Sau 12 năm lưu kho (hoặc trên Đảo Quái vật) một Godzilla Nhật Bản lại
gầm rống. Hãng phim Toho đã hồi sinh quái vật ăn phóng xạ hạt nhân nổi
tiếng nhất thế giới trong Shin Godzilla, ra rạp ở Nhật từ ngày 29/7.
Tuy nhiên, nhiều thay đổi đã xảy ra kể từ khi ‘bé bự’ này nện chân thình
thịch khắp nước Nhật trong bộ phim thất bại phòng vé bị giới phê bình
nện tơi bời
Godzilla: Final Wars của Ryuhei Kitamura năm 2004. Vì một lẽ,
Godzilla của
Gareth Edwards năm 2014, xuất phẩm CGI của Hollywood thành công vang
dội, kiếm được 529 triệu đôla toàn cầu và dành sự tưởng nhớ cho chuỗi
phim của Nhật (tuy không có hiệu ứng cổ điển của phim gốc), đã làm sống
lại sự quan tâm của ‘fan’ dành cho nhân vật mang dấu ấn của Toho. Nhật
Bản, nơi phim này kiếm được 3,2 tỉ yen, không là ngoại lệ.
Ngoài
điều đó ra, kỷ niệm 60 năm chuỗi phim này năm 2014 đã thôi thúc các suất
chiếu lại và tái đánh giá tác phẩm của những những người đã khởi đầu
cho tất cả: Ishiro Honda, đạo diễn phim
Godzilla năm 1954, phù thủy hiệu ứng Eiji Tsuburaya và nhà sản xuất chuỗi phim Tomoyuki Tanaka.
Thế
nên khi Toho công bố hồi tháng 12/2014 rằng cuối cùng hãng cũng khởi
động lại chuỗi phim, có thể hiểu kỳ vọng của ‘fan’ vút cao. Kỳ vọng càng
lên cao hơn khi sau đó Toho công bố đồng đạo diễn bộ phim mới là
Hideaki Anno, nhà sáng tạo chuỗi phim anime giả tưởng
Evangelion được sùng bái, và Shinji Higuchi, chuyên gia hiệu ứng kỳ cựu chịu trách nhiệm cho các phim
Attack on Titan bản người đóng. Khi phim khởi quay tháng 9/2015, dựa trên kịch bản của Anno, các ‘fan cuồng’ Godzilla (tiếng Nhật là
otaku) hóng từng mẩu tin về việc sản xuất, nhưng Toho nỗ lực hết sức để giấu biệt.
Higuchi, chịu trách nhiệm công tác hiệu ứng, đã áp dụng cái mà ông gọi
là cách tiếp cận “lai ghép” để làm sống dậy quái vật trên tựa phim và
những tàn phá mà ‘bé bự’ này gây ra, đưa vào hình ảnh vi tính tân tiến
lẫn hiệu ứng truyền thống. Nhưng một điều đã thay đổi hoàn toàn kể từ
thời
Godzilla bản gốc đó là việc sử dụng “hóa trang” tức diễn
viên mặc lốt quái vật và lê bước khắp thành phố thu nhỏ. Đó là giải pháp
do Tsuburaya phát triển cho bộ phim năm 1954 thay cho hoạt hình
stop-motion đắt đỏ và tốn thời gian, vốn dĩ là phương pháp ưa chuộng của
Hollywood dành cho những phim quái vật kinh phí lớn, từ thời
King Kong năm 1933.
Tuy
nhiên, Higuchi và êkíp đã sử dụng ba con người, không phải trong lốt
quái vật cổ lổ, được gia cố bởi vô số nâng cấp kỹ thuật số để đưa
Godzilla kềnh càng vào cuộc sống.
Một loạt phát hiện tức thời
trong bộ phim mới là nỗ lực có tính toán của chính phủ và Lực lượng
phòng vệ Nhật Bản chiến đấu với Godzilla — giờ đây có chiều cao lớn nhất
lịch sử của chuỗi phim là 118,5 mét. (Kích thước thật của quái vật trên
trường quay thì khác, tất nhiên rồi, tuy năm ngoái Toho đã tiết lộ cái
đầu kích cỡ thật của Godzilla lù lù qua boong quan sát tầng tám của
khách sạn Gracery ở khu vực Shinjuku, Tokyo.) Trong nhiều phim
Godzilla,
người ta lo ngại nhìn đạn, pháo, và tên lửa thông thường của giới thẩm
quyền chẳng làm suy suyển cơn giận dữ của ‘bé bự’ — chẳng ngăn được cơn
điên tiết. Những người đi chặn Godzilla nhiệt huyết thì có nhưng hiệu
quả thì không.
Quân đội vào cuộc chiến với Godzilla
|
Norman England là ‘fan’ trọn đời của
Godzilla và cựu phóng viên cho tạp chí
Fangoria đã dành nhiều tháng trên phim trường
Godzilla và đã xem
Shin Godzilla
hồi tháng trước tại một buổi chiếu đặc biệt. Ông ghi nhận ở bộ phim mới
này có sự thoát ly đầy kịch tính ra khỏi quan điểm hòa bình truyền
thống của chuỗi phim.
“Đây là phim đầu tiên trong loạt tấn công
vào nhược điểm của kẻ thù trong nỗ lực gợi lên một sự ủng hộ quân sự và
thông cảm cho chính phủ,” England nói, so sánh chủ nghĩa dân tộc lộ liễu
của bộ phim này với việc vẫy cờ trong phim sử thi
Independence Day của Roland Emmerich năm 1996.
“Godzilla
vốn được hình dung là ẩn dụ cho nỗi kinh hoàng của chiến tranh và sự
hủy diệt mà chiến tranh đem lại cho con người, bất luận đáng hay không,”
ông tiếp tục. “Cách tiếp cận mới này sẽ có tác dụng thế nào ở Nhật và
quốc tế là điều không ai đoán được.”
Toho có câu trả lời kiểu: họ đã bán
Shin Godzilla
cho gần 100 vùng lãnh thổ. Ở Mỹ, Funimation Entertainment đã mua quyền
để phát hành phim vào cuối năm 2016. Điều này không đảm bảo cho sự thành
công của phim ở Mỹ — hay ở Nhật.
Godzilla của Emmerich năm
1998 đã tái hình dung quái vật là một con cự đà khổng lồ, được phát hành
rộng khắp thế giới ở mức tương tự nhưng thất bại ở phòng vé cả Bắc Mỹ
lẫn Nhật Bản, mà Nhật lúc đó lẽ phải là thị trường nước mạnh nhất.
Shin Godzilla 2016 giới thiệu Godzilla cao nhất lịch sử chuỗi phim
|
Quan điểm ít tiêu cực hơn về bộ phim chắc chắn sẽ có — nhưng từ tác giả
bài viết này, điều đó không đến ngay tức thì. Toho không tổ chức các
buổi chiếu cho giới truyền thông và trong nghề như lệ thường, thay vì
vậy chọn cái gọi là “sự kiện thảm đỏ ra mắt thế giới” vào ngày 25/7 ở
Tokyo đưa dàn diễn viên và đoàn phim lên sân khấu và chiếu cho ‘fan’ xem
trên dịch vụ Line Live. Tuy nhiên, những khán giả may mắn hôm đó không
được xem bản phim đầy đủ. Chiến lược phát hành giữ bí mật đến phút chót
này rất bất thường ở Nhật, tuy không hiếm ở Hollywood, các hãng phim
cũng thường giới hạn truyền thông tiếp cận một số phim nào đó, thường là
những phim mà sự mạt sát của giới phê bình chỉ có thể bị trì hoãn chớ
không tránh được.
May cho Toho, các bài phê bình hậu ra mắt đa
phần là tích cực. Viết cho Eiga.com, Kazuo Ozaki khen ngợi, “Hollywood,
dù có cả đống tiền, không thể tiếp cận kiểu hoàn mỹ thế này,” còn Koichi
Irikura của trang web Cinema Today hoan hô “sự ra đời của một kiệt tác
dám công bố sự hồi sinh của Godzilla Nhật Bản.” Nhưng dù có những bình
luận này và những bình luận khác ủng hộ Toho, chống Hollywood, dường như
phim đã khuấy động nhạy cảm yêu nước mà England đã phát hiện trong cốt
truyện.
Dù thế nào, bộ phim của Anno và Higuchi cũng có khả năng
lấy lại vốn. Từ năm 2004, Toho và các đối tác của hãng đã hoàn thiện cơ
chế ủy ban chế tác trong đó các ủy viên, thường là những công ty truyền
thông lớn, chia sẻ chi phí sản xuất và việc quảng bá, trong khi Toho vẫn
giữ một số quyền nào đó. Không phải phim nào theo cơ chế này cũng thành
công, nhưng hồ sơ phòng vé của Toho là đáng ganh tị trong ngành,
nhất là phim ra mắt và những cao điểm lịch phát hành phim của năm: Năm
mới, Tuần lễ vàng và mùa nghỉ hè. Năm 2015, tám trong 10 phim có doanh
thu cao nhất ở Nhật là của Toho, trong đó có phim hè thành công đình
đám, phim hoạt hình
The Boy and the Beast (
Bakemono no Ko) của Mamoru Hosoda.
Bộ đôi đạo diễn Shin Godzilla
|
Bộ đôi đạo diễn của
Shin Godzilla cũng không phải là tân binh
với thể loại, mà là những cựu binh kỳ ảo/giả tưởng đáng kính trọng. Anno
có một lượng ‘fan’ cơ sở rộng lớn toàn cầu và được giới phê bình khen
ngợi cho chuỗi phim giả tưởng
Evangelion, đã bắt đầu với loạt phim gốc mùa 1995-1996 và tiếp tục với tác phẩm bộ bốn phim
Rebuild of Evangelion.
Tại buổi họp báo công bố hoàn tất phim hôm 19/7, Anno thú nhận thoạt đầu ông đã bỏ qua lời mời của Toho.
“Với
tôi, sức hấp dẫn của Godzilla đã được tóm gọn trong phim đầu tiên,”
Anno giải thích. “Tôi từ chối (lời mời) vì không tự tin mình có thể vượt
hơn phim đầu tiên đó hoặc là ngang ngửa với nó. Nhưng rồi tôi nghĩ nếu
mình tiệm cận được, không chừng tôi sẽ làm nên điều tương tự (như phim
đầu tiên).”
Nói vậy không có nghĩa ông làm lại từng cảnh quay, mà
là một câu chuyện mới nguyên trong đó con người lần đầu nhìn thấy
Godzilla.
“Điều hấp dẫn về điện ảnh là những quái vật xuất hiện
trên phim là niềm yêu thích được thấy cái gì khác, về một vật thể ngoại
lai trong xã hội đương đại,” ông giải thích.
Để tạo ra “vật thể ngoại lai” đó, ông và êkíp thâm dụng công nghệ CGI để
làm nên phiên bản số hóa cho Godzilla mà những ‘fan’ trường phái cũ,
gắn liền với lốt quái vật trong chuỗi phim cũ, có thể không chấp nhận.
Đó không phải là điều Anno quan tâm: “Chúng tôi đạt được kết quả tuyệt
vời — (bộ phim này) sẽ thay đổi ấn tượng của người ta về CGI Nhật Bản.
Với phim này, điện ảnh Nhật không chừng cũng thay đổi.”
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Japan Times