Phòng vé Trung Quốc được kỳ vọng đóng lại năm 2018 với một sự tăng vững chắc – dù chậm.
Số liệu mới nhất cho thấy doanh thu phòng vé tăng trưởng 9,06% cho cả năm.
Tuy nhiên, con số tăng trưởng ổn định hàng đầu của Trung Quốc che đi sự
trồi sụt gần như liên tục, vẫn là đặc trưng của thị trường phim lớn
thứ hai thế giới trong năm 2018. Thay đổi quy định, thay đổi thị hiếu
khán giả, các bộ phim bom tấn bất ngờ và giảm tốc độ trong việc mở rộng
cơ sở hạ tầng, đều góp phần khiến rạp phim của Trung Quốc không có giây
phút nào buồn tẻ. Dưới đây là một cái nhìn ngắn gọn về năm điều rút ra
từ doanh thu phòng vé Trung Quốc năm 2018.
Các tựa phim Trung Quốc tăng vọt, Hollywood sẩy chânPhần
lớn năm 2018, phim Hoa ngữ có sự lên ngôi, trong khi vị thế của
Hollywood có chút bấp bênh. Theo báo cáo gần đây nhất của Artisan
Gateway vào cuối tháng 12, doanh thu các phim hãng lớn của Mỹ phát hành
theo hệ thống hạn ngạch của Trung Quốc, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm
ngoái. Trong khi đó, doanh thu cho các phim Trung Quốc sản xuất, tăng
21,6% theo con số từ cuối tháng 12, từ 30,1 tỉ nhân dân tệ năm 2017 tới
36,6 tỉ năm 2018.
Với chất lượng sản xuất và kể chuyện đều đặn cải thiện, phim Trung Quốc
nắm bắt sự chú ý của khán giả nội địa chưa từng có trong hai phần ba đầu
năm. Trong khi đó, xuất phẩm Hollywood lại bất ổn đôi chút, dù các hãng
phim Mỹ đang có một năm thắng lợi ở Bắc Mỹ. Nhiều phim Mỹ có doanh thu
khổng lồ —
Venom (270 triệu USD),
Jurassic World: Fallen Kingdom (261 triệu USD) và
Aquaman (250 triệu USD và còn tăng) — nhưng chỉ một (
Avengers: Infinity War
với 360 triệu USD) lọt vào tốp 5 phim doanh thu cao nhất năm 2018 của
Trung Quốc, thống trị danh sách là các phim hành động sử thi và phim hài
nội địa.
Tuy nhiên, vụ mùa bội thu của điện ảnh Trung Quốc chất
lượng cao không duy trì được đà phát triển trong quý cuối cùng của năm,
do đó, các cơ quan chức năng đã chuyển sang chiến thuật thông thường của
họ để duy trì tăng trưởng — mở cánh cửa cho phim nhập khẩu từ
Hollywood. Tháng 11 và tháng 12 chứng kiến hết bom tấn này tới bom tấn
khác của Mỹ ra rạp — với số lượng hạn chế những đối thủ cạnh tranh mạnh
từ đội chủ nhà.
Robert Downey Jr., Mark Ruffalo, Tom Holland, Tom Hiddleston và anh em đạo diễn Russo tham dự họp báo ra mắt Avengers: Infinity War ở Thượng Hải, Trung Quốc
|
“Phim Hollywood không có sự cộng hưởng tương tự với khán giả năm nay, dù việc phát hành các phim ngoại như
Aquaman
vào tháng 12, một thời kỳ thường dành cho phim bom tấn Hoa ngữ cuối
năm, đang đưa ra cơ hội cho Hollywood bù đắp chỗ đứng quan trọng tại Đại
lục trong năm 2018,” Rance Pow, CEO của Artisan Gateway, nhận xét.
Một phim chính kịch nội địa phê phán chính sách và trở thành phim ăn kháchCần một ví dụ thuyết phục cho xuất phẩm sáng tạo tiến bộ nhanh chóng của điện ảnh Trung Quốc, hãy xem
Dying to Survive,
thứ hiếm nhất trong ngành phim vốn bị kiểm duyệt câu thúc: một phim
thương mại tên tuổi lớn thực sự chỉ ra vấn đề xã hội cấp bách, có thực
trong nước (thay vì những phim võ hiệp cổ trang, hài lãng mạn thành thị
hay chuyển thể
Tây du ký thông thường).
Do Văn Mục Dã 33 tuổi đạo diễn và nhà làm phim ăn khách Ninh Hạo sản xuất,
Dying to Survive
kể câu chuyện có thật về một doanh nhân Trung Quốc (do diễn viên hài
được yêu thích Từ Tranh thủ vai, ảnh trên, giữa) chuyển sang buôn lậu thuốc chữa ung thư từ
Ấn Độ sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bạch cầu và phát hiện ra
chi phí thuốc chính thức do các bệnh viện nhà nước Trung Quốc cung cấp
đắt cắt cổ. Sau đó người này cứu hơn 1.000 mạng người bằng việc nhập
thuốc phổ thông vào Trung Quốc cho các bệnh nhân thu nhập thấp trước khi
bị bắt vì buôn lậu thuốc không được chấp thuận (sau đó được thả tự do
không chịu phạt khi phát hiện ông chưa bao giờ thu lợi nhuận từ việc
kinh doanh thuốc).
Làm theo khuôn một phim chính kịch Oscar kinh điển (
Dallas Buyers Club hay
Philadelphia),
Dying to Survive
ngay lập tức trở thành hiện tượng phòng vé khi ra rạp vào tháng 7, thu
về hơn 453 triệu USD (với kinh phí 10,9 triệu USD), đồng thời cũng thể
hiện cơn thèm muốn phim có tính liên quan xã hội của khán giả. Ngạc
nhiên hơn, chính quyền Trung Quốc quyết định nương theo thành công của
phim thay vì đưa ra án phạt cho sự phê phán thẳng thừng chính sách nhà
nước. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sau đó công khai khen ngợi bộ
phim, thúc giục các cơ quan chức năng “đẩy nhanh việc giảm giá thuốc ung
thư” và “giảm gánh nặng cho các gia đình.”
Sở thích của người Trung Quốc tiếp tục đa dạng hóa
Sự chào đón muộn màng của Hollywood đối với đa dạng sắc tộc trên màn ảnh
và tính dung hợp không có tiếng vang tương tự ở Trung Quốc, nơi 91,6%
dân số là người Hán, như đã có ở nước Mỹ đa văn hóa.
Wonder Woman và
Black Panther
đều thu về doanh thu khá ở Trung Quốc — 90 triệu và 105 triệu USD —
nhưng những phim này không trở thành hiện tượng đột phá như ở Mỹ (413
triệu USD và 700 triệu USD). Tương tự,
Crazy Rich Asians, được coi là một xuất phẩm đa dạng độc đáo của Mỹ, thu về chỉ 1,6 triệu USD ở Trung Quốc so với 174 triệu USD ở Bắc Mỹ.
Phản
ứng lạnh nhạt — dù đoán trước được — của Trung Quốc với màn tung hô của
Mỹ về tính đại diện không có nghĩa thị trường nước này chưa thể hiện
các xu hướng riêng hướng tới đa dạng hóa. Phim từ Ấn Độ và Nhật Bản tăng
vọt trong năm 2018, và những phim từ các vùng lãnh thổ có bản sắc văn
hóa riêng biệt này thu về những con số phòng vé sẽ là không tưởng ở Mỹ.
Zaira Wasim (giữa), nữ diễn viên chính trong phim Ấn Độ Secret Superstar, cùng đạo diễn (trái) và một ca sĩ tại sự kiện quảng bá ở Thượng Hải ngày 17/1/2018
|
Khoảng 15 phim Nhật được chiếu rạp ở Trung Quốc năm nay, tăng từ chín phim năm ngoái. Bộ phim đoạt Cành cọ vàng
Shoplifters
của Hirokazu Kore-eda thậm chí còn thu về 14,1 triệu USD, ăn đứt con số
795.000 USD mà phim này thu được ở Bắc Mỹ. Nhiều phim anime Nhật như
Doraemon the Movie: Nobita's Treasure Island (31 triệu USD) và làm lại bản gốc mới
My Neighbour Totoro của Studio Ghibli (22 triệu USD) cũng có doanh thu rực rỡ. Theo sau thành công vang dội của
Dangal
của Aamir Khan năm 2017 (191 triệu USD), 10 phim Ấn Độ được nhập vào
Trung Quốc trong 2018, bao gồm những phim doanh thu lớn như
Khan’s Secret Superstar (118 triệu USD) và
Bajrangi Bhaijaan
(45 triệu USD). Không khán giả ở quốc gia nào có kích cỡ gần bằng Trung
Quốc cho thấy sẵn sàng xem phim có sự khác biệt văn hóa, được làm phụ
đề, ở cấp độ như vậy.
Xây dựng rạp phim chậm lạiNăm
2017, Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành quốc gia có nhiều phòng chiếu
nhất thế giới. Sự mở rộng chóng mặt của mạng lưới rạp chiếu phim quốc
gia đã là động cơ chính đằng sau tăng trưởng phòng vé bùng nổ của Trung
Quốc trong vòng một thập kỷ qua. Cuối cùng cũng nổi lên các dấu hiệu cho
thấy số lượng phòng chiếu khổng lồ của đất nước này đang gần kịch trần.
Theo truyền thông trong nước ước tính, Trung Quốc có 59.009 phòng chiếu
tính tới 30 tháng 11, tăng 16,2% so với 50.776 phòng chiếu năm 2017.
Cho dù đó vẫn là một sự mở rộng đáng ghi nhận, sự tăng trưởng rõ ràng
đang chậm lại. Mạng lưới rạp phim của Trung Quốc ghi nhận tăng 23,3% so
với số phòng chiếu năm 2017, giảm so với 30,2% của năm 2016.
Số lượng phòng chiếu khổng lồ của đất nước này đang gần kịch trần
|
Trong các năm tới, các hãng phim sẽ không thể trông cậy thị trường Trung
Quốc tự tăng trưởng — việc lấp kín các rạp phim mới sẽ dựa vào chiến
lược marketing sáng tạo hơn bao giờ hết.
Cuối cùng cũng có một phim hợp tác sản xuất Hollywood-Trung Quốc kinh phí lớn hayKể
từ buổi bình minh kỷ nguyên bùng nổ của Trung Quốc, các hãng phim ở cả
hai bờ Thái Bình Dương đã theo đuổi dè dặt thể loại phim hợp tác sản
xuất khó nắm bắt giữa Mỹ và Trung Quốc — một bộ phim được sản xuất với
sự tham gia bỏ vốn, sản xuất và các yếu tố câu chuyện từ cả hai nước —
vì thành quả tài chính lôi cuốn trong việc bắc cầu hai thị trường phim
ảnh lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, những lần hợp tác như vậy hiếm khi có
kết quả trong thế giới thực, vì những thách thức trong việc phát triển
một câu chuyện có thể kết nối tự nhiên cả hai nền văn hóa (nhớ lại thảm
họa
The Great Wall, với sự tham gia của Matt Damon trong một Trung Quốc rất cổ đại kỳ ảo).
Hóa ra điều cần có để hợp nhất hai thế giới là Jason Statham, Lý Băng
Băng và một con cá mập khổng lồ trong những ngày nắng ngộp thở mùa hè.
Phim hành động hoài niệm
The Meg, hợp tác sản xuất giữa Warner
Bros. và Gravity Pictures của Trung Quốc, mang về 145 triệu USD béo bở ở
Bắc Mỹ và 153 triệu USD chót vót ở Trung Quốc, chứng minh là, trong một
số trường hợp, có thể thành công.
Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter