Ở Trung Quốc, các phim phát hành trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay (từ 21
đến 27/1) gồm nhiều thể loại đa dạng: hài ly kỳ lịch sử, sử thi khoa
học giả tưởng, gián điệp ly kỳ lấy bối cảnh Thế chiến II, hài lãng mạn
hiện đại, và hai phim hoạt hình hướng đến hai nhóm khán giả khác nhau —
một dành cho gia đình và một dành cho người lớn đang tìm kiếm trải
nghiệm phim đầy nước mắt.
Khán giả chờ vào suất tại một rạp chiếu phim ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, ngày 24 tháng 1
|
Tính đến cuối kỳ nghỉ lễ, những bộ phim này đã mang lại tổng doanh thu
phòng vé là 6,76 tỉ nhân dân tệ (1 tỉ USD), cao thứ hai trong kỳ nghỉ
Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, chỉ sau 7,8 tỉ nhân dân tệ (1,16 tỉ USD)
của kỳ nghỉ tết năm 2021 và cao hơn nhiều so với mức 6,04 tỉ nhân dân tệ
(901 triệu USD) của kỳ tết năm 2022.
Người chiến thắngNhiều người kỳ vọng
Lưu lạc địa cầu II sẽ đứng đầu danh sách phim mùa tết về doanh thu bán vé. Đây là phần tiếp theo của
Lưu lạc địa cầu,
được phát hành trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2019 và trở thành cột
mốc trong dòng phim khoa học giả tưởng Trung Quốc khi thu về 4,688 tỉ
nhân dân tệ (700 triệu USD) trong năm đó, cao thứ năm trong lịch sử điện
ảnh Trung Quốc.
Sau khi dẫn đầu trong hai ngày đầu tiên của kỳ nghỉ tết, vào ngày thứ ba doanh thu của
Lưu lạc địa cầu II đã bị
Mãn giang hồng vượt qua, bộ phim do Trương Nghệ Mưu, một trong những đạo diễn nổi tiếng nhất của Trung Quốc, chỉ đạo.
Khán giả xem phim tại một rạp chiếu phim ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, ngày 22 tháng 1 năm 2023
|
Kể câu chuyện trả thù bối cảnh thời Nam Tống (1127-1279),
Mãn giang hồng lấy tựa từ một bài thơ nổi tiếng được cho là sáng tác của Nhạc Phi, anh hùng yêu nước thời kỳ đó.
Câu
chuyện bắt đầu với vụ án giết người trong một khu tứ hợp viện truyền
thống. Các nhân vật đi qua những con hẻm hẹp đan xen để thẩm vấn cư dân
địa phương. Giai điệu của Dự Kịch, tức Hà Nam Bang tử, miền trung Trung
Quốc, được sử dụng làm nhạc nền để cộng hưởng với câu chuyện.
Khán
giả ca ngợi bộ phim vì chủ đề lịch sử hồi hộp và cốt truyện chặt chẽ.
“Mặc dù dài 2 tiếng 40 phút, tôi chưa bao giờ cảm thấy phim nhàm chán,”
một khán giả nói với
Beijing Review sau khi xem phim tại một rạp chiếu ở Bắc Kinh. “Đầy những tình tiết thắt nút và đó là một cách kể chuyện hay.”
Đến cuối kỳ nghỉ tết,
Mãn giang hồng
chiếm vị trí đầu bảng với doanh thu bán vé khoảng 2,61 tỉ nhân dân tệ
(388,6 triệu USD), tiếp theo là Lưu lạc địa cầu II với hơn 2,16 tỉ nhân
dân tệ (321,6 triệu USD), theo Tân Hoa xã.
Khán giả ổn định chỗ ngồi để xem Mãn giang hồng tại một rạp chiếu phim ở Thượng Hải
|
Phim hoạt hình
Boonie Bears: Guardian Code cũng phá kỷ lục khi
thu về 746 triệu nhân dân tệ (111 triệu USD), trở thành phim hoạt hình
có doanh thu cao nhất trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Cốt truyện xoay quanh gia đình anh em nhà Gấu Boonie. Kể từ năm 2014, chuỗi phim
Boonie Bears đã phát hành một phim mỗi năm, với sáu phim trong số đó được phát hành trong dịp tết. Đối với nhiều gia đình, xem
Boonie Bears ở rạp chiếu phim đã trở thành một hoạt động thường xuyên trong ngày tết.
Những bất ngờ ngoạn mụcKỳ vọng cao cũng được đặt vào phim hoạt hình giả tưởng
Deep Sea, vì đạo diễn Điền Hiểu Bằng đã làm nên lịch sử phòng vé với phim đầu tay
Monkey King: Hero Is Back
tám năm trước. Được phát hành vào kỳ nghỉ hè năm 2015, bộ phim đầu tay
của Điền Hiểu Bằng là phim hoạt hình đầu tiên của Trung Quốc đạt doanh
thu hơn 1 tỉ nhân dân tệ (149 triệu USD).
Deep Sea được khán giả tán thưởng về hình ảnh, nhưng bình luận về cốt truyện lại phân cực
|
Deep Sea kể về hành trình của một cô gái tuổi teen dưới biển.
Cô gái mắc chứng trầm cảm có ước mơ được phiêu lưu vào đại dương sâu
thẳm. Bộ phim đã áp dụng công nghệ vẽ tranh phun của Trung Quốc, kết hợp
tranh thủy mặc Trung Quốc với công nghệ 3D. Đây là bộ phim đầu tiên sử
dụng công nghệ hoàn toàn để tạo ra những cảnh biển sâu ngoạn mục và thể
hiện thế giới nội tâm của những người mắc chứng trầm cảm — vướng mắc,
đấu tranh và trí tưởng tượng. Điền Hiểu Bằng hy vọng bộ phim sẽ thu hút
sự chú ý đến vấn đề trầm cảm nhiều hơn.
Hình ảnh ngoạn mục của bộ
phim được khán giả tán thưởng, nhưng những bình luận về cốt truyện lại
phân cực. Một số tuyên bố bị cuốn hút hoàn toàn vào cốt truyện và không
cầm được nước mắt, trong khi những người khác cho rằng bộ phim quá chú
trọng đến kỹ xảo còn bản thân câu chuyện thì buồn tẻ.
Tại buổi
trò chuyện truyền phát trực tiếp với người xem trên nền tảng chia sẻ
video Douyin Trung Quốc vào ngày 26 tháng 1, Điền Hiểu Bằng thừa nhận
anh đã nghĩ rằng bộ phim có thể chỉ thu hút một lượng khán giả nhỏ trong
kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thời điểm gia đình đoàn tụ, nhưng những áp lực
tài chính đã khiến nhóm không thể chờ đến mùa phim tiếp theo, kỳ nghỉ
hè, mới phát hành. Anh cũng tiết lộ sẽ quay lại câu chuyện Mỹ Hầu Vương
cho bộ phim tiếp theo của mình.
Đạo diễn Đặng Siêu (phải) cùng các ngôi sao tham dự buổi ra mắt bộ
phim mới nhất Ping Pong: The Triumph tại Bắc Kinh vào ngày 18/1
|
Ngoài sáu phim,
Ping Pong: The Triumph, do Đặng Siêu đạo diễn
kiêm diễn viên chính, chỉ ra mắt chớp nhoáng trong mùa tết. Kể câu
chuyện về đội tuyển bóng bàn nam quốc gia Trung Quốc vào đầu những năm
1990, bộ phim được phát hành vào ngày 24 tháng 1, muộn hơn bốn ngày so
với các phim tết khác. Tuy nhiên, vì sợ bị các phim bom tấn lấn át, vào
ngày 25 tháng 1, hãng đã tuyên bố rút khỏi dòng phim mùa tết do doanh
thu bán vé trong ngày đầu tiên không đạt như mong đợi. Bộ phim dự kiến
sẽ được phát hành lại vào ngày 17 tháng 2.
Hơn cả phòng véLưu lạc địa cầu II
không chỉ đứng thứ hai về doanh thu mà còn gây chú ý về vật phẩm thương
mại. Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Lưu Từ Hân, bộ phim kể
về cách con người nỗ lực táo bạo đẩy Trái đất ra khỏi hệ mặt trời để
thoát khỏi mặt trời đang mở rộng nhanh chóng.
Với việc phát hành
bộ phim, một dự án gây quỹ cộng đồng đã được khởi động trên nền tảng
thương mại điện tử Taobao để sản xuất các mặt hàng thích hợp, gồm mô
hình chó robot và ổ đĩa flash USB. Tính đến ngày 30 tháng 1, hơn 100
triệu nhân dân tệ (15 triệu USD) đã được huy động, với hơn 433.000 đơn
đặt hàng, gấp 1.000 lần mục tiêu ban đầu là 100.000 nhân dân tệ (15.000
USD).
Khán giả xếp hàng tại một rạp chiếu phim ở Bắc Kinh, trước hai áp phích quảng cáo Lưu lạc địa cầu II
|
Hơn nữa, Wang Xiaolei, Giám đốc Trung tâm đánh giá dữ liệu phim và
truyền hình Tây An, cho biết kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đánh dấu “một khởi
đầu mới” cho ngành điện ảnh Trung Quốc sau khi điều chỉnh cách ứng phó
với đại dịch vào cuối năm 2022.
“Doanh thu phòng vé của sáu bộ
phim này tiếp tục tăng sau kỳ nghỉ lễ. Tính đến ngày 29 tháng 1,
Mãn
giang hồng giữ vững vị trí dẫn đầu với 3,16 tỉ nhân dân tệ (465 triệu
USD), tiếp theo là
Lưu lạc địa cầu II với 2,57 tỉ nhân dân tệ (378 triệu
USD) . Đến ngày 31 tháng 1, tổng doanh thu bán vé tháng 1 ở Trung Quốc
đã vượt 10 tỉ nhân dân tệ (1,5 tỉ USD),” Wang Xiaolei nói.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China.org.cn