Tin phòng vé

Phân tích giữa năm 2015: Phải chăng phòng vé đang gặp vấn đề cách biệt giàu nghèo?

26/06/2015

Inside Out là phim bom tấn thứ ba của mùa hè này, và thứ tư của năm nay nếu tính cả Furious 7 ra mắt hồi tháng 4.

Với doanh thu mở màn hơn 90 triệu đôla, hành trình hoạt hình do Pete Docter dẫn dắt này sẽ dễ dàng vượt mốc 200 triệu đôla ở phòng vé Bắc Mỹ khi mọi chuyện kết thúc, và rất có khả năng lấy được 250 triệu. Chắc chắn phim có thể khó đạt tới tầng lớp đỉnh cao của các phim mới nguyên Pixar – Finding Nemo Up mỗi phim đều kiếm được hơn 325 triệu đôla ở Bắc Mỹ sau khi đã tính trượt giá. Nhưng Inside Out vẫn sẽ trong dãy cao cấp của Pixar, trên Brave, Ratatouille và nhiều phim mới nguyên thành công khác.

Con số ‘khủng’ mà Inside Out làm ra không nên được xem xét riêng biệt. Đây là thời kỳ bùng nổ cho phòng vé Bắc Mỹ nói chung, tính đến lúc này của năm nay đã tăng 6,1% so với năm ngoái và tăng 7,8% so với năm 2013. Với việc nửa đầu năm 2015 sẽ khép lại vài kỳ cuối tuần tới đây, câu hỏi là làm thế nào ngành kinh doanh điện ảnh đạt được mức tăng trưởng đó – hay, cụ thể hơn, bao nhiêu phim đã giúp cho ngành điện ảnh làm ăn được như vậy?

Nói chung, có hai cách tăng trưởng doanh thu phòng vé năm này so với năm trước xảy ra. Có thể là nhờ thay đổi tưng ứng của đa dạng loại phim. Hay là một ít phim quí giá đẩy doanh thu tổng tăng vọt.

Sự tăng trưởng mà chúng ta đang chứng kiến – có người nói một cách lo lắng – rõ ràng do cách thứ hai. Dưới đây là một vài phân tích dữ liệu.

Năm nay, tốp năm phim phát hành đến 30/6 – Avengers: Age of Ultron, Jurassic World, Furious 7, Cinderella và, chỉ còn chút thời gian, Inside Out – mỗi phim sẽ kiếm được bình quân 336 triệu (và đó là giả định dè dặt là Jurassic World về đích với 350 triệu và Inside Out với 225 triệu). Con số 336 triệu bình quân đó là một sự tăng trưởng ‘khủng’ so với cùng kỳ năm ngoái, khi mà tốp năm phim đầu bảng chỉ kiếm được bình quân 228 triệu mỗi phim.

Đến nay mọi chuyện đều tốt đẹp. Nhưng điều thú vị là khi bạn xem xét các phim bên dưới tốp năm này. Tốp 10 phim kế tiếp của năm nay sẽ kiếm bình quân 140 triệu đôla mỗi phim. Con số này cũng vượt hơn năm ngoái chứ nhỉ? Không. Thực tế, con số này chẳng hề cao hơn năm ngoái được bao nhiêu (con số này của năm ngoái là 136 triệu).

Vậy tức là sự tăng trưởng dựa cả vào tốp đầu. Còn những kẻ không siêu giàu thì sao? Thì lạch bạch đằng sau.

Hay, theo tỷ lệ phần trăm thì: Tốp năm phim đầu bảng năm nay chiếm 55% doanh thu của 15 phim đầu bảng xếp hạng phòng vé. Năm ngoái, tốp năm chiếm chỉ 46% trong doanh thu phòng vé của tốp 15.

Lùi lại thêm một năm nữa và các con số sát hơn một chút. Nửa đầu năm 2013, tốp năm phim đầu bảng chiếm hơn 50% của tốp 15. Nhưng vậy vẫn còn ít hơn năm nay.

Cách biệt giữa tốp năm và những phim tốp sau là chuyện bình thường, tất nhiên – khả năng kiếm tiền nhiều hơn là điều làm nên tầng lớp thượng lưu mà. Điều khiến các nhà kinh tế lo ngại (và, có lẽ, các chuyên gia trong lĩnh vực giải trí cũng nên thế) là khi sự cách biệt ngày càng rộng ra theo thời gian.

Vì với nhóm siêu giàu, một dúm phim dường như đang chi phối khoảng cách này. Ông lớn kiểu Warren Buffet chính là The Avengers. Năm 2012, Avengers dẫn dắt tốp năm ghìm một tỷ phần những 58% doanh thu của tốp 15, bứt hẳn con số hợp lý hơn hồi 2011 là 45%. Năm nay, à thì, chuyện thế nào chúng ta biết cả rồi đấy.

Nhìn chung, tăng trưởng doanh thu phòng vé là điều tốt miễn là ngành kinh doanh phim ảnh phát triển lành mạnh. Tăng trưởng thì tốt rồi, xuất phát từ đâu không quan trọng.

Tuy nhiên, về văn hóa thì có vấn đề. Nếu mức khán giả đi xem phim nói chung đang tăng lên, nhưng tổng số phim nói chung mà người ta xem lại đang teo tóp, thì nghĩa là tính đa dạng giảm sút cùng khắp. Khán giả càng tăng thì số lượng phim càng giảm. Và tất cả ảnh hưởng lên đầu chuỗi, các hãng phim ngừng làm những phim cỡ trung để tập trung vào một số tựa ngày càng ít hơn bao giờ hết những phim hy vọng trở thành Avengers kế tiếp. Đúng thế, lâu nay chúng ta đã nghe nói đến cái chết của tầng lớp trung lưu, thậm chí thượng lưu. Nhưng số liệu năm nay cung cấp những bằng chứng rõ nhất để không thể tai ngơ mắt điếc.

Và khi điều đó hóa ra là, điểm tới hạn của ngành kinh doanh phim ảnh cũng không đúng. Nếu bạn là nhà rạp thì khỏe, vì bạn thực sự không cần quan tâm liệu cả nước Mỹ đang xem 100 phim, 10 phim hay một phim, miễn là doanh thu phòng vé vẫn tăng. Trái lại, hãng phim thì phải lo – nhất là những hãng nào không có siêu phẩm. Và thú vị thay, cũng có bức tranh thu nhỏ về cách biệt giàu nghèo ở đây. Tốp năm phim đầu bảng phòng vé 2015 tính đến nay thuộc về chỉ hai hãng – Disney và Universal. Ai tìm kiếm những cái tên Sony, Paramount, Warner Brothers, Fox hay Lionsgate trong danh sách này sẽ chẳng thấy đâu.

Điều thú vị là sao chuyện này lại xảy ra trong một kỷ nguyên được cho là kỷ nguyên cái đuôi dài, khi công nghệ làm cho sự bùng nổ giàu có là khả thi với mọi người, đưa một vài phim nổi bật lên và giữ các phim chiếu rạp cả tuần này tháng khác.

Cái đuôi dài đúng là có thực – nhưng hầu hết ở mức thấp cấp. Cứ hỏi nhà làm phim độc lập Noah Baumbach, đột phá với doanh thu tổng cao hơn bao giờ hết của anh với bộ phim While We’re Young, vẫn còn tiếp tục bán vé ba tháng sau khi ra rạp khi phim kiếm được khoảng 8 triệu. Hay The Woman in Gold phát hành đặc biệt của Weinstein Co., mà dù chúng ta không trông đợi đạt 30 triệu, và thực sự tăng gấp đôi số rạp chiếu ở kỳ cuối tuần vừa rồi, cũng đã chiếu rạp gần ba tháng rồi. Nhưng xem xét các phim tầm trung sẽ thấy chúng đang bị siết lại.

Không ai thích u sầu khi sự việc đang tốt đẹp. Nhưng không phải tất cả sự tăng trưởng phòng vé là như nhau. Như khán giả thấy, và Hollywood ăn mừng thành công của những phim như Inside Out Jurassic World, rất đáng hỏi xem loại phim nào sẽ làm họ thức tỉnh – và, quan trọng hơn, liệu chúng ta sẽ thấy một sự đa dạng rộng khắp hay không.

Dịch: © Hoàng Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times