Nhân vật & Sự kiện

Tham vọng toàn cầu và trong nước của hoạt hình Trung Quốc

06/02/2015

Nền công nghiệp điện ảnh Trung Quốc đang phát triển bằng những cú nhảy vọt và nhưng phim hoạt hình Trung Quốc vẫn tụt hậu.

Năm 2014, Boonie Bears to the Rescue bộc lộ tiềm năng tăng trưởng khổng lồ của hoạt hình Trung Quốc. Phim thu được hơn 40 triệu đôla trở thành phim hoạt hình do Trung Quốc sản xuất đạt doanh thu cao nhất từ trước đến nay. Điều này dấy lên những bàn luận xôn xao của người trong nghề trong lẫn ngoài nước. Tuy nhiên, các phim hoạt hình khác như The Pleasant Goat, Big Wolf 6Balala the Fairy đã rớt đài. Một số người trong ngành lo ngại rằng những thất bại đó phản ánh sự thiếu sáng tạo, thiếu nhân tài và cốt truyện yếu. Thế thì chìa khóa đến thành công hay thất bại ở phòng vé, và thể loại hoạt hình nào mà thị trường Trung Quốc cần?

Cảnh trong phim Boonie Bears to the Rescue (2014)

Ở Mỹ phim hoạt hình nhắm đến những đối tượng khác với ở Trung Quốc. Phim hoạt hình Trung Quốc được làm dành cho khán giả nhí nhưng việc tập trung vào lứa tuổi trước tiểu học này cản trở sáng tạo, chặn đứng việc phát triển những câu chuyện “nặng”, và không nuôi dưỡng chuyên môn. Ở Mỹ, các nhà làm phim hoạt hình Hollywood làm phim với nội dung được thiết kế để hấp dẫn cả người lớn lẫn trẻ em. Vì thế mỗi năm đều có ít nhất ba phim hoạt hình lọt vào tốp 10 bảng xếp hạng phòng vé ở Mỹ. Thế nên, ngành hoạt hình Trung Quốc cần trở nên hướng đến khán giả gia đình nhiều hơn nữa. Chu Thiết Đông, chủ tịch New Film Association, một công ty điện ảnh trụ sở ở Bắc Kinh, cho rằng cốt truyện hay là then chốt để chinh phục được khán giả rộng hơn.

Thị trường phim họa hình ở Trung Quốc còn có tiềm năng mênh mông như thế vì một lý do khác nữa. Trung Quốc quản lý hạn ngạch phim nước ngoài, chỉ cho phép trình chiếu 34 phim mỗi năm. Vì vậy, nếu phim hoạt hình Trung Quốc có thể khai thác sự bảo hộ này thì có thể chiếm áp đảo thị trường nội địa và sử dụng đó làm bệ phóng ra thị trường toàn cầu. Vương Vi, nhà sáng lập Tudou, mở một hãng phim hoạt hình có tên Light Chaser để nắm bắt cơ hội này. Ông hy vọng biến Light Chaser thành người khổng lồ Pixar của Trung Quốc.

Cảnh trong phim hoạt hình năm 1965 Đại náo thiên cung

Khán giả và cư dân mạng Trung Quốc từng chế nhạo một số phim hoạt hình Trung Quốc như Legend of the HeroLet the Panda Fly. Kỹ thuật làm phim thô thiển của những phim này đặc biệt bị giễu cợt. Gu Song, một trong những biên kịch Pororo's Racing Adventure của Hàn Quốc, nghĩ rằng chất lượng kỹ thuật là một trong những khía cạnh quan trọng bậc nhất quyết định sự thành bại của một phim hoạt hình. Hoạt hình dựa vào kỹ năng kỹ thuật hơn bất kỳ thể loại phim nào khác, vì thế, ngay cả cố truyện thông minh và được biên kịch tốt đi nữa, chìa khóa nằm ở việc tạo điều kiện cho sức sáng tạo bật lên sống động trên màn hình.

Đại náo thiên cung / Uproar in Heaven, bộ phim hồi năm 1965, là một trong những phim hoạt hình sáng tạo nhất từng được sáng tạo ở Trung Quốc. Phim cực kỳ nổi tiếng với khán giả Trung Quốc. Có lẽ điều đó cho thấy, khi tìm kiếm câu chuyện, các nhà sản xuất và đạo diễn có thể nghĩ đến việc rút ra từ những chuyện cổ tích kinh điển của Trung Quốc, vốn dĩ thích hợp với hoạt hình. Uproar in Heaven còn thể hiện truyền thống vẽ mực trong phim hoạt hình. Phim kết hợp phong cách truyền thống hội họa của Trung Quốc và pha trộn với công nghệ hoạt hình. Từ khi phim hoạt hình Lotus Lamp ra mắt năm 1999, dường như mối dây liên hệ giữa hoạt hình với nghệ thuật truyền thống Trung Quốc đã bị đánh mất. Trong nhiều xuất phẩm gần đây như Seer, và Kuiba, hội họa truyền thống của Trung Quốc không được sử dụng, cũng chẳng chứa đựng bất kỳ phong cách dân tộc nào. Theo một bào báo trên Sina.com, nếu phim hoạt hình Trung Quốc muốn lấy được danh tiếng thì phải có phong cách riêng chứ không thể cứ bắt chước người khác.

Cảnh trong phim hoạt hình Đại hải đang được sản xuất

Bộ phim hoạt hình có tựa đề Đại hải / Da Hai (tựa tiếng Anh Big Fish & Chinese Flowering Crabapple) hiện đang trong quá trình sản xuất. Được quảng bá là một phim mà khán giả có thể "khám phá vẻ đẹp chân thực của văn hóa truyền thống Trung Quốc" và được dựa trên tàng thư cổ Trung Quốc 2.000 trước có tên Classics of Mountains and Seas. Phim miêu tả về mặt địa lý núi non và biển cả, đồng thời miêu tả về thuốc và động vật, đa phần là thần thoại và khác thường. Đây là ví dụ hay về hoạt hình Trung Quốc rút tỉa từ văn hóa bản địa.

Một phim hoạt hình khác dự tính ra mắt năm 2016 là Master Jiang and the Six Kingdoms (tạm dịch: Khương Tử Nha và sáu nước). Phim dựa theo một trong những tác phẩm lớn về thần quái (thể loại tiểu thuyết thần ma) được viết thời nhà Minh thế kỷ 16. Giải thích nguồn gốc chư thần tồn tại trong thần thoại Trung Quốc đến nay. Trailer phim khẳng định phim rút từ văn hóa Trung Quốc và pha trộng với mỹ học kỳ ảo của phương Tây. Thần tiên và yêu quái từ văn học cổ Trung Quốc và miền núi non xinh đẹp, hòa quyện với xứ sở kỳ ảo phong cách đen tối của Lord of the Rings đầy ắp những người khổng lồ và dung nham, cũng như phong cách hành động Dragon Ball Z.

Cảnh trong phim Master Jiang and the Six Kingdoms

Xem ra hoạt hình Trung Quốc đang đi theo hướng tạo sức hấp dẫn tại chỗ lần toàn cầu kết hợp văn hóa Đông-Tây. Light Chaser của Vương Vi muốn làm phim hoạt hình vi tính với "thủ pháp văn hóa Trung Quốc". Hầu hết những công ty làm phim hoạt hình lớn mới thành lập đều nhắm đến thành công toàn cầu lẫn trong nước, thế nên họ cũng cần thu hút nhiều loại khán giả. Kong, là một dự án hoạt hình 40 triệu đôla có vẻ tiêu biểu cho sự kết hợp văn hóa này. Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết kinh điển Tây du ký và dựa trên huyền thoại Mỹ Hầu vương, nhưng phim cũng kết hợp rôbô và người ngoài hành tinh để bổ sung nét hiện đại.

Kong sẽ là xuất phẩm đầu tiên của công ty mới có tên Aquamen, do Lý Ngạn Hành, chủ tịch Baidu, bỏ vốn. Nhiều tên tuổi lớn tham gia vào ngành hoạt hình Trung Quốc cho thấy lĩnh vực này được xem trọng đến thế nào. Aquamen sẽ tìm đạo diễn người Mỹ cho Kong, và việc này thể hiện sự pha trộn văn hóa và tham vọng toàn cầu mà nhiều công ty trong ngành hoạt hình Trung Quốc đều có. Tuyển dụng chuyên gia nước ngoài dường như cũng là vấn đề quan trọng, vì hoạt hình Trung Quốc vẫn còn đang chập chững những bước thông thạo công nghệ ban đầu.

Kong - phim hoạt hình 3D Aquamen đang sản xuất

Năm 2012, hai công ty Trung Quốc đã thành lập liên doanh với Walt Disney. Phần của Disney được cho là để giúp nhân tài Trung Quốc hoàn thiện tiềm năng của họ và sẽ cung cấp chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm viết kịch bản và quyết định sáng tạo. Hoạt hình chắc chắn có năng lực đi khắp nơi dễ dàng hơn phim người thật đóng, đa phần vì vì việc lồng tiếng nước ngoài chẳng khó khăn gì.

Ngành hoạt hình Trung Quốc rõ ràng đang trở thành một hoạt động làm ăn lớn trong tương lai rất gần. Những tiến triển đủ loại được phác thảo ở trên sẽ đảm bảo thành công ít nhất là ở thị trường trong nước. Còn phim hoạt hình Trung Quốc có sẽ tìm thấy thành công toàn câu không? Chỉ có thời gian mới trả lời được.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China.org.cn