Nhân vật & Sự kiện

Thế trận phim bom tấn đảo chiều: Hollywood thua - Trung Quốc thắng

06/06/2018

Có đủ hết yếu tố của một phim bom tấn hè, từ thần thoại theo phong cách Chúa tể của những chiếc nhẫn tới hàng đống cảnh hành động kỹ xảo vi tính. Nhưng khi Warcraft, bộ phim kinh phí lớn chuyển thể loạt trò chơi video Orc-đấu-con người, ra rạp ở Mỹ hồi tháng 6 năm 2016, phim đã rớt bịch, cóp nhặt chỉ được chừng một phần tư cái nhãn giá 160 triệu đôla của nó.

Tuy nhiên, ở đầu bên kia của thế giới, Warcraft đã cưỡi lên làn sóng phô trương lấy một doanh thu mở màn kỷ lục và một tổng doanh thu hơn 200 triệu đôla. Ở Trung Quốc, nơi có 1,3 tỉ người và phòng vé lớn thứ hai hành tinh này sau Hoa Kỳ, buổi chiếu mở màn đặc nghẹt người “như lễ hội”, theo lời một ‘fan’ nói với tờ báo địa phương.

Ở Trung Quốc, hàng trăm triệu người đổ xô đến hơn 40.000 rạp chiếu phim trên cả nước mỗi cuối tuần



Về tác giả: Daniel Artkin là phóng viên / biên tập viên của NBC News. Trước đó, anh làm công việc phân tích và quản lý cộng đồng cho Participant Media. Anh lấy thạc sĩ ngành báo chí của đại học Columbia.

Số phận thương mại của Warcraft — chết ngay khi vừa ra rạp ở Mỹ, siêu thành công ở Trung Quốc — chênh lệch một cách bất thường, nhưng là ví dụ nổi bật về các lực lượng đang tiếp tục định hình lại Hollywood, chi phối nhà điều hành các hãng phim nghĩ lại các mô hình kinh doanh cũ kỹ.

Các cụm rạp chiếu của Mỹ không còn là quan trọng nhất với Hollywood nữa. Các hãng phim lớn, một số hợp tác với các nhà cung vốn và đồng sản xuất Trung Quốc, đang nhận thấy đôi khi tiền làm ra ở Thượng Hải và Bắc Kinh nhiều hơn, nơi có những người tiêu dùng trung lưu phấn khích với phim kinh phí lớn hoành tráng.

“Phòng vé Trung Quốc đang tăng theo cấp số nhân, trong khi phòng vé của Mỹ về cơ bản là đứng yên,” Ben Fritz, tác giả cuốn sách The Big Picture: The Fight for the Future of Movies, nói. “Càng ngày người ta càng thấy nhiều phim thành công hơn ở Trung Quốc lại làm ăn kém ở Mỹ.”

Lượt người đi xem phim ở rạp của Mỹ đã giảm mạnh trong những năm gần đây trong bối cảnh giá vé ngày càng tăng, mệt mỏi với các phim chuỗi dài hơi và cạnh tranh gay gắt từ các dịch vụ trực tuyến. Nhưng ở Trung Quốc, nơi giá vé xem phim nói chung rẻ hơn và Netflix bị cấm, hàng trăm triệu người đổ xô đến hơn 40.000 rạp chiếu phim trên cả nước mỗi cuối tuần.

Ngày 16/4/2018, tài khoản Twitter của China Box Office đưa hình poster phim Rampage viết: RAMPAGE mở màn ở Trung Quốc tuần này với ước tính 349 triệu nhân dân tệ (55,6 triệu đôla) bao gồm phí bán vé. Đây là phim Hollywood thứ tư liên tục tiếp sau Tomb Raider, Pacific Rim Uprising, Ready Player One mở màn ở Trung Quốc lớn hơn ở Bắc Mỹ

Hai phần mới nhất trong trường thiên Transformers Fast and Furious, chẳng hạn, có doanh thu ở Trung Quốc nhiều hơn doanh thu nội địa của chúng hàng chục triệu đôla. (Giống Warcraft, Furious là xuất phẩm của NBCUniversal, công ty mẹ của NBC News.) Và mùa xuân năm nay, một chuỗi các xuất phẩm mới — từ Tomb Raider khởi động lại tới Ready Player One — đều làm ra nhiều tiền hơn ở Trung Quốc.

Paul Dergarabedian, chuyên gia phân tích cao cấp tại công ty truyền thông comScore, nói: “Đây là một sự thay đổi vĩ đại cho ngành công nghiệp từng có thời hầu như chỉ tập trung vào Bắc Mỹ.”

SAU ĐÂY LÀ MỘT CÁI NHÌN VỀ NHỮNG PHIM HOLLYWOOD LỌT VÀO TOP 100 CỦA TRUNG QUỐC TRONG VÒNG 5 NĂM QUA:

Doanh thu Bắc Mỹ Doanh thu ở Trung Quốc (triệu đôla)

Tựa phim màu cam là phim Hollywood trong tốp 100 đã kiếm được tiền ở Trung Quốc nhiều hơn ở Mỹ. Click vào từng năm để xem bảng tương ứng:

2017
2016
2015
2014
2013

Nguồn: Box Office Mojo, IMDb

Kỷ nguyên của sự phá hủy: Hollywood bói trà đoán tương lai

Tình hình chung giúp giải thích thu nhập bất cân xứng, vì dụ, phim phần tiếp theo về các rôbô khổng lồ Pacific Rim: Uprising (58,6 triệu USD ở Mỹ, 100,4 triệu USD ở Trung Quốc) đã diễn ra ít nhất sáu năm nay.

Vào năm 2012, Trung Quốc đã nới lỏng những quan ngại lịch sử về chủ nghĩa đế quốc phương Tây — Rocky và Rambo có thể là đại diện tuyên truyền cho nước Mỹ — và nới lỏng hạn ngạch nhập khẩu phim quốc tế, đồng ý khoảng 34 phim một năm. Doanh thu phòng vé của Trung Quốc đối với phim do Mỹ sản xuất từ đó mỗi năm mỗi tăng lên.

SỰ HAM THÍCH PHIM HOLLYWOOD Ở TRUNG QUỐC

Các hãng phim Mỹ gặt hái những phần thưởng ngày càng lớn hơn kể từ khi hạn ngạch nhập khẩu vào Trung Quốc được nới lỏng năm 2012.

Doanh thu phim Hollywood trong tốp 100 của Trung Quốc
Tổng doanh thu cho tất cả các phim trong tốp 100 của Trung Quốc

Nguồn: Box Office Mojo, IMDb

“Khán giả Trung Quốc thích thị giác hoành tráng của các chuỗi phim lớn của Mỹ,” Fritz nói. “Và đối với một người Trung Quốc trung lưu xuất thân từ nông thôn nghèo, việc dành một tối đi xem xinê vẫn còn là một chuyện rất có ý nghĩa.”

Những khán giả Trung Quốc đã nói chuyện với NBC News cho biết họ ngưỡng mộ các giá trị xuất phẩm đẳng cấp thế giới đối với phim thể loại của Mỹ — đặc biệt là các dự án siêu anh hùng như bộ phim phô trương mới của Marvel, Avengers: Infinity War. Phim đã thu về 250 triệu USD ở phòng vé Mỹ vào cuối tuần ra mắt, và mở màn ở Trung Quốc vào ngày 11 tháng 5 với 200 triệu.

“Phim Hollywood là những xuất phẩm tinh tế, hợp lý… vì vậy tôi nghĩ xứng đáng tiêu tiền,” Wang Hui, 25 tuổi, một giáo viên tiếng Anh ở Bắc Kinh, nói thêm rằng hầu hết khán giả ở thành phố lớn mà cô biết đều trẻ và cuồng-siêu anh hùng.

Và ngay cả khi Trung Quốc đã mở cửa cho Marvel, Pixar và Despicable Me, sự sắp xếp này không phải là không có dấu hoa thị cho các nhà sản xuất và phát hành Mỹ.

Mô hình các nhân vật Avengers: Infinity War quảng bá cho bộ phim tại một cụm phức hợp rạp chiếu ở Trung Quốc

Trung Quốc vẫn đặt ra những giới hạn cẩn thận về số lượng phim Mỹ được phép vào thị trường, và các nhà quản lý đôi khi áp đặt thời gian “phong tỏa” đối với phim Mỹ để các xuất phẩm địa phương có cơ hội tỏa sáng. Các hãng phim Mỹ chỉ nhận được tỷ lệ ăn chia khoảng 25% doanh thu ở phòng vé Trung Quốc — chỉ bằng gần một nửa tỷ lệ ăn chia mà họ nhận được ở Mỹ.

Nhưng mối quan hệ giữa hai cường quốc, ít nhất là nói đến làm phim, đã trở nên ngày càng hợp tác, theo các nhà phân tích. Những người bỏ vốn và nhà sản xuất Trung Quốc, như Tập đoàn điện ảnh Trung Quốc do nhà nước quản lý, có chân trong nhiều dự án phim Hollywood khác nhau.

Warcraft và cả hai phim Pacific Rim đều được đồng sản xuất bởi Legendary Pictures, một công ty sản xuất phim có trụ sở tại California đã được tập đoàn Trung Quốc Wanda Group mua lại vào năm 2016 và tự hào có lực tiếp thị mạnh. (Wanda cũng sở hữu AMC Entertainment, chuỗi rạp chiếu phim lớn thứ hai ở Mỹ.)

Các ‘standee’ quảng bá cho Pacific Rim trong một rạp chiếu ở Trung Quốc

Các hãng phim Mỹ cũng đã đo ni đóng giày một số xuất phẩm của họ theo thị hiếu Trung Quốc — và kiểm duyệt của Trung Quốc — đôi khi chọn diễn viên Trung Quốc vào các vai phụ, quay những cảnh quan trọng ở đất nước này, hoặc sửa đổi tuyến truyện nào có thể gây xúc phạm.

Khán giả Mỹ có thể muốn ghi nhớ điều đó khi họ xem đoạn giới thiệu phim Skyscraper, bộ phim hành động sắp ra rạp, với sự tham gia của Dwayne “The Rock” Johnson, xảy ra tại một tòa nhà chọc trời ở Hồng Kông bị khủng bố tấn công.

Nhiều nhà quan sát trong ngành đã đặt câu hỏi liệu Hollywood có nên bỏ qua phát hành nội địa và đưa xuất phẩm của họ thẳng đến Trung Quốc hay không, nơi mà sự ưa chuộng những phim hoành tráng nặng hiệu ứng gắn liền với các thương hiệu nổi tiếng như Marvel, chưa có dấu hiệu chán.

Kiểu mô hình kinh doanh đó rất có khả năng xảy ra, nhưng nguy cơ có thể đi kèm với phần thưởng giảm dần. Hollywood không thể thống trị thị trường Trung Quốc vô thời hạn.


Trung Quốc có thể đánh bại Hollywood với cách chơi riêng như thế nào

Doanh thu phòng vé của Trung Quốc đã vượt Bắc Mỹ trong quý đầu tiên năm 2018, theo dữ liệu được Variety công bố. Và nhiều nhà phân tích trong ngành, có con mắt về xu hướng thị trường, đã dự đoán đến năm 2020 phòng vé Trung Quốc sẽ lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên năm nay cho đến lúc này, sự tăng trưởng của Trung Quốc phần lớn không do các phim thành công đình đám ở Mỹ như Black Panther chi phối. Tăng trưởng thực sự là do bộ ba phim Trung Quốc sản xuất mà Hollywood hầu như không liên quan gì: Operation Red Sea (579 triệu đôla), Detective China Town 2 (541 triệu đôla) và Monster Hunt 2 (356 triệu đôla).

Theo Richard Gelfond, giám đốc điều hành của IMAX, ba bộ phim này là sản phẩm của một ngành công nghiệp điện ảnh nội địa ngày càng biết khẳng định mình và có lợi nhuận.

TOP 10 PHIM DO TRUNG QUỐC SẢN XUẤT PHÁT HÀNH KỂ TỪ KHI HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU ĐƯỢC NỚI LỎNG TRONG NĂM 2012:

Nguồn: Box Office Mojo, IMDb

“Chính phủ Trung Quốc đã thực sự khuyến khích sản xuất phim trong nước nhiều hơn và Trung Quốc ngày càng ít phụ thuộc vào nhập khẩu,” Gelfond nói.

Các nhà phân tích đã nói rồi, có dấu hiệu phim Trung Quốc sẽ làm lu mờ phim Hollywood.

“Mục tiêu là để thay thế Hollywood,” Fritz nói, ông còn là phóng viên tại The Wall Street Journal. Và nếu điều đó xảy ra, các nhà sử học điện ảnh trong tương lai có thể nhìn lại Wolf Warrior 2 của năm 2017 là người làm thay đổi cuộc chơi.

Bộ phim hành động yêu nước không nao núng, với diễn viên võ thuật Trung Quốc Ngô Kinh trong vai một đặc nhiệm đi khắp toàn cầu hạ gục một lính Mỹ vênh váo tên là Big Daddy, kiếm được con số sững sờ 854 triệu đôla — gấp đôi doanh thu của người kiếm tiền lớn thứ hai của năm ngoái ở Trung Quốc, The Fate of the Furious.

Ngô Kinh (trái) không chỉ là người hùng trong Wolf Warrior 2 năm 2017 mà còn có thể đi vào lịch sử điện ảnh với tư cách là người làm thay đổi cuộc chơi

“Ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc đang bùng nổ,” Dergarabedian, nhà phân tích của comScore, nói. “Và người ta đặt câu hỏi như, ‘Vậy, phim Trung Quốc bắt vào với khán giả Bắc Mỹ thế nào?’ Nhưng nếu bạn đang làm ra hơn 800 triệu đôla ở nhà, bạn có cần phải bắt vào khán giả Mỹ không?”

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: NBC News