Có đúng 68 bộ phim phát hành đại trà (hoặc mở rộng) trên ít nhất 2.000
điểm chiếu và sau đó giảm 8% hoặc ít hơn ở kỳ cuối tuần thứ hai.
Có 48 bộ phim làm được như vậy trên ít nhất 2.500 điểm chiếu và chỉ 26
phim làm được như vậy trên hơn 3.000 điểm chiếu. Chỉ có 7 trong số 68 bộ
phim đó không hưởng lợi kỳ cuối tuần thứ hai rơi vào một ngày lễ lớn
như Ngày Chiến sĩ trận vong, Lễ Tạ ơn hoặc (như với phần lớn trường hợp
trong số đó) Giáng sinh.
Bảy phim đó là
St. Vincent (mở rộng ra 2.282 rạp chiếu vào tuần thứ ba và chỉ giảm 6,7% vào tuần thứ hai hồi cuối năm 2014),
The Fugitive (giảm 5,6% trên 2.364 rạp vào năm 1993),
Brother Bear (mở rộng phát hành ở tuần thứ hai năm 2003 và giảm 4,5% vào cuối tuần thứ hai trên 3.030 rạp),
The Sixth Sense (giảm 3,4% trên 2.394 rạp năm 1999),
Puss in Boots (giảm 3% trên 3.963 rạp năm 2011),
My Dog Skip (mở rộng ra 2.331 rạp ở tuần thứ tám và sau đó tăng 2,8% vào cuối tuần thứ chín năm 2000) và
Mother’s Day (tăng 32% trên 3.141 rạp chiếu năm ngoái chủ yếu là do chủ nhật thứ hai rơi vào Ngày của Mẹ).
Crazy Rich Asians
trình chiếu trên 3.384 rạp vào cuối tuần trước với 26,51 triệu đôla mở
màn từ thứ sáu đến chủ nhật và 35,276 triệu đôla từ thứ tư đến chủ nhật.
Phim mở rộng phát hành thêm một chút lên 3.526 rạp vào cuối tuần này và
kiếm được 25 triệu đôla. Mức giảm chỉ là 6%. Vì vậy, bây giờ, như bạn
có thể đoán qua hai đoạn đầu bài, bộ phim hài lãng mạn do Jon M. Chu đạo
diễn đã trở thành phim thứ 69 phát hành ít nhất 2.000 rạp chiếu và sau
đó giảm 8% hoặc ít hơn ở tuần thứ hai. Mức giảm 6% khác với mức giảm 8%,
nhưng người viết muốn cung cấp một số bối cảnh.
Khi bạn tính cho đúng,
Crazy Rich Asians có mức giảm khi sang
tuần thứ hai ít nhất đứng thứ bảy từ trước đến nay cho một phim chiếu ở
ít nhất 2.000 rạp và không có kỳ nghỉ nào trong tuần lễ thứ hai ra rạp.
Trong số những phim mở màn hơn 3.000 rạp chiếu, mức giảm của
Crazy Rich Asians chỉ đứng sau
Mother’s Day,
Bother Bear và
Puss in Boots.
Crazy Rich Asians
đã có mức giảm khi qua tuần thứ hai thấp nhất từ trước tới nay cho một
phim người đóng mở màn trên 3.000 rạp và không có kỳ nghỉ (hoặc cuối
tuần nghỉ lễ) nào để tăng doanh thu.
Đây là loại đuôi dài hậu mở
màn mà người viết nghĩ là chỉ có thể xảy ra trong môi trường thị trường
phim chiếu rạp siêu bão hòa. Còn điều kiện của chúng ta là thế này. Khi
bạn cung cấp cho nhóm dân số không được đại diện đầy đủ món thăn bò hảo
hạng (hoặc món chay nào tương đương), họ trở đi trở lại lấy món đó bốn
lần. Chúng ta đã thấy điều này với
Wonder Woman,
Black Panther,
Girls Trip và
Get Out (trong số những phim khác) trong vài năm qua.
Crazy Rich Asians là
một phim sự kiện tuyệt đối dành cho khán giả Mỹ gốc Á, nhiều người
trong số họ đi xem nhiều lần. Sự sụt giảm tí tẹo của tuần này phần nào
nhờ những khán giả lớn tuổi nhẩn nha đến rạp chiếu phim sau tuần mở màn.
Không chỉ có khán giả Mỹ gốc Á đẩy bộ phim này. Warner Bros (đã có/sẽ có nửa cuối năm 2018 địa ngục) đã bán
Crazy Rich Asians
như giải pháp thoát ly cho nữ giới dưới dạng một phim tiệc tùng do nữ
dẫn dắt có vẻ không sai chệch đi đâu được, hoàn chỉnh với chút khoe
khoang giàu sang, một nam chính tươi mát ở Henry Golding (vâng,
Constance Wu cũng tuyệt xinh) và tất cả những cái bẫy của thứ từng có
thời là phim hài lãng mạn kiểu cũ được hãng lớn lập trình.
Đây là
một phim sự kiện đối với người châu Á, nhưng cũng dành cho người hâm mộ
phim hài lãng mạn và người hâm mộ phim phái đẹp. Tốn 30 triệu đôla kinh
phí,
Crazy Rich Asians đã kiếm được 76,8 triệu đôla ở Bắc Mỹ
sau 12 ngày phát hành. Sẽ vượt 100 triệu vào cuối tuần tới, ngang qua Lễ
Lao động khi mùa hè tiến đến chiến thắng chung cuộc. Nói về Lễ Lao
động, so sánh “thực tế” nhất cho điều này có thể là, hơn hết thảy,
Taken của
Liam Neeson. Bộ phim hành động đó mở màn với 24 triệu đôla qua một kỳ
cuối tuần Super Bowl vào năm 2009, giảm 17% ở tuần thứ hai và sau đó
giảm chỉ 7% ở kỳ cuối tuần thứ ba ngang qua Presidents Day. Kết lại
Taken đã kiếm được 145 triệu đôla từ doanh thu mở màn là 24 triệu, vậy thì
Crazy Rich Asians sẽ có thể kết thúc ở Bắc Mỹ với khoảng 170 triệu đôla.
Bây giờ những so sánh tiếp theo đây có thể điên rồ, nhưng có một dữ kiện thú vị để kết thúc: Nếu
Crazy Rich Asians kéo đuôi dài vượt 181 triệu đôla tổng cộng mà
What Women Want của Mel Gibson và Helen Hunt làm được năm 2000, đây sẽ là phim lãng mạn hài lớn thứ nhì mọi thời đại sau
My Greek Fat Wedding (242 triệu năm 2002). Đúng, phải trượt giá lạm phát nữa chứ, nhưng đến lúc đó rồi tính. Ồ, và một dữ kiện thú vị khác nữa là?
The Help, The Sixth Sense và
The Fugitive đều được đề cử phim hay nhất tại giải Oscar năm đó.
STT
|
Tựa phim
|
Doanh thu
|
1 |
Crazy Rich Asians |
25,0 |
2 |
The Meg |
13,0 |
3 |
The Happytime Murders |
10,0 |
4 |
Mission: Impossible - Fallout |
8,0 |
5 |
Disney's Christopher Robin |
6,3 |
6 |
Mile 22 |
6,0 |
7 |
Alpha |
5,6 |
8 |
BlacKkKlansman |
5,3 |
9 |
A.X.L. |
2,9 |
10 |
Slender Man |
2,8 |
Bảng xếp hạng phòng vé Bắc Mỹ cuối tuần kết thúc ngày 26/8/2018 Đơn vị tính doanh thu: triệu USD
|
Lược dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Forbes