Điện ảnh Đài Loan phần lớn phản ánh quá khứ thuộc địa phức
tạp của hòn đảo theo nhiều cách, hoặc thuật lại nhung nhớ các
sự kiện lịch sử, hoặc bình luận về những diễn biến chính
trị và xã hội đương đại ở đây.
Từ trái qua: Ngô Niệm Chân, Hầu Hiếu Hiền, Dương Đức Xương,
Trần Quốc Phú, Chiêm Hoành Trí - những đạo diễn, biên kịch và
sản xuất phim tiêu biểu của Tân Điện ảnh Đài Loan
|
Thực tế, trong thập kỷ 80, sự nhung nhớ đã đưa điện ảnh Đài
Loan đến với sự công nhận toàn cầu. Không may, dù doanh thu phòng
vé của các phim Đài Loan đạt đỉnh cao mọi thời đại, chất
lượng những phim bom tấn mới này thua kém xa những phim đi
trước. Cũng như sẽ xảy ra ở mọi điểm giao thoa giữa nghệ thuật
và thương mại, phim ngày nay thiên về đám đông hơn, tập trung
vào sự dễ xem hơn là những nỗ lực nghệ thuật. Kết quả là
một loạt những phim nổi tiếng, sinh lời không thúc đẩy nghệ
thuật điện ảnh tiến bộ.
Nhưng, cũng như phim phương Tây,
trường hợp của Đài Loan không phải trắng và đen; trong khi các
phim kinh phí lớn vẫn nhắm tới việc giải trí và cho khán giả
sự giải thoát, ngày càng nhiều đạo diễn cách tân hơn đang thách
thức giới hạn của loại hình này, cũng như những khuôn khổ
chính trị cả về mặt kiểm duyệt lẫn chủng tộc. Dưới đây là
tóm tắt lịch sử điện ảnh Đài Loan, sau đó là một dự đoán về
tương lai khả thi nhất của nó.
Lịch sử điện ảnh Đài LoanKhi
nội chiến Trung Quốc kết thúc năm 1945 và chính quyền Quốc Dân
Đảng chạy tới Đài Loan, nhiều nhà làm phim danh tiếng đã đi
cùng họ. Trong nhiều thập kỷ, vì sự căng thẳng chính trị,
điện ảnh Đài Loan bị kiểm duyệt chặt chẽ, nghĩa là phải tuân
theo chính sách tuyên truyền của Quốc Dân Đảng và các quy định
khác của chính quyền. Tuy nhiên, đầu thập kỷ 80 mọi thứ thay
đổi khi phong trào Tân Điện ảnh Đài Loan ra đời. Theo một phần
của tư tưởng đó, khán giả bắt đầu cân nhắc phim ảnh là lương
tâm của xã hội. Các nhà phê bình phim so sánh phong cách các
phim của Tân Điện ảnh Đài Loan với các phim của phong trào tân
hiện thực tại Ý, phô bày các vấn đề lịch sử và chính trị
qua biểu tượng. Kết quả, mối quan tâm về cuộc sống của dân
thường là một chủ đề chiếm vị thế lớn.
Cảnh phim The Sandwich Man
|
Các đạo diễn nổi tiếng của thập kỷ 80, như Hầu Hiếu Hiền và
Dương Đức Xương, được biết đến qua những khắc họa thực tế, trần
trụi, cảm thông về cuộc sống Đài Loan. Ví dụ, trong phiên bản
chuyển thể của
The Sandwich Man, nhân vật chính Côn là
một công nhân tầng lớp lao động bị bỏ lại sau sự phát triển
kinh tế nhanh chóng của Đài Loan trong những năm 60. Anh đại diện
cho nỗi khổ của những nông dân Đài Loan chuyển tới thành phố
tìm kiếm cơ hội, nhưng thay vào đó mắc kẹt trong thất vọng và
nghèo đói.
Ngày đêm, để kiếm sống, Côn trang điểm dày và
hóa trang thành chú hề, lái một chiếc xe đạp gỉ sét quanh thị
trấn để quảng bá các sản phẩm. Buồn thay, tận tụy kiếm sống
cho gia đình lại khiến anh không có thời gian bên họ. Trong một
cảnh phim, con trai sơ sinh của Côn, đầy nước mắt, không thể nhận
ra bố mình vì cậu bé chưa bao giờ thấy bố không có trang
điểm.
Bộ phim kết lại với cảnh đau lòng khi Côn thoa phấn
lên mặt và mặc phục trang hề để dỗ con trai không khóc nữa.
Cuối cùng, khán giả cũng nhận ra – dưới nụ cười đỏ chót lố
bịch ghê gớm luôn vẽ lên nét mặt luôn nhíu mày của anh, là một
tình cảnh vô vọng thảm hại.
Các đạo diễn nổi tiếng
A City of Sadness, phim Đài Loan đầu tiên thắng giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice
|
Nhờ những đạo diễn lừng danh như Hầu Hiếu Hiền và Lý An, điện
ảnh Đài Loan cuối cùng cũng bước ra ánh sáng trong thập kỷ
80.
A City of Sadness (tạm dịch:
Thành phố buồn),
phim Đài Loan đầu tiên thắng giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim
Venice, đánh dấu thành công lớn nhất của Tân Điện ảnh Đài Loan.
Bộ phim, của đạo diễn Đài Loan Hầu Hiếu Hiền, là phim duy
nhất trong số chín phim của nhà đạo diễn này, mỗi phim trước đó
đều nhận lời khen của giới phê bình nhiều hơn là sự nổi
tiếng, kể cả trong và ngoài nước.
Hầu Hiếu Hiền, với
sự nghiệp trải dài nhiều thập kỷ, vẫn đang thách thức ngành
điện ảnh bằng phong cách đặc trưng của mình – thoại tối giản với
khoảng trống giữa các khung hình cho nhân vật tìm giọng nói.
Khi xem bộ phim đoạt giải
The Assassin (tạm dịch:
Nhiếp ẩn nương)
(2015), người viết kinh ngạc với cách đạo diễn đưa phim kiếm
hiệp – phim hành động truyền thống của Trung Quốc – lên một tầm
cao mới. Từ phục trang tới thiết kế bối cảnh, mỗi cảnh là
một hồi tưởng suy tư về lịch sử Trung Quốc. Như kỳ vọng, Hầu
Hiếu Hiền thâu tóm năng lực biểu đạt của sự tĩnh lặng và
kiềm nén, trong đó yên lặng có thể làm tăng lên sự căng thằng
và chú tâm.
Không như Hầu Hiếu Hiền nổi tiếng trong nước, Lý An, được mệnh
danh “niềm tự hào của Đài Loan”, là cái tên quen thuộc với
người phương Tây, khi đã thắng giải Oscar Đạo diễn xuất sắc
nhất hai lần, một lần với
Brokeback Mountain (2004) và một lần với
Life of Pi
(2012). Là một đạo diễn nổi danh thường thể hiện sự đối lập
giữa các giá trị châu Á và phương Tây trong mình, Lý An thường
xuyên đặt bản thân vào các bộ phim ông làm.
Từ những phim đầu tay như
The Wedding Banquet (tạm dịch:
Hỷ yến) (1993), tới các phim bom tấn Hollywood của ông như
The Hulk
(2003), Lý An nắm bắt sự căng thẳng giữa giá trị truyền thống
của gia đình châu Á trong một xã hội Tây phương hóa, và cho các
nhân vật chính tìm danh tính trong sự va chạm giữa hai thứ. Dù
nhiều người phê bình phim của ông không mô tả chân thật văn hóa
Trung Quốc, qua việc có dấu ấn ở Hollywood Lý An đã đưa điện
ảnh Đài Loan đến với sự chú ý của phương Tây, vốn đã là một
thành tựu. Thay vì tách rời khỏi văn hóa gốc gác của mình,
Lý An cố gắng tích hợp những dao động giữa nhân thân Đài Loan
và Mỹ của mình trong các phim của ông.
The Wedding Banquet, phim đầu tay của đạo diễn Lý An
|
Tương lai của điện ảnh Đài LoanNăm 2008, phim
Cape No. 7 (tạm dịch:
Mũi đất số 7)
là bộ phim thành công nhất của Đài Loan, thu về hơn 12 triệu
USD. Dù bộ phim hài ấm áp lấy được lòng khán giả, nó cũng
đánh dấu bước đầu của điện ảnh Đài Loan vào một kỷ nguyên
mới với phim hài-tình cảm và các phim hài hình thể thống trị
phòng vé nội địa. Trong các năm gần đây, sự lên ngôi của phim
lãng mạn tuổi mới lớn, như
You are the Apple of My Eye (tạm dịch:
Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi) (2011) và
Our Times (tạm dịch:
Thời đại thiếu nữ của tôi) (2015), cho thấy một chủ nghĩa trốn chạy bao trùm xã hội.
Sau
bùng nổ kinh tế ở thập kỷ 60, Đài Loan đã đối mặt với việc
kinh tế tụt dốc vẫn đang tiếp diễn, nghĩa là tuổi trẻ ngày
nay đang đối mặt với thất nghiệp tăng cao, khiến họ dễ quay sang
phim ảnh để tiêu khiển. Tệ hơn, thiếu đầu tư từ chính quyền
khiến các nhà làm phim độc lập khó sống hơn trong ngành, kìm
hãm sáng tạo.
Bất chấp những thách thức trước mắt, người viết vẫn tin vào tiềm năng của điện ảnh Đài Loan. Ví dụ,
10+10
(2012), một tập hợp 20 phim ngắn 5 phút của 10 đạo diễn nổi
danh và 10 tài năng đang lên về “sự độc đáo của Đài Loan”, khéo
léo ghi lại trải nghiệm Trung Hoa đương đại. Tác phẩm tạo nên
một sự pha trộn đẹp giữa trào phúng xã hội-lịch sử, kể chuyện
hoài niệm và những bài thơ mang tính nghệ sĩ, trong khi thay đổi
nhịp nhàng giữa vui vẻ và trầm buồn. Với việc mô tả nhân dạng
Đài Loan qua những góc nhìn xã hội và chính trị, bộ phim súc
tích mà kịch tính, và cho thấy tài hoa của điện ảnh Đài Loan.
Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Study Breaks