Tin tức

3D hay không 3D: Hãy chọn vé đúng để xem Alice ở xứ sở trong gương

10/08/2016

Bạn đã sẵn sàng xuyên qua gương trở lại chưa? Cuối tuần này, Walt Disney nối tiếp siêu phẩm Alice in Wonderland của họ – từng kiếm được hơn 1 tỉ đôla hồi năm 2010 – bằng Alice Through the Looking Glass đầy màu sắc. Tim Burton quyết định không làm tiếp phần tiếp theo, nhưng dàn diễn viên gốc như Johnny Depp, Mia Wasikowska, Anne Hathaway và Helena Bonham Carter thảy đều quay lại cho chuyến phiêu lưu thứ hai ở Underland. Bạn thì sao?

Bạn đọc thường xuyên của Quái vật Điện ảnh hẳn biết, đây KHÔNG PHẢI là bình luận phim Alice Through the Looking Glass. Mà đây là thảo luận về việc sử dụng 3D của bộ phim, giúp bạn quyết định liệu những đồng tiền khó nhọc mới kiếm được có nên chi vào tiền vé 3D hay không nếu bạn quyết định đi rạp xem Alice. Disney dạo này đang trên đà ăn nên làm ra với 3D, ghi điểm từ tốt-đến-tuyệt cho Captain America: Civil WarThe Jungle Book. Liệu Alice có nới thêm chuỗi thành công đó không? Hãy xem.

Tính phù hợp – 4/5

Câu chuyện chủ yếu mà đạo diễn James Bobin kể trong Alice Through the Looking Glass diễn ra ở thế giới kỳ quái của Underland (thuật ngữ do Tim Burton sáng chế trong phim đầu tiên). Và mọi điều ta biết về Underland vẽ nên một xứ sở phiêu diêu và ảo giác, nghĩa là hiệu ứng hình ảnh dứt khoát có thể được thao tác 3D sáng tạo. Thêm Thời Gian (Sacha Baron Cohen) làm đối thủ, vậy là Alice coi như là thích hợp hoàn hảo cho định dạng 3D.

Kế hoạch & Công sức – 4/5

Sau khúc dạo đầu tẻ nhạt và tối tăm (về hình ảnh), liên quan đến những cảnh trong thế giới "thực" ở London, Alice Through the Looking Glass chứng minh Bobin và êkíp nhớ khía cạnh 3D khi Alice (Mia Wasikowska) quay về vương quốc phép thuật Underland. Trong thoáng chốc, tác giả sợ rằng 3D hoàn toàn bị phớt lờ – những cảnh mở đầu xấu xí – nhưng phim thực sự bắt đầu tỏa sáng khi lọt hẳn vào môi trường siêu thực của Underland, ở nhà của Mad Hatter, các căn cứ đồng hồ của Thời Gian, và những cơn sóng thời ggian có thể tận dụng hết những lợi thế mà 3D cung cấp.

Trước màn ảnh – 2/5

Buồn thay, Alice chỉ là một phim 3D mới nhất không thể nghĩ ra cách làm cho bất cứ gì xồ ra trước màn ảnh. Mà nào phải đâu không có cơ hội. Phim thực sự mở màn bằng một cảnh thuyền buồn hết sức hồi hộp LẼ RA phải cho những cột buồm, cánh buồm và mỏ neo chĩa vào khán giả chứ. Chẳng có gì hết. Một lần khác, khi Alice kẹt tay trong gương, tác giả tưởng tay cô bé phải chọc thủng mặt phẳng của bộ phim. Ngoài ra, không có nỗ lực nào trong việc làm cho thứ gì chồm vào mặt khán giả cả. Ngay một chú bướm xanh, lẽ đã có hiệu ứng tuyệt vời nếu bay lượn khắp rạp, trông phẳng toẹt. Tại sao mấy phim 3D không cân nhắc khía cạnh từng rất quan trọng này của công nghệ 3D nhỉ?

Sâu trong màn ảnh – 3/5

Đây luôn là chỗ để phim 3D đền bù cho những thứ không xồ ra khỏi màn ảnh được. 3D hậu chuyển đổi thỏa đáng có thể tạo ra môi trường thị giác sâu mãn nhãn. Và tuy trong Alice Through the Looking Glass có VÀI cảnh như vậy – nhất là khi Alice nhảy vào Underland đầy màu sắc – có rất nhiều cảnh trong Looking Glass gần như chẳng làm gì với chiều sâu. Những cảnh đầu phim ở London thực sự rất nhòe ở phông nền. Và nhiều cảnh ở Underland lại vào ban đêm, thế nên cũng chẳng có mấy cảnh sâu mà xem. Chẳng bõ thời gian, buồn ghê.

Độ sáng – 2/5

Như đã nói, có một lượng kha khá cảnh phim ban đêm, hoặc trong bóng tối làm triệu tiêu thế mạnh của 3D. Cảnh quay có ánh nến ở hai địa điểm chủ yếu – ở căn cứ đồng hồ của Thời Gian, và những con sóng thời gian mà Alice cưỡi – đa phần tạo hình ảnh trắng bạc và tím, và những màu lặng đó chẳng giúp làm cho 3D nổi lêbn. Có vài cảnh, hầu hết liên quan đến Hatter, tỏa màu sắc và ánh sáng khắp màn ảnh. Nhưng Alice có điểm chung là kém ở hạng mục này, thực sự rất cần bù sáng hơn nữa cho kính 3D.

Thử bỏ kính – 4/5

Alice Through the Looking Glass có mức độ hình ảnh bị nhòe đi rõ rệt khi bạn bỏ kính ra trong lúc xem. Khi Alice vào Underland, James Bobin cùng êkíp có lẽ đã quá dựa vào phông nền xanh để tạo hiệu ứng thị giác, nghĩa là họ kiểm soát hoàn toàn thao tác 3D. Nên nếu bạn cố xem Alice mà không đeo kính – cho sống mũi của bạn nghỉ xả hơi – bạn sẽ khó mà hiểu chuyện gì đang xảy ra trên màn ảnh vì sự mờ ảo này. Có nghĩa là việc hậu chuyển đổi có sử dụng một liều lượng lớn 3D. Giá như trông đẹp hơn.

Sức khỏe khán giả – 4/5

Tác giả cho phim điểm cao ở hạng mục này, vì những cảnh hành động trong Alice mượt và dịu. Dàn dựng không lập cập, và chúng ta chẳng phải nín thở hay đờ người khi máy quay lia nhanh thường phá vỡ biểu hiện 3D. Vậy cũng có nghĩa là Alice không hào hứng… nhưng ở khía cạnh tích cực, cái kiểu cảnh hành động sơ sài như vậy lại dẫn đến một trải nghiệm 3D khỏe re (tốt cho trẻ em).

Bảng điểm
Tính phù hợp 4
Kế hoạch & Công sức 4
Trước màn ảnh 2
Sâu trong màn ảnh 3
Độ sáng 2
Thử bỏ kính 4
Sức khỏe khán giả 4
Tổng cộng 23/tối đa 35 điểm

Kết luận. Không tuyệt vời gì cả. Và những hạng mục quan trọng nhất, từ trước màn ảnh đến độ sáng, đều đạt điểm tệ nhất. Có ý định là một chuyện, nhưng bản chất kỳ ảo của Underland lẽ phải sản sinh ra những hiệu ứng thị giác 3D điên rồ, sáng tạo và nổ mắt hơn, vậy mà Alice Through the Looking Glass không làm được. Từ The Jungle Book, tác giả những tưởng Disney đã nghĩ ra cách thực sự làm cho những phim kỳ ảo cổ tích người đóng của họ nổ tung màn ảnh chứ. Alice không làm được, thế nên hãy để dành tiền của bạn lại nhé.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend