoại
hơn.
Tất nhiên, các nhân vật là rất quan trọng. Cửu Thúc là một
vai chính tuyệt vời. Ông vừa thông hiểu đạo Lão vừa là một võ sư giỏi,
và ông còn là một thành viên đáng kính của một cộng đồng những người đã
quá chán nản sự thiếu thận trọng của học trò ông.
Vì thế mà bạn,
cũng như ngành điện ảnh Hồng Kông, sẽ cho rằng bạn có thể đặt nhân vật
này vào bất kỳ phim nào và điều đó có thể bù đắp tất cả. Sẽ không được
như vậy đâu, vì nhân vật đó cũng cần phải nhận được sự phối hợp của cả
những nhân vật xung quanh mình nữa.
Các nhân vật phụ, Văn Tài và Thu Sinh đã mắc sai lầm, nhưng cuối cùng vẫn giúp được thầy của mình và luôn có những ý định tốt.
Trong Mr. Vampire 3
(1987), đồ đệ của Cửu Thúc lại là một nhân vật tệ hại và không khiến
người ta thấy yêu thích được. Người này luôn bày ra những trò cười ngớ
ngẩn mà chắc chắn sẽ khiến Charlie Chaplin phát khóc vì bực mình. Bộ
phim có một số tình tiết thú vị, nhưng lại thiếu hẳn những nhân vật
cương thi!
Lâm Chánh Anh trong vai pháp sư Cửu Thúc cùng hai đồ đệ trong Mr. Vampire
Lý do cho sự xuống dốc của chuẩn mực này có vẻ như nằm ở quyết định có
ít cảnh kinh dị và nhiều yếu tố hài hước hơn để có thể thu hút được đông
đảo người xem hơn. Kinh phí và sự sáng tạo cũng bị giảm sút một cách
thảm hại, vì hãng phim đã trở nên lười biếng, và chỉ hấp tấp lo làm lại
công thức đã rất thành công trước đó.
Hollywood gần đây cũng đã
dần đưa vào phim những pháp sư giỏi võ thuật. Theo như thường lệ, trong
các câu chuyện về ma cà rồng ở Mỹ, bạn có thể thấy may mắn vì được đấu
tay đôi với một con ma cà rồng. Van Helsing từng lén đột nhập vào căn
phòng của Dracula trong khi hắn ta đang ngủ, nhưng chưa từng thực sự
đánh nhau với hắn. Blade đã phá bỏ khuôn mẫu này vào năm 1988 và Van Helsing sau đó đã trở thành một nhân vật hành động vào năm 2004.
Đáng
buồn là, sau khi Lâm Chánh Anh qua đời vào năm 1997, điện ảnh Hồng Kông
lại xa rời thể loại phim này mà chỉ tập trung vào các phim hành động võ
hiệp và hiện đại.
Có chắc là sẽ có sự phục hưng cho thể loại
phim võ thuật kết hợp với phim ma này không? Điều đó chắc chắn là có
thể. Nhiều bộ phim kinh điển hiện đang được tái hiện lại trong thế kỷ
21, từ bản gốc nổi tiếng Thiếu Lâm Tự và cũng là bộ phim đầu tiên của Lý Liên Kiệt, cho đến Võ hiệp (Swordmen), bộ phim được làm lại từ Độc thủ đại hiệp (One-Armed Swordsman)
trong đó nam diễn viên nghiện công việc Chân Tử Đan hóa thân thành một
nhân vật anh hùng khuyết tật nổi tiếng”, sẽ ra mắt vào cuối năm nay. Phong vân (Storm Warriors)
(2009) đã chứng tỏ được các kỹ xảo hiệu ứng đã đạt đến một trình độ
mới, và chắc chắn là vẫn còn môt kho tàng các câu chuyện bí ẩn nhưng vẫn
chưa được dựng thành phim.
Điều đó phụ thuộc vào việc liệu khán
giả có hứng thú đối với thể loại phim độc đáo này để từ đó đặt ra áp lực
cho các hãng phim phải thay đổi toàn diện hay không. (Hồng Kim Bảo vào
vai một thầy tu theo đạo Lão chẳng hạn?)
Trong trường hợp, tuy điều này khó có thể xảy ra, là bạn chưa từng xem Mr. Vampire,
hãy thử xem bộ phim khi bạn đã chán ngấy các thể loại phổ biến hiện
nay, và bạn có thể sẽ bị một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của điện
ảnh Hồng Kông này chinh phục. Giá mà tất cả mọi xác chết sống lại đều
có thể nhảy được.
Dịch: © Phương Thanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Den of Geek